Giải pháp về phòng ngừa nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bến tre (Trang 83 - 87)

8. 1 Các nghiên cứu trong nước

3.2.3. Giải pháp về phòng ngừa nợ xấu

Trong hoạt động tín dụng, rủi ro là yếu tố luôn tiềm ẩn, đặc biệt là với đối tượng cho vay của NHCSXH. Rủi ro tín dụng là tất yếu, điều không thể tránh khỏi,

vậy, việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế nhằm hạn chế một cách tố đa các rủi ro tính dụng phát sinh, đạt được mục tiêu an toàn và hiệu quả là mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng (Lê Nguyễn Minh Phương, 2015). Rủi ro có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, với bất cứ khoản vay nào và bất kỳ khách hàng nào có thể do chủ quan hay khách quan. Vấn đề đặt ra là ngân hàng phải không ngừng nâng cao công tác nhận diện, đo lường và phòng ngừa nợ xấu, để thiệt hại khi có rủi ro là ít nhất, để khống chế và kịp thời xử lý rủi ro theo quy định, phòng ngừa nợ xấu tốt hơn. Công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng có ý nghĩa quyết định trong việc chủ động kiểm soát nợ quá hạn, nợ xấu. Để phòng ngừa nợ xấu, cần thực tốt các giải pháp sau:

Một là, nợ xấu do các nguyên nhân chủ quan: Đó là nguyên nhân do khách hàng hoặc do ngân hàng gây ra.

* Về phía khách hàng: nguyên nhân từ phía khách hàng thường tập trung

trong các mặt sau:

- Khả năng quản lý và sử dụng khoản vay của khách hàng còn hạn chế, sử dụng chưa đúng mục đích, vay hộ, vay ké... hoặc lợi dụng chính sách tín dụng ưu đãi để vay vốn nhằm mục đích sinh hoạt cá nhân không thu được lợi nhuận dẫn đến mất vốn.

- Năng lực tài chính của các khách hàng yếu kém.

- Khách hàng không có thiện chí trả nợ do tâm lý ỷ lại, quan niệm sẽ được Chính phủ xóa nợ...

Để hạn chế những rủi ro do nguyên nhân này, ngân hàng cần chú trọng việc tuyên truyền, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay.

kiểm tra hồ sơ, thẩm định tư cách, năng lực của khách hàng và giám sát của ngân hàng sau khi cho vay... đó là chu trình quản trị khép kín từ lúc tiếp xúc đầu tiên với khách hàng, đến khi thu hồi hoàn toàn nợ vay của khách hàng.

* Về phía ngân hàng:

Một là, rủi ro tín dụng trong ngân hàng có thể xuất hiện ở bất cứ khâu nào, bộ phận nào liên quan đến hoạt động tín dụng. Để hoàn thiện công tác quản trị nợ xấu, không có cách nào khác các ngân hàng cần phải xây dựng biện pháp phòng ngừa ngay từ khi xem xét một khoản vay.

Rủi ro đến từ các nguyên nhân khách quan: Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan, luôn luôn khó phòng tránh nhất thậm chí là bất khả kháng. Những nguyên nhân này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các khách hàng, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến ngân hàng.

Các nguyên nhân khách quan thường do: Môi trường tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh ...; Môi trường kinh tế như suy thoái kinh tế, thay đổi chính sách kinh tế dẫn đến hàng hóa khó bán, khó trao đổi; Môi trường pháp lý như thay đổi về quy định pháp luật.

Từ đó, ngân hàng cần xây dựng các quy định, các chính sách để quản trị và xử lý nợ xấu kịp thời.

Một là, nâng cao khả năng kiểm tra kiểm soát hồ sơ trong giai đoạn xét duyệt hồ sơ:

Đây là một giai đoạn rất quan trọng và thường là nguyên nhân chính của rủi ro tín dụng, vì vậy hoạt động quản trị phải tập trung đánh giá về khả năng của cán bộ tín dụng trong việc thẩm định và đọc các báo cáo chứng minh kết quả SXKD của khách hàng, kiểm tra hồ sơ cho vay của cán bộ tín dụng nhằm tránh những sai sót

Tính khách quan của cán bộ tín dụng trong kiểm tra hồ sơ. Đây là một vấn đề mà ngân hàng nào cũng có, nhưng cần phải được xem xét một cách tế nhị. Việc này chỉ có thể thực hiện tốt khi ngân hàng xây dựng được một quy trình tín dụng chặt chẽ có nhiều người tham gia và kiểm soát.

