Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài và xác định hàm lượng chất 20 hydroxyecdysone (20e) của các loài cây thuộc họ cúc (asteraceae) tại VQG tam đảo, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 31 - 34)

Tam Đảo là một trong những khu rừng cấm quốc gia đầu tiên của Việt Nam, đƣợc thành lập vào năm 1977, sau khi đất nƣớc hoàn toàn giải phóng, sau đó đƣợc nâng lên thành Vƣờn quốc gia Tam Đảo vào năm 1996. Quá trình hình thành, xây dựng, phát triển đƣợc tóm lƣợc nhƣ sau:

Ngày 24/1/1997 Thủ tƣớng Chính phủ đã ra quyết định số 41/TTg về việc thành lập khu rừng cấm Tam Đảo:

- Diện tích là 19.000 ha.

- Nằm trên địa phận 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. - Ranh giới khu rừng cấm Tam Đảo đƣợc xác lập từ độ cao 400 m ( so với mực nƣớc biển) trở lên và giao cho chi cục liểm lâm 3 tỉnh Vĩnh Phúc,

Thái Nguyên và Tuyên Quang có trách nhiệm quản lý và bảo vệ khu rừng cấm Tam Đảo.

Diện tích rừng và đất rừng của núi Tam Đảo từ độ cao 400 m trở xuống vẫn giao cho các lâm trƣờng quốc doanh là Tam Đảo, Lập Thạch của tỉnh Vĩnh Phúc, lâm trƣờng Sơn Dƣơng của tỉnh Tuyên Quang và lâm trƣờng Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên để tổ chức sản xuất và kinh doanh nhƣ trồng rừng và khai thác rừng. Chính vì vậy mà rừng tự nhiên của núi Tam Đảo từ độ cao 400m trở xuống cơ bản đã bị tàn phá hết trong khoảng thời gian từ năm 1960 đến 1990.

Ngày 9/8/1986 Chủ tịch hội đồng bộ trƣởng (nay là Thủ tƣớng Chính phủ) đa ra quyết định số 194/CT về việc công nhận một hệ thống các khu rừng cấm cảu Việt Nam, trong đó có khu rừng cấm Tam Đảo. Đồng thời giao trách nhiệm cho bộ Lâm nghiệp (cũ) và UBND các tỉnh, thành phố có rừng cấm sớm điều tra, quy hoạch xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật và cho các khu rừng cấm để trình caaos có thẩm quyền phê duyệt.

Thực hiện tinh thần quyết định trên, Bộ Lâm nghiệp đã giao nhiệm vụ cho viện điều tra quy hoạch rừng phối hợp với UBND tỉnh và các cơ quan Lâm nghiệp của 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang để lập dự án khả thi đầu tƣ xây dựng VQG Tam Đảo. Công tác điều tra, khảo sát để có cơ sở xây dựng dự án khả thu đầu tƣ cho VQG Tam Đảo đƣợc bắt đầu từ cuối năm 1990, và sau một số lần trình bày tại hội đồng thẩm định quốc gia (có bổ sung) đến cuối năm 1995 dự án khả thi xây dựng VQG Tam Đảo đã đƣợc hội đồng thẩm định quốc gia thông qua và trình chính phủ xem xét phê duyệt.

Ngày 6/3/1996 Thủ tƣớng Chính phủ ra quyết định số 136/TTg về việc phê duyệt dự án khả thi đầu tƣ xây dựng Vƣờn quốc gia Tam Đảo trên cơ sở nâng cấp và mở rộng rừng cấm quốc gia Tam Đảo đƣợc thành lập theo Quyết định số 41/TTg ngày 24 tháng 1 năm 1977 của Thủ tƣớng Chính phủ. Theo đó VQG Tam Đảo có tổng diện tích tự nhiên là 36.883 ha và diện tích vùng đệm là 15.515 ha với các nhiệm vụ chính sau đây:

- Bảo vệ nguyên vẹn cac hệ sinh thái rừng trên núi Tam Đảo.

- Bảo vệ nguồn gen các loài động, thực vật rừng quý hiếm. Đặc biệt là các loài động, thực vật đặc hữu và cảnh quan thiên nhiên.

- Thực hiện công tác nghiên cứu, thực nghiệm khoa học và dịch vụ khoa học; tạo môi trƣờng tốt phục vụ công tác nghiên cứ khoa học, du lịch và nghỉ mát.

- Tổ chức công tác tuyên truyền , giáo dục phổ cập cho nhân dân lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ rừng.

- Thực hiện vai trò giữ và điều tiết nƣớc của khu vực đầu nguồn, góp phần cải thiện môi sinh cho vùng đồng bằng, trung du bắc bộ và thủ đô Hà Nội.

- Tham gia tổ chức việc tham quan du lịch và nghỉ mát.

- Góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân trong vùng đệm. Vƣờn quốc gia Tam Đảo đƣợc chia thành 3 phân khu chức năng sau đây:

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: + Diện tích 17.295 ha,

+ Ranh giới: Tính từ độ cao 400m (so với mặt nƣớc biển) trở lên;

+ Chức năng: bảo vệ nghiêm ngặt, cấm mọi tác động làm ảnh hƣởng đến động vật, thực vật rừng và cảnh quan thiên nhiên trong phân khu. ( Quy hoạch sinh thái Tam Đảo 2 nằm toàn bộ trong phân khu này).

Phân khu phục hồi sinh thái: + Diện tích là 17.286 ha;

+ Chức