Quan điểm về phát triển tín dụng của các NHTM đối với DNNVV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh bảo lộc (Trang 32 - 37)

1.3.1.1 Khái niệm tín dụng NHTM đối với DNNVV

Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng giống như tín tụng đối với mọi đối tượng khách hàng, trong đó nguyên tắc cơ bản vẫn là: Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác. Như vậy, tín dụng doanh nghiệp là hình thức phản ánh quan hệ vay và trả nợ giữa một bên là các Ngân hàng và một bên là các nhà sản xuất kinh doanh (tức các doanh nghiệp). Nói cách khác, tín dụng doanh nghiệp là sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ Ngân hàng cho khách hàng là các doanh nghiệp trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Đây là hình thức tín dụng rất linh hoạt vì đối tượng cho vay mượn là tiền tệ; Ngân hàng có thể cho vay với mọi thành phần kinh tế, thoả mãn nhu cầu của khách hàng từ các món vay nhỏ để

trang trải chi phí hoạt động của doanh nghiệp đến các khoản vay lớn hơn để

mở rộng sản xuất kinh doanh, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Ban đầu với các doanh nghiệp để mở rộng sản xuất kinh doanh cần phải có dự trữ hàng hoá lớn, nhưng lại thiếu vốn lưu động. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần đến sự hỗ trợ của tín dụng Ngân hàng.

- Phát triển tín dụng của các NHTM đối với các DNNVV là sự

thúc đẩy phát triển nền kinh tế, khiến cho sự tái cơ cấu sản xuất, cũng như mở rộng quy mô sản xuất của các DNNVV được vận hành thông suốt hơn, liên tục hơn, các vấn đề kinh tế vĩ mô có liên quan cũng được giải quyết tốt hơn. Ngoài ra, giúp cho các DNNVV có nguồn vốn tài chính ổn định, liên tục, tiết kiệm chi phí lưu thông xã hội. Phát triển tín

dụng của các NHTM đối với các DNNVV là góp phần thúc đẩy các chính sách về xã hội thực hiện tốt.

- Việc phát triển tín dụng của các NHTM được đánh giá tốt hay không tốt thông qua các chỉ tiêu như: quy mô tín dụng, cơ cấu dư nợ, chất lượng tín dụng.

- Với chính sách khuyến khích phát triển DNNVV của Chính phủ, xem sự phát triển của DNNVV là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế

xã hội, vì vậy DNNVV được tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, số

lượng DNNVV tăng đáng kể qua các năm nên DNNVV được xem là nhóm khách hàng chiến lược của nhiều NHTM trong việc phát triển mảng tín dụng.

- Đồng thời, do đặc điểm của DNNVV hoạt động với quy mô nhỏ

nên nhu cầu vay vốn thường nhỏ, trong khi cho vay bán lẻ - giá trị khoản vay/khách hàng nhỏ và cho vay với số lượng lớn khách hàng là xu hướng chung của hầu hết các ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng mà vẫn mang lại hiệu quả đáng kể cho ngân hàng.

- Bên cạnh sản phẩm tín dụng, ngân hàng có thể tận dụng số

lượng lớn khách hàng là DNNVV để bán chéo các sản phẩm khác như

sản phẩm tiền gửi, thanh toán trong và ngoài nước, mua bán ngoại tệ, các dịch vụ ngân hàng điện tử góp phần gia tăng thu nhập cho ngân hàng, đặc biệt là nguồn thu dịch vụ - nguồn thu chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu nhập của các NHTM hiện nay.

