Chương trình tái chế rác thải đô thị nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm chất thải nhựa

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận ảnh hưởng của rác thải nhựa tại việt nam (Trang 50 - 53)

hiệu quả của các sáng kiến liên quan. Hiện nay, PHA đã huy động được sự tham gia của 18 tổ chức tại Việt Nam đến từ các đối tác quốc tế, cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ, Viện nghiên cứu, Trường đại học. Trong thời gian tới, PHA sẽ hỗ trợ các Bộ/ngành và các địa phương trong cả nước thực hiện các hoạt động về vận động chính sách liên quan đến rác thải nhựa và sức khỏe, xây dựng và vận hành cổng thông tin dữ liệu, thực hiện các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về mối liên hệ giữa nhựa và sức khỏe và triển khai các mô hình thí điểm nhằm giảm ô nhiễm nhựa tại một số địa phương trong cả nước.

5.4. Chương trình tái chế rác thải đô thị nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm chất thải nhựa nhựa

Ô nhiễm chất thải nhựa ở đại dương hiện nay đang là một vấn đề lớn của toàn cầu cần sự chung tay hỗ trợ và hành động của các cộng đồng quốc tế, quốc gia và địa phương. Thành phố Huế cũng nhận thấy rõ tầm nghiêm trọng vấn đề toàn cầu này. Mỗi ngày có gần 20 tấn chất thải nhựa và một trong số đó đã thải ra dòng sông Hương và trực tiếp hướng về biển. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã có kế hoạch về Quản lý chất thải Rắn tầm nhìn đến năm 2050, nhưng để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi sự chung tay, tham gia hành động của cả cộng đồng. Dự án nhằm thúc đẩy chiến lược 3Rs (Giảm thiểu – Tái sử dụng – Tái chế) bằng việc thực hiện các hoạt động phân loại rác thải tại các trường học đã được chọn lựa hướng đến mục tiêu giảm thiểu 5% lượng rác thải. Hoạt động được phổ biến rộng rãi, kết hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí.

Thời gian triển khai: từ 5/2018

Mục tiêu của dự án: mục tiêu của dự án nhằm hướng đến việc giảm thiểu và tái chế chất thải nhựa trong và xung quanh thành phố Huế. Chúng tôi sẽ đạt được mục tiêu này thông qua ba tiểu dự án liên kết liên quan đến chất thải rắn trong thành phố, trên sông và ở bờ biển. Dự án đặc biệt phù hợp với các chương trình hỗ trợ của dự án Tái chế rác thải đô thị (MWRP) do USAID tài trợ.

Mục tiêu cụ thể của dự án được mô tả dưới đây:

- Nâng cao nhận thức của học sinh và cộng đồng về những tác động tiêu cực của chất thải nhựa đến môi trường.

- Nâng cao nhận thức và thay đổi thực tế thông qua các phương pháp đổi mới khác nhau để giảm thiểu ô nhiễm chất thải nhựa.

- Giảm thiểu chất thải nhựa ở các trường học địa phương, trên sông Hương và ven biển.

- Thay đổi hành vi và hành động của con người để bảo vệ môi trường. Kết quả dự án: tính đến thời điểm hiện tại, các trường đã thu gom được 1.480,76kg rác thải nhựa/kim loại, 1.098,2kg rác thải giấy, số tiền bán rác thải tái chế thu được là 6.386.920đ. Toàn bộ số tiền bán được được các trường bổ sung vào quỹ sinh hoạt của trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bái, Đ.T (2018). Plastics và vấn đề ô nhiễm do chất thải plastics. Báo cáo tại Hội thảo khoa học “Cùng hành động vì môi trường Thủ đô”, Hà Nội, tháng 5/2018. VACNE-HUSTA, Hà Nội.

2. Báo Tài nguyên và Môi trường (2020). Bộ Tài nguyên và Môi trường thiết lập lộ trình giảm thiểu chất thải nhựa

https://baotainguyenmoitruong.vn/bo-tn-mt-thiet-lap-lo-trinh-giam-thieu-chat- thai-nhua-315274.html.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2020). Hồ sơ rác thải nhựa đại dương. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2019a). Tờ trình số 97/TTr-BTNMT ngày 25/12/2019 về việc phê duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2019b). Báo cáo Môi trường quốc gia 2019. 6. Chính phủ (2019). Báo cáo số 233/BC-CP ngày 18/5/2020 về công tác bảo vệ môi trường năm 2019.

7. FPT Securities (2019). Báo cáo ngành nhựa tháng 8/2019.

8. Jambeck, J.R., Geyer, R., Wilcox C., Siegler, T.R., Perryman, M., Andrady, A., (2015). Plastic waste inputs from land into the ocean. Science 347, 768-77.

9. Kieu-Le, T.C, E. Strady, and M. Perset (2016). Life Cycle of Floating Debris in the Canals of Ho Chi Minh City (PADDI).

10. Lisa Lahens và cộng sự (2018). Nghiên cứu về vi nhựa trên sông Sài Gòn, Việt Nam.

11. Nguyễn Thảo Nguyên (2019). Đặc trưng ô nhiễm vi nhựa trong nước mặt tại 3 vùng biển Tiền Giang, Cần Giờ và Bà Rịa - Vũng Tàu.

12. Tổng cục Môi trường (2019). Quản lý chất thải nhựa và túi ni-lông tại Việt Nam.

13. Trương Hữu Đức (2019). Nghiên cứu xác định thành phần hạt vi nhựa trong môi trường trầm tích bãi triều huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, Đại học Khoa học tự nhiên.

14. UNEP (2016). Marine plastic debris and microplastic - Global lessons and research to inspire action and guide policy change.

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận ảnh hưởng của rác thải nhựa tại việt nam (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)