Từ môi trường kinh tế địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh bảo lộc (Trang 67 - 71)

2011 đến năm 2015

2.3.3 Từ môi trường kinh tế địa phương

Đối với các DNNVV có báo cáo tài chính không trung trực, gian dối trong cung cấp thông tin, đặc biệt là báo cáo tài chính cho các cơ quan chức năng đến nay vẫn chưa có cơ chế xử phạt thỏa đáng đã dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp trốn thuế, kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến phá sản trong thời gian dài mà cơ quan thuế không kiểm soát kịp thời, điều này

cũng gây thiệt thòi cho các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và trung thực, họ không được khuyến khích và thiếu động lực thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính khi chi phí cho việc này khá cao so với quy mô hoạt động của DNNVV.

Về thông tin doanh nghiệp, hiện nay có rất nhiều cơ quan ban ngành có thể cung cấp những thông tin hữu ích về doanh nghiệp như: Sở Kế hoạch

đầu tư, cơ quan thuế, hải quan, cục thống kê,… tuy nhiên, họ chưa có cơ chế

hay quy định cũng như lợi ích gì khi cung cấp các thông tin cho NHTM hay cho bản thân doanh nghiệp khi muốn tìm hiểu thêm về mức độ tin cậy của các

đối tác khi họ muốn quan hệ hợp tác với nhau.

Bên cạnh đó, cũng phải kể đến hiệu quả hoạt động của các hiệp hội như: Hiệp hội DNNVV, các hiệp hội ngành nghề kinh doanh mặc dù đã phát triển mạnh và hỗ trợ rất tích cực cho DNNVV trong thời gian qua, tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp hoạt động độc lập không tham gia các hiệp hội, ngành nghề nên không có được nhiều thông tin về thị trường trong và ngoài nước cũng như học tập trao đổi kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp với nhau để cải tiến công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh và uy tín của mình để có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng.

Việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng tại các địa phương theo chủ

trương và chỉđạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính đã được thực hiện nhưng hiệu quả đạt được chưa cao, để được cấp bảo lãnh tín dụng của Quỹ Bảo lãnh tín dụng các DNNVV cũng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về tài sản đảm bảo, phương án kinh doanh hiệu quả, dự án khả thi,… Như vậy, con đường tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng thông qua Quỹ Bảo lãnh tín dụng dường như dài hơn và khó khăn hơn rất nhiều so với việc tiếp cận trực tiếp với ngân hàng bởi phải qua hai lần thẩm định là Quỹ bảo lãnh tín dụng và ngân hàng cho vay, chưa kể vì tính an toàn và thận trọng ngân hàng đưa ra các

điều kiện tín dụng mà không được Quỹ tín dụng chấp nhận thì doanh nghiệp cũng không tiếp cận được vốn vay.

KT LUN CHƯƠNG 2

Tình hình hoạt động huy động vốn của chi nhánh ngân hàng ở Bảo Lộc trong giai đoạn 2011-2015 chủ yếu là huy động trong ngắn hạn, đồng thời cho vay theo thời hạn ta cũng sẽ thấy được là tập trung chủ yếu trong thời hạn ngắn dưới một năm là chiếm tỷ trọng lớn hơn cho vay trung và dài hạn, theo loại tiền thì cho vay chủ yếu là nội tệ VND so với đồng ngoại tệ USD.

Mặc dù là chi nhánh mới thành lập, với xuất phát điểm thấp cả về quy mô tổng tài sản cũng như hoạt động và nguồn nhân lực, tuy nhiên thích ứng tốt trong giai đoạn kinh tế gặp nhiều khó khăn nên ngân hàng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao qua các năm. Chênh lệch thu chi của ngân hàng trong giai đoạn này tăng gần 29 lần, lợi nhuận trước thuế tăng 81,7%.

Tại BIDV chi nhánh Bảo Lộc nhóm khách hàng DNNVV chưa được quan tâm phát triển, trong giai đoạn 2011-2015 mặc dù tổng dư nợ cho vay tăng bình quân 35%/năm song mức tăng trưởng này chủ yếu tập trung vào nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn, trong khi dư nợ cho vay đối với DNNVV có tăng lên qua các năm nhưng mức tăng rất khiêm tốn.

Cơ cấu kỳ hạn cho vay đối với dư nợ cho vay DNNVV tập trung chủ

yếu là cho vay ngắn hạn, dư nợ trung dài hạn chiếm rất thấp, giai đoạn năm 2011-2015 cho vay ngắn hạn chiếm khoảng 80-90% so với cho vay trung dài hạn. Điều này chủ yếu là do đối tượng khách hàng của ngân hàng chủ yếu là doanh nghiệp chế biến caphe trà (30-45% trong tổng thể đối tượng), xây dựng, kho bãi, và du lịch thương mại.

Các đối tượng này chủ yếu hoạt động kinh doanh theo mùa vụ, nên chủ

yếu tập trung trong thời hạn ngắn dưới 1 năm, trong số liệu cho thấy các nhóm dư nợ trong giai đoạn 2011-2015 chủ yếu là nhóm nợ 1 và 2. Và các món nợ có tài sản đảm bảo chiếm khoảng 85-95% trong tổng dư nợ cho vay giai đoạn 2011- 2015. Do đó có thể thấy được chi nhánh Bảo Lộc có được chất lượng tín dụng rất tốt đối với Doanh nghiệp lớn cũng như doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Những nhân tốảnh hưởng đến phát triển tín dụng của ngân hàng BIDV chi nhánh Bảo Lộc đến từ nhiều hướng, trong đó từ hướng Ngân hàng là:

Chưa xây dựng kế hoạch phát triển lâu dài và hiệu quả; Yếu trong việc đa dạng hóa sản phẩm; Kênh cung ứng dịch vụ truyền thống chưa đáp ứng được yêu cầu; Chất lượng phục vụ chưa cao; Công nghệ chỉ ở mức độ trung bình; Công tác quản trị điều hành còn hạn chế; Công tác đào tạo và chính sách

đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác tín dụng chưa thỏa đáng. Từ hướng các doanh nghiệp nhỏ và vừa là: Thiếu tài sản đảm bảo; DNNVV kinh doanh mang tính tự phát, thiếu định hướng; Năng lực tài chính hạn chế; Thông tin cung cấp không trung thực, giao dịch mua bán thiếu cơ sở pháp lý; Nhiều Doanh nghiệp nhỏ và vừa còn e ngại tiếp cận với sản phẩm của BIDV. Và từ chính môi trường kinh tếđịa phương.

Nhiều yếu tố đó được khắc phục, và đưa ra những giải pháp phát triển cho tín dụng của Ngân hàng BIDV chi nhánh Bảo Lộc đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở chương Ba.

Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẢO LỘC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh bảo lộc (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)