1.3.1.2 Nội dung tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

+ Chính sách tín dụng đối với DNNVV của các NHTM Với chính sách khuyến khích phát triển DNNVV của Chính phủ, xem sự phát triển của DNNVV là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, vì vậy DNNVV

được tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, số lượng DNNVV tăng đáng kể qua các năm nên DNNVV được xem là nhóm khách hàng chiến lược của nhiều NHTM trong việc phát triển mảng tín dụng. Đồng thời, do đặc điểm của DNNVV hoạt động với quy mô nhỏ nên nhu cầu vay vốn thường nhỏ, trong khi cho vay bán lẻ

- Giá trị khoản vay/khách hàng nhỏ và cho vay với số lượng lớn khách hàng là xu hướng chung của hầu hết các ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng mà vẫn mang lại hiệu quả đáng kể cho ngân hàng. Bên cạnh sản phẩm tín dụng, ngân hàng có thể tận dụng số lượng lớn khách hàng là DNNVV để bán chéo các sản phẩm khác như sản phẩm tiền gửi, thanh toán trong và ngoài nước, mua bán ngoại tệ, các dịch vụ ngân hàng điện tử góp phần gia tăng thu nhập cho ngân hàng, đặc biệt là nguồn thu dịch vụ - nguồn thu chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu nhập của các NHTM hiện nay. Với các yếu tố trên thì có thể thấy các NHTM đã nhắm tới đối tượng khách hàng này là đối tượng chính trong chính sách ưu tiên đầu tư và đưa ra các chính sách ưu đãi khi đặt quan hệ giao dịch với NHTM như: - Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt: trên cơ sở lãi suất huy động tiết kiệm từng thời kỳ, các NHTM thường áp dụng cơ chế lãi suất ưu đãi đối với các DNNVV,

đảm bảo mức lãi suất cho vay đối với các DNNVV thấp hơn từ 0,5% - 1%/năm so với mức lãi suất cho vay thông thường.

- Đa dạng hoá các hình thức cấp tín dụng: Đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, như chương trình hoán đổi tiền tệ chéo VND-USD, chiết khấu bộ chứng từ…

- Áp dụng biện pháp bảo đảm linh hoạt: bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, nguyên vật liệu tồn kho, quản chấp lô hàng… phù hợp với từng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh và xếp hạng doanh nghiệp.

- Cho vay kết hợp với góp vốn đầu tư, liên doanh, liên kết với DNVVN: hình thức này vừa tạo điều kiện mở rộng tín dụng, vừa giúp Ngân hàng có điều kiện xâm nhập thị trường, trực tiếp giám sát, quản lý vốn cho vay. Hình thức này là rất hiệu quả và cũng nằm trong khả năng đầu tư, quản lý của Ngân hàng vì các DNVVN thường có quy mô về vốn và phạm vi hoạt

động không lớn. Để hỗ trợ các DNNVV trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các NHTM cũng luôn dành riêng nguồn vốn với lãi suất hợp lý để hỗ trợ tín dụng (tăng dư nợ ròng) đối với các DNNVV.

+ Quy trình tín dụng đối với DNNVV của các NHTM. Xây dựng quy trình cấp tín dụng đối với DNNVV vừa là cơ sở giúp các bộ phận bên dưới thực hiện

đúng quy trình cho vay, vừa giúp các NHTM giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, quy trình tín dụng đối với DNNVV thường có các bước sau:

-Hướng dẫn Doanh nghiệp lập hồ sơ tín dụng đối với Doanh nghiệp vay vốn lần đầu: Đây là bước đầu tiên, khâu căn bản của quy trình tín dụng. Lập hồ sơ tín dụng được thực hiện ngay sau khi CBTD tiếp xúc với DN có nhu cầu vay vốn. Tuỳ theo nhu cầu của DN mà CBTD sẽ tư vấn DN sử dụng sản phẩm tín dụng nào cho phù hợp, trên cơ sở đó CBTD sẽ hướng dẫn bổ

sung các hồ sơ cần thiết.

