Dự án giả mô nhiễm rác thải nhựa với các giải pháp địa phương (LSPP)

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận ảnh hưởng của rác thải nhựa tại việt nam (Trang 48 - 50)

Dự án thuộc chương trình “Dự án Các Hoạt động Địa phương Việt Nam vì Sức khỏe Môi trường”. Các hoạt động trong dự án nhằm mục đích trao quyền cho cộng đồng địa phương để thúc đẩy giảm thiểu rác thải nhựa bằng cách xây dựng các mạng lưới, liên kết và hỗ trợ cộng đồng, cá nhân tại Hà Nôi, Hạ Long, Đà Nẵng và Hội An.

Dự án phối hợp cùng các đối tác và các chủ thể địa phương cùng xây dựng Kế hoạch hành động chung nhằm giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa trong đó tích hợp các khái niệm về duy trì thay đổi hành vi tích cực, kết nối với các mạng lưới và liên minh doanh nghiệp đang hoạt động tại địa phương, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế với khu vực ASEAN và các sáng kiến toàn cầu.

Thời gian: 3 năm (01/08/2020 - 31/07/2023) Tài trợ: Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) Ngân sách dự kiến: 1.600.000 USD

Đơn vị thực hiện:

Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub – Điều phối)

Viện Chiến lược và Chính sách Tài nguyên và Môi trường (ISPONRE)

Trường Đại học Y tế Công cộng – Mạng lưới Một Sức khỏe các trường Đại học Việt Nam (HUPH-VOHUN)

Công ty TNHH Tích hợp Hệ thống Quản lý Quốc tế (GIMASYS) Khu vực triển khai dự án: 4 thành phố: Hà Nội, Hạ Long (Quảng Ninh), Đà Nẵng và Hội An (Quảng Nam)

Mục tiêu chung của dự án là nhằm giảm ô nhiễm nhựa thông qua các hành động địa phương, huy động sự tham gia của các bên liên quan, cộng đồng và cá nhân, tập trung vào: nhận thức về vấn đề sức khỏe môi trường, các vấn đề địa

phương và thông tin, dữ liệu tại địa phương để vận động chính sách, các sáng kiến kinh doanh liên quan, truyền thông (kết hợp phương pháp truyền thống và hiện đại). Dự án hợp tác với các đối tượng mục tiêu ở cấp độ cá nhân, cộng đồng và tổ chức để cung cấp các chương trình đào tạo và các sáng kiến nâng cao năng lực nhằm thúc đẩy sự lãnh đạo tại địa phương, điều phối mạng lưới và đưa ra giải pháp cho các thách thức sức khỏe liên quan tới rác thải nhựa.

Hợp tác với các nhóm cộng đồng mục tiêu, đối tác và người dân để cùng thiết kế một nền tảng tương tác trực tuyến và có thể điều chỉnh nhằm tăng cường các kỹ năng vận động chính sách dựa trên phân tích thay đổi hành vi, nhu cầu của địa phương và hồ sơ về ô nhiễm tại cộng đồng.

Các kết quả chính của dự án bao gồm xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm nhựa tại bốn địa phương mục tiêu. Ngoài ra, dự án sẽ xây dựng bộ hồ sơ về tình trạng ô nhiễm nhựa tại địa phương, đồng thời huy động nguồn vật lực và tài chính của doanh nghiệp và chính phủ để duy trì một chương trình dựa trên khoa học nhằm chung tay giải quyết ô nhiễm nhựa. Dự án cũng đồng phát triển một nền tảng số cộng đồng có sự đóng góp của các tổ chức địa phương với mục đích nâng cao hiểu biết về sức khoẻ môi trường, theo dõi ô nhiễm nhựa và huy động sự tham gia của cộng đồng cho các giải pháp về sức khỏe và quản lý nhựa. Bên cạnh đó, dự án còn tập trung vào việc tăng cường kỹ năng và thay đổi hành vi/thực hành cho người dân và các đối tác địa phương và đây sẽ là đầu vào cho quá trình vận động chính sách dựa trên bằng chứng, xây dựng chính sách về giảm thiểu rác thải nhựa trong các lĩnh vực kinh doanh, du lịch và ngành thủy sản.

“Đối tác hành động về Nhựa và sức khỏe” (PHA) là một trong những hoạt động được khởi động trong khuôn khổ dự án “Giảm ô nhiễm rác thải nhựa bằng các giải pháp địa phương”. với sự tham gia của các tổ chức và sáng kiến liên quan đến chất thải nhựa như Chương trình Đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa (NPAP), Liên minh Không rác thải Việt Nam, Văn phòng Điều phối Quốc gia Mạng lưới Một sức khỏe các trường đại học Việt Nam, v.v… được thành lập nhằm kết nối các mạng lưới và sáng kiến hiện có trong ngành Nhựa và sức khỏe, hỗ trợ trong việc huy động

các nguồn lực kỹ thuật và tài chính, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện, đóng góp vào

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận ảnh hưởng của rác thải nhựa tại việt nam (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)