Một số chỉ tiêu đánh giá việc phát triển tín dụng đối với DNNVV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh bảo lộc (Trang 38 - 44)

DNNVV

Đểđánh giá sự phát triển tín dụng có rất nhiều chỉ tiêu với nhiều hình thức cấp tín dụng như: cho vay, bảo lãnh, bao thanh toán,… tuy nhiên do các hình thức cấp tín dụng khác cho DNNVV tại BIDV chi nhánh Bảo Lộc không phát sinh, hình thức bảo lãnh phát sinh không đáng kể nên đề tài giới hạn việc đánh giá sự phát triển tín dụng chủ yếu là hoạt động cho vay dựa trên các tiêu chí sau:

Quy mô tín dụng:

Được xem như một trong những công cụ đánh giá sự phát triển tín dụng của NHTMCP như: doanh số cho vay, dư nợ, tốc độ tăng trưởng dư nợ,..

Trong đó, tốc độ tăng trưởng được tính như sau:

Tốc độ tăng trưởng (%)= [(Dư nợ năm t’ – Dư nợ năm t) / Dư nợ năm t] x 100%

 Năm t là năm gốc, Năm t’ là năm so sánh

Cơ cấu tín dụng : là công cụ dùng để xem xét kỹ hơn Tổng dư nợ của hệ

thống Ngân hàng xét theo các yếu tố: thời hạn, đối tượng, mục đích, hạn mức, ....

 Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn(haytrung dài hạn)(%)= [ Dư nợ ngắn hạn (trung dài hạn) / Tổng dư nợ ] x 100%

 Tỷ trọng dư nợ cho vay theo ngành (%)= [ Dư nợ vay theo ngành n / Tổng dư nợ] x 100%

Với n là ngành nghề: kinh doanh, chế biến, sản xuất,....

Chất lượng tín dụng:

Phản ánh mức đô rủi ro trong Tổng dư nợ cho vay của một tổ chức tín dụng, hay chất lượng cho vay của một hệ thống Ngân hàng. Có rất nhiều chỉ

tiêu để đánh giá chất lượng tin dụng của một hợp đồng tín dụng nói riêng, cũng như chât lượng tín dụng của hệ thống tín dụng Ngân hàng TMCP chi nhánh Bảo Lộc, ví dụ như: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ dư nợ có TSĐB,...

 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) là tỷ lệ của nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh Bảo Lộc

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = ( Nợ quá hạn / Tổng dư nợ ) * 100%

 Tỷ lệ nợ có TSĐB (%) là tỷ lệ nợ có TSĐB trên Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh Bảo Lộc

Tỷ lệ nợ có TSĐB (%) = ( Nợ có TSĐB / Tổng dư nợ ) * 100%

 Tỷ lệ gia tăng nợ xấu (nợ nhóm III, IV, V) so sánh giữa các thời kỳ

(năm) = [Nợ nhóm (III, IV, V) của năm t – nợ nhóm (III, IV, V) của năm t’] / Nợ nhóm (III, IV, V) của năm t.

Quy mô tín dụng, số lượng DNNVV

Số lượng khách hàng thể hiện số các khoản tín dụng với khách hàng DNNVV mà ngân hàng cấp cho khách hàng.

Số lượt khách hàng là chỉ tiêu phản ánh số lần một khách hàng DNNVV đến vay tại ngân hàng trong một năm. Số lượt khách hàng cao, càng thể hiện sự tin tưởng của khách hàng dành cho ngân hàng, đó là cơ

sở chứng tỏ hoạt động tín dụng DNNVV của ngân hàng đang đạt được hiệu quả nhất định. Sự tăng (giảm) số lượng khách hàng = Số khách hàng năm (t) - Số lượng khách hàng năm (t-1) Các chỉ tiêu về thu nhập:

Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng thu nhập tín dụng khối DNNVV (tuyệt đối): Giá trị tăng trưởng dự nợ tuyệt đối = Tổng thu nhập tín dụng DNNVV năm (t) - Tổng thu nhập tín dụng DNNVV năm (t-1) Chỉ tiêu này cho biết thu nhập từ hoạt động tín dụng khối

DNNVV năm (t) tăng so với thu nhập này năm trước đó (t-1) là bao nhiêu. Chỉ tiêu này lớn hơn 0, tức là số tiền ngân hàng cấp cho khách hàng DNNVV tăng lên, từ đó thể hiện rằng

hoạt động tín dụng khối DNNVV đang có hiệu quả tốt, tăng trưởng qua các năm.

Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng thu nhập tín dụng khối DNNVV (tương đối):

Tỷ lệ tăng trưởng Thu nhập TD DNNVV tương đối

Giá trị tăng trưởng thu nhập tuyệt đối

X 100% = Tổng thu nhập TD DNNVV năm (t-1) Chỉ tiêu phản ánh về tỷ trọng: Tổng thu nhập từ tín dụng khối DNNVV Tỷ trọng = x 100%

Tổng thu nhập của hoạt động cho vay

Chỉ tiêu này cho biết thu nhập từ hoạt động tín dụng khối DNNVV chiếm tỷ lệ bao nhiêu % trong tổng thu nhập hoạt động cho vay của ngân hàng (hoặc trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp). Khi tỷ lệ này tăng qua các năm, cũng chứng tỏ hoạt động cho vay đối với khách hàng DNNVV được mở rộng về bề rộng và đang phát triển về chiều sâu.