- Thẩm định hồ sơ và phân tích tín dụng: Sau khi đã thu thập được những thông tin cần thiết về DN, các CBTD bắt đầu chuyển sang giai đoạn thứ hai – thẩm định hồ sơ vay vốn và phân tích tín dụng. Việc thẩm định hồ

sơ tín dụng cần phải kiểm tra và xác minh các vấn đề như: Thẩm định tư cách pháp lý và năng lực hành vi của Doanh nghiệp, thẩm định mục đích vay vốn, thẩm định khả năng tài chính của Doanh nghiệp, thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay …

- Ra quyết định cấp tín dụng: Sau khi đã hoàn tất các bước phân tích tín dụng, các CBTD nhận định khách hàng sẽ được cấp tín dụng hay bị từ

chối, nếu đồng ý khách hàng được cấp tín dụng thì CBTD cần lập các tài liệu cần thiết sau: Báo cáo thẩm định; hoàn thành hồ sơ vay vốn, hồ sơ thế chấp … trình lãnh đạo phòng tín dụng sau đó trình giám đốc phê duyệt.

- Giải ngân tiền vay: Giải ngân là bước tiếp theo sau khi hợp đồng tín dụng đã đượcc ký kết.

- Giám sát tín dụng: Giám sát tín dụng là bước khá quan trọng nhằm mục tiêu bảo đảm cho tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và giải quyết kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này.

- Thanh lý tín dụng: Đây là giai đoạn kết thúc của quy trình tín dụng. Bước này bao gồm:

 Thu nợ cả gốc và lãi;

 Tái xét hợp đồng tín dụng;

 Thanh lý hợp đồng tín dụng. + Phân loại tín dụng doanh nghiệp:

- Theo phươg pháp cho vay, bao gồm: Cho vay từng lần, cho vay theo Hạn mức tín dụng, cho vay trả góp, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, cho vay hợp vốn (đồng tài trợ).

- Theo thời hạn cho vay, bao gồm: Cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn, cho vay dài hạn.

- Theo hình thức bảo đảm tiền vay: Cho vay có tài sản đảm bảo, cho vay không có tài sản đảm bảo.

- Theo mục đích vay: Cho vay tiêu dùng, cho vay phục vụ sản xuất và thương mại.

- Theo xuất xứ tín dụng: Cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp. 1.3.1.3 Vai trò tín dụng DNNVV đối với ngân hàng thương mại Quan hệ tín dụng là quan hệ hai chiều, trong đó để cho các bên cùng có lợi thì quan hệ tín dụng phải thật sự hài hòa lợi ích giữa các bên. Các NHTM thực chất vẫn là các DN kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, sản phẩm của các NHTM chính là cung ứng tiền và đưa ra các dịch vụ đi kèm như: Dịch vụ

chuyền tiền, dịch vụ thanh toán … chính vì thế cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào thì các NHTM luôn cần khách hàng, và luôn đề cao vai trò của khách hàng. Với đặc điểm của DNNVV như đã phân tích ở trên thì DNNVV là đối tượng có nhu cầu cao về tín dụng, có nhu cầu cao nhất và đa dạng trong việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng, chính vì điều đó cũng có thể thấy DNNVV đã góp phần lớn vào lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, vai trò của DNNVV trong hoạt động tín dụng của các NHTM

được thể hiện qua các khía cạnh sau:

- Thứ nhất: Là nơi giúp các NHTM có thể khơi thông nguồn vốn một cách tốt nhất, nếu như các đối tượng khách hàng khác chỉ có ít nhu cầu về tín dụng thì với nhu cầu cao về tín dụng của các DNNVV đã giúp cho vốn huy

động của các NHTM được giải ngân một cách nhanh nhất và có hiệu quả cao cho nền kinh tế.

- Thứ hai: Đem lại nguồn thu chính cho hoạt động ngân hàng, từ hoạt

động cung ứng tín dụng, các NHTM đã thu về một khoản tiền không nhỏ từ

việc thu lãi vay và các khoản thu khác đi kèm, như thu từ hoạt động bảo lãnh, phí trả trước, phí chuyển tiền mua hàng …

- Thứ ba: Thông qua quá trình hợp tác các DNNVV đã góp phần quảng bá thương hiệu của mình trên thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh và giúp các NH mở rộng đối tượng đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh bảo lộc (Trang 32 - 37)