Về cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận ảnh hưởng của rác thải nhựa tại việt nam (Trang 34 - 35)

Mặc dù đã có các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ về vốn đầu tư, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm sau xử lý, tuy nhiên việc hướng dẫn triển khai còn thiếu và chưa kịp thời, cụ thể nên các quy định này chưa đi vào cuộc sống, số dự án xử lý rác thải nhựa được vay vốn từ các nguồn vốn ưu đãi là rất ít. Các cơ chế cụ thể về ưu đãi cho các hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải, tận thu năng lượng từ quá trình xử lý chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ.

Cụ thể như Quyết định số 31/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án phát điện sử dụng CTR tại Việt Nam mặc dù đã ban hành các quy định hỗ trợ về giá mua điện nhưng lại ràng buộc các dự án xử lý chất thải theo quy hoạch ngành điện, dẫn tới việc triển khai của nhiều dự án gặp khó khăn do chờ quy hoạch này của ngành điện. Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước xác định đối tượng được hưởng ưu đãi tín dụng đầu tư bao gồm các cơ sở xử lý rác thải, trong đó chỉ quy định danh mục các dự án nhóm A, B, dự án trên 50 tỷ đồng, được tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), hiện nay có 46 dự án do các địa phương đề xuất quy mô dưới 50 tỷ đồng đang tồn đọng, không được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi. Bên cạnh đó, với mức vay tối đa 70% và lãi suất do Bộ Tài

chính công bố thì các dự án cũng gặp khó khăn trong việc trả nợ vốn vay. Đối với rác thải nhựa, mặc dù đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để quản lý, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có các giải pháp hiệu quả trong việc kiểm soát, hạn chế, thu gom, tái chế và tái sử dụng.

Công tác lập và triển khai quy hoạch còn nhiều bất cập, việc xác định vị trí, địa điểm xây dựng cơ sở xử lý chất thải gặp khó khăn do người dân phản đối và điều này diễn ra phổ biến ở các địa phương; quy hoạch thiếu yếu tố liên kết vùng; việc tổ chức triển khai quy hoạch quản lý chất thải đã phê duyệt tại các địa phương còn chậm, thiếu nguồn lực để thực hiện quy hoạch. Phương pháp tuyên truyền, vận động và lấy ý kiến cộng đồng còn chưa đổi mới, vì vậy chưa tạo được sự đồng thuận của người dân đối với một số vị trí quy hoạch các khu xử lý chất thải. Việc xác định xử lý riêng rẽ các loại chất thải khác nhau chưa được làm rõ trong các đồ án quy hoạch dẫn đến công tác đầu tư, quản lý còn gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận ảnh hưởng của rác thải nhựa tại việt nam (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)