Một số định hướng về hoạt động tín dụng tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bến tre (Trang 79 - 82)

8. 1 Các nghiên cứu trong nước

3.1.1. Một số định hướng về hoạt động tín dụng tại Chi nhánh

Không ngừng cũng cố nâng cao chất lượng tín dụng là giải pháp để thực hiện mục tiêu giảm nghèo một cách cơ bản và bền vững. Hoạt động của NHCSXH thật sự là công cụ thực hiện có hiệu quả đưa nguồn vốn tín dụng chính sách của Nhà nước đến đối tượng được thụ hưởng mang lại hiệu quả cao nhất cho người dân góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chương trình giảm nghèo bền vững và chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới 2010-2020.

Phát huy nội lực và sử dụng tốt mọi nguồn lực, tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững, gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Xây dựng Bến Tre đến năm 2020 có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội tương xứng với các địa phương. Tiếp tục phát huy lợi thế vị trí tiếp giáp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và thế mạnh về phát triển kinh tế vườn, kinh tế biển để từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, văn hóa - xã hội và nguồn nhân lực; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng cường liên kết phát triển nhất là với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020).

3.1.2. Mục tiêu tổng quát

Hoạt động của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre phát triển theo hướng ổn định, bền vững để góp phần thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, làm tốt công tác an sinh xã hội và tạo điều kiện hỗ trợ cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn vươn lên thoát nghèo bền vững. Đặc biệt là góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 852/QĐ-TTg ngày 10/7/2012.

Phát triển NHCSXH theo hướng ổn định bền vững, đào tạo nguồn nhân lực đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách của nhà nước, gắn liền phát triển tín dụng với phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả hơn cho người nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đồng thời thực hiện đạt các mục tiêu như sau:

- Thực hiện tốt các chỉ tiêu tín dụng được phân bổ, không để vốn tồn đọng. - Tập trung vốn ưu tiên cho vay có trọng điểm, cho vay thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia triển khai tại địa phương.

- Dư nợ quá hạn khống chế dưới 0,2% trên tổng dư nợ.

- Chuyển trọng tâm hoạt động NHCSXH về điểm giao dịch tại xã, với tỷ lệ giải ngân đạt 90%, thu nợ đạt 95%, thu lãi đạt 99%. (Báo cáo năm 2018 của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre).

3.1.3. Mục tiêu cụ thể

- 100% hộ nghèo và đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp.

- Chỉ tiêu nguồn vốn: Phấn đấu tăng trưởng bình quân mỗi năm khoảng từ 10% trở lên, trong đó nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt mức 100 tỷ đồng.

- Chỉ tiêu dư nợ: Phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch được Trung ương và tỉnh giao, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân hàng năm đạt khoảng 10%.

- Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,2% trên tổng dư nợ.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV, trong đó phấn đấu Tổ xếp loại tốt trên 95% và duy trì không có Tổ TK&VV xếp loại yếu kém.

- Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và phòng ngừa rủi ro tín dụng.

- Phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến nông, khuyến ngư và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; đồng thời góp phần hoàn thành các chỉ tiêu về giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. (Báo cáo năm 2018 của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre).

Để có thể huy động được tiền gửi từ dân cư NHCSXH tỉnh Bến Tre cần có nhiều biện pháp đột phá để có thể huy động được nguồn tiền này nhằm ổn định nguồn vốn. Trong đó với việc đặt điểm giao dịch tại 100% trụ sở UBND xã, phường, thị trấn đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình phục vụ khách hàng, bám sát các mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương, tăng cường thông tin tuyên truyền, quảng bá được các chính sách, hình ảnh và các sản phẩm dịch vụ tiền gửi của NHCSXH, để tăng cường huy động từ tiền gửi dân cư giúp ổn định nguồn vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bến tre (Trang 79 - 82)