Hai là, thường xuyên tiến hành phân tích tài chính của khách hàng:

Thông qua việc cán bộ tín dụng kiểm tra tình hình hoạt động SXKD của khách hàng từ đó phân tích tình hình sử dụng vốn của khách hàng để có những phương án xử lý tín dụng hợp lý. Việc kiểm tra tình hình hoạt động SXKD phải được tiến hành thường xuyên, đó là quá trình thực hiện sau khi cho vay để hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, hoàn trả gốc lãi đến hạn đúng và đủ theo cam kết. Đây là bước công việc đặc biệt quan trọng sau khi cho vay đối với các khoản mục đầu tư, nếu bỏ sót hoặc xem nhẹ công việc này, rủi ro không thu được vốn sẽ rất cao.

Ba là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát khoản vay:

Kiểm tra, giám sát là một một công đoạn quan trọng để phòng ngừa rủi ro tín dụng. Nó giúp ngân hàng nắm được việc sử dụng khoản vay, tình trạng hoạt động SXKD của khách hàng, qua đó kịp thời điều chỉnh khách hàng cũng như có phương án xử lý món vay kịp thời. Vì vậy hoạt động này phải được thực hiện thường xuyên và chặt chẽ. Hoạt động kiểm tra phải được thực hiện ở tất cả các khoản vay cả cũ lẫn mới. Việc kiểm tra, giám sát phải được thực hiện một cách khoa học, tế nhị, các thông tin thu thập được cần phân tích để từ đó tìm ra biện pháp quản lý từng khoản vay, đảm bảo an toàn, hiệu quả nhất.

Thường xuyên và sớm đưa ra các cảnh báo về những tác động không mong muốn tới tất cả các khách hàng. Đồng thời chủ động tham gia, phối hợp với đơn vị ủy thác giải quyết những khó khăn cùng khách hàng.

Bốn là, đôn đốc thu nợ phân kỳ, thu lãi tháng theo đúng thỏa thuận:

Cần thực hiện thu nợ phân kỳ đúng theo thỏa thuận, để khách hàng có ý thức tiết kiệm và trả nợ, đây cũng là một hình thức giúp khách hàng quản lý chặt chẽ khả năng tài chính của mình.

Chủ động xử lý nợ đến hạn, lãi tồn đọng là một vấn đề đặc biệt quan trọng, vì vậy ngân hàng cần quan tâm đặc biệt và có sự chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc và xử lý kiên quyết kịp thời khi có phát sinh nợ đến hạn. Trên thực tế, nếu một món vay còn nhiều lãi tồn, chưa thực hiện trả lãi định kỳ hàng tháng thì dễ phát sinh nợ quá hạn và nguy cơ rủi ro tín dụng. Việc tập trung và kiên quyết trong công tác thu lãi tháng, đặc biệt quan tâm những món vay từ 3 tháng chưa trả lãi để hạn chế phát sinh lãi tồn, vì tâm lý khách hàng vay vốn thường ngán ngại trả tiền lãi đặc biệt là đối tượng hộ nghèo, hộ chính sách.

Ngân hàng cần xây dựng hệ thống giám sát chất lượng, cho toàn bộ danh mục tín dụng để có cái nhìn tổng thể về rủi ro tín dụng dẫn đến nợ xấu, từ đó dễ dàng biết được rủi ro tập trung vào những hạng mục nào (khách hàng, khu vực, ngành nghề,…), trên cơ sở đó có những điều chỉnh thích hợp để tránh sự tập trung đầu tư quá mức nhằm làm giảm thiểu rủi ro tín dụng, kéo giảm nợ xấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bến tre (Trang 83 - 87)