1.3.4 Các nhân tố tác động đến sự phát triển tín dụng đối với DNNVV

Sự phát triển tín dụng nói chung và tín dụng đối với DNNVV nói riêng chịu sự tác động của nhiều nhân tố, nhìn chung có thể chia thành các nhóm nhân tố sau:

+ Nhóm nhân tố từ các TCTD: Sự phát triển tín dụng đối với DNNVV phụ thuộc chủ yếu vào chính sách phát triển tín dụng của các TCTD, đặc biệt là chính sách đối với DNNVV, chính sách này bao gồm chính sách lãi suất cho vay, phí dịch vụ, chính sách về TSĐB, nâng cao chất lượng phục vụ, đơn giản hóa thủ tục vay vốn, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ,…

+ Nhóm nhân tố từ phía các DNNVV: Khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các DNNVV còn hạn chế chủ yếu là do bản thân doanh nghiệp với quy mô nhỏ, vốn thấp, chưa chú trọng đầu tư cải tiến công nghệ

nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như tay nghề của người lao động và trình độ quản lý, còn khó khăn trong việc xây dựng phương án, dự án kinh doanh khả thi, thiếu minh bạch trong thực hiện báo cáo tài chính,…vì vậy đã làm giảm lòng tin của các TCTD, việc doanh nghiệp nổ lực cải thiện được các vấn đề trên sẽ góp phần nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh.

+ Nhóm nhân tố từ môi trường kinh tế, pháp lý: Đặc điểm của DNNVV là rất nhạy cảm với những thay đổi của nền kinh tế nên sự thay

đổi của nền kinh tế sẽ tác động ngay đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời những thay đổi về pháp lý hay bất kỳ sự điều chỉnh nào trong chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước như chính sách tiền tệ, chính sách thuế,… có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động làm thay đổi nhu cầu vốn của doanh nghiệp hoặc gián tiếp qua sự điều chỉnh của các TCTD theo chính sách kinh tế vĩ mô nên sẽ ảnh hưởng đến phát triển tín dụng

KT LUN CHƯƠNG 1

Trong chương đi vào nghiên cứu tổng quan về tín dụng, trình bày những định nghĩa về tín dụng: tín dụng là gì? Tín dụng được hiểu theo nghĩa hẹp: Tín dụng là quan hệ vay mượn và sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay trong thời gian nhất định theo nguyên tắc có hoàn trả

vốn và lãi. Hoặc hiểu theo nghĩa rộng là sự vận động vốn, điều tiết vốn từ

nơi thừa sang nơi thiếu, đáp ứng nhu cầu vốn trong nền kinh tế. Bản chất của tín dụng là gì? Những đặc điểm của tín dụng? Chức năng của tín dụng là gì? Nhằm nêu rõ những vai trò của tín dụng trong nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời, giới thiệu khái quát về Doanh nghiệp Việt Nam quy mô nhỏ và vừa trong nền kinh tế Việt Nam nhiều thành phần, thế nào là Doanh nghiệp nhỏ và vừa, chỉ tiêu phân loại theo Ngân hàng thế giới, theo chỉ tiêu của EU, theo chỉ

tiêu của Nhật Bản và theo chỉ tiêu phân loại của Việt Nam, những chỉ tiêu về

số lượng nhân viên, quy mô, cơ cấu vốn của Doanh nghiệp theo ngành nghề, theo vốn, theo doanh thu,...

Những đặc điểm của Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam là bao gồm: Quy mô sản xuất nhỏ, ít vốn, chi phí quản lý, đào tạo hạn chế; Nhạy cảm với những biến động của thị trường; Số lượng và chất lượng lao động thấp; Trình độ công nghệ hạn chế do tình hình tài chính yếu; Khả năng tiếp cận thị trường kém. Vai trò của họ trong nền kinh tế Việt Nam: Có khả năng huy động mọi nguồn lực xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động; Là vệ tinh và là tiền đề hình thành các doanh nghiệp lớn,...

Từ đó thấy được việc cấp thiết phải phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, cũng như nên xem xét về những nhân tố ảnh hưởng đến sự

phát triển của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ngoài ra, ta đi vào nghiên cứu sự phát triển tín dụng của khối Ngân hàng thương mại cổ phần đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Sự phát triển tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần giải quyết những vấn đề còn

tồn tại, gây ảnh hưởng đến sự vận động, cũng như sự phát triển của khối Doanh nghiệp nhỏ và vừa này.

Ý nghĩa của sự phát triển tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa, là vừa gián tiếp hỗ trợ DNNVV vừa phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương. Khi nguồn vốn tín dụng ngân hàng đến được với hầu hết các DNNVV sẽ

tạo điều kiện cho DNNVV phát triển ổn định, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, đóng góp quan trọng vào GDP của vùng, miền và đất nước góp phần chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế theo định hướng của Nhà nước.

Những chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần là bao gồm những chỉ tiêu như: quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, chất lượng tín dụng.

Ở chương một sẽ có cái nhìn tổng quát về những lý luận cơ sở, làm tiêu chí đi vào phân tích thực trạng sự phát triển tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bảo Lộc đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn 2011-2015.

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẢO LỘC

2.1 Khái quát về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bảo Lộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh bảo lộc (Trang 38 - 44)