2011 đến năm 2015
2.3.2 Từ phía DNNVV
Mặc dù DNNVV Việt Nam đã được quan tâm, hỗ trợ từ nhiều cơ quan ban ngành như Chính phủ, Sở Kế hoạch đầu tư các tỉnh, thành phố, các hiệp hội,... tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn, lúng túng, kinh doanh mang tính tự phát, thiếu định hướng,… nên phần nào đã ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.
♦ Thiếu tài sản đảm bảo: Doanh nghiệp hoạt động chủ yếu dựa vào vốn tự có của chủ doanh nghiệp hoặc vay mượn từ người thân, bạn bè, tài sản
để thế chấp ngân hang của doanh nghiệp rất ít và gần như không có, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập vì vậy khi muốn vay vốn ngân hàng để
mở rộng sản xuất kinh doanh doanh nghiệp thường vấp phải điều kiện thế
chấp tài sản, đây được xem là điều kiện rất quan trọng của các NHTM và nó càng quan trọng hơn đối với các NHTM quốc doanh ngại rủi ro khi doanh nghiệp không có nguồn trả nợ thứ hai.
♦ DNNVV kinh doanh mang tính tự phát, thiếu định hướng: Chủ
doanh nghiệp thường là người làm thuê hay hợp tác kinh doanh, sau một thời gian có kinh nghiệm thành lập công ty riêng, nhân viên là người thân trong gia đình hoặc bạn bè nên phần lớn không qua đào tạo chuyên môn, kiến thức thị trường và quản trị điều hành. Vì vậy, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xây dựng phương án kinh doanh cũng như dự án đầu tư lâu dài mang lại hiệu quả cao để thuyết phục ngân hàng hỗ trợ vốn.
♦ Năng lực tài chính hạn chế: Rất nhiều trường hợp khi doanh nghiệp
được ngân hàng tư vấn, hướng dẫn lập phương án, dự án kinh doanh phù hợp với nhu cầu và thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có tính khả
thi cao đã được ngân hàng xem xét chấp thuận tài trợ vốn nhưng doanh nghiệp không thểđáp ứng yêu cầu vốn tự có tham gia. Mỗi phương án, dự án vay vốn
được ngân hàng tài trợ thường kèm theo điều kiện về vốn tự có tham gia tối thiểu 20% tổng chi phí của phương án, dự án đó và thực hiện giải ngân vốn tự
có trước hoặc song song với vốn vay ngân hàng, doanh nghiệp cam kết đảm bảo yêu cầu của ngân hàng nhưng khi dự án được triển khai thì doanh nghiệp không thể chứng minh được vốn tự có tham gia nên gây khó khăn cho ngân hàng khi giải ngân vốn vay.
♦ Thông tin cung cấp không trung thực, giao dịch mua bán thiếu cơ sở pháp lý: Chuẩn mực kế toán Việt Nam đã được ban hành theo hướng phù hợp với loại hình DNNVV, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tuân thủ quy định, báo cáo tài chính được lập theo hướng đối phó, tồn tại nhiều
báo cáo tài chính trong cùng một niên độ tài chính, cụ thể đối với cơ quan thuế thì doanh nghiệp thường khai lỗ hoặc lãi rất ít để trốn thuế, trong khi cung cấp cho ngân hàng doanh nghiệp lại chỉnh sửa tinh vi, lợi nhuận rất cao và không ngừng tăng cao qua các năm, các thông tin phi tài chính cũng
được doanh nghiệp cung cấp một cách tùy tiện thiếu cơ sở theo hướng có lợi cho doanh nghiệp để được ngân hàng hỗ trợ vốn, điều này đã làm giảm lòng tin của ngân hàng đối với các DNNVV.
Bên cạnh đó, DNNVV hoạt động kinh doanh còn dựa vào lòng tin lẫn nhau với các đối tác nên giao dịch chủ yếu được thỏa thuận bằng lời nói không qua xác lập hợp đồng mua bán để đảm bảo tính pháp lý nên gặp nhiều rủi ro, mua bán thiếu chứng từ, hóa đơn chứng minh nên khó khăn cho ngân hàng khi không có căn cứđể thẩm định hồ sơ và giải ngân vốn vay.
♦ Còn nhiều DNNVV e ngại tiếp cận các sản phẩm tín dụng của BIDV: Một bộ phận không ít các DNNVV còn mặc cảm với quy mô hoạt
động nhỏ, khó khăn về nhiều mặt như vốn, công nghệ, nhân lực,… sẽ khó tiếp cận với vốn tín dụng ngân hàng, đặc biệt là với các NHTM quốc doanh như BIDV thường chỉ tài trợ vốn cho các doanh nghiệp lớn, mà chưa chú trọng cho vay đối với các DNNVV. Ngoài ra, các DNNVV cảm thấy thủ
tục vay vốn khó khăn, rườm rà và thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ
ngân hàng còn mang nặng tính hành chính.
Thực tế hiện nay, một số lãnh đạo và cán bộ QHKH gần như không mặn mà với các DNNVV vì khoản vay nhỏ mà trình tự thủ tục cấp tín dụng tại BIDV không khác gì những khoản vay lớn. Do đó, DNNVV thấy rằng họ
không nhận được sự quan tâm.