39Theo Chủ tịch Hồ Chí

Một phần của tài liệu BTNB_so1_2016 (Trang 39 - 40)

Theo Chủ tịch Hồ Chí

Minh, phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của đồng chí mình. Tự phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của mình. Tự phê bình và phê bình phải đi đôi với nhau. Người khẳng định, tự phê bình và phê bình có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng. Do đó, mỗi cán bộ là đảng viên hay chưa phải là đảng viên cũng cần xem tự phê bình và phê bình như mỗi ngày soi gương, rửa mặt, để làm cho sạch sẽ cơ thể.

Trong thực tế hiện nay, chủ yếu là do những nguyên nhân chủ quan các Đảng viên cũng như cán bộ chủ chốt thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổn phận của mình. Một số cá nhân có tính kỷ luật không nghiêm, nói không đi đôi với làm, hoặc làm chiếu lệ, nhiều lúc mang tính đối phó. Các nguyên tắc tập trung dân chủ

thường bị xem nhẹ, xem nhẹ ý kiến của quần chúng người lao động. Người quản lý thường đưa ra quyết định mang tính áp đặt. Do đó khi thực thi quyết định thường bị phản ứng hoặc không hiệu quả. Phê bình và tự phê bình là cách để nhận ra và giảm thiểu những khuyết điểm trên, cùng nhau tiến bộ, xây dựng tình đoàn kết thống nhất trong đơn vị.

Đã là con người không ai tránh khỏi khuyết điểm, điều quan trọng là phải mạnh dạn

nhận khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa. Không nên che giấu khuyết điểm của mình. Bác đã ví việc che giấu khuyết điểm giống như "giấu giếm tật bệnh trong mình, không dám uống thuốc, để bệnh ngày càng nặng thêm, nguy đến tính mạng", bởi vậy "thang thuốc hay là tự phê bình và phê bình", trong đó phải phê bình mình trước rồi phê bình

người khác sau, như người xưa đã dạy "tiên trách kỷ, hậu trách nhân".

Khi phê bình và tự phê bình phải thật tự giác, chân thành, công tâm không chủ quan, không nên thấy mặt mạnh của mình nhiều hơn người khác. Trong khi chỉ thấy khuyết điểm, mặt yếu của người khác nhiều hơn mình. Phê bình và tự phê bình phải được thực hiện nhằm mục đích xây dựng và “phải có tinh thần đồng chí thương yêu lẫn nhau” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy. Muốn tổ chức được trong sạch, vững mạnh thì từng cá nhân trong tổ chức cũng phải mạnh. Không chỉ trong tổ chức Đảng, không chỉ là cán bộ quản lý mà từng cá nhân hãy vận dụng dụng lời dạy của Bác về phương pháp phê bình và tự phê bình để làm cho chính bản thân mình mạnh lên. Hãy học tập và rèn luyện bằng cách tự phê bình, học tập từ những sai lầm của chính bản thân trong quá trình làm việc. Bằng cách đó, ngày qua ngày bản thân sẽ mạnh lên, đơn vị nơi chúng ta đang sống và làm việc sẽ là đơn vị ngày càng vững mạnh.

Hoàng Tuấn Nam - PX1 (Sưu tầm)

Một phần của tài liệu BTNB_so1_2016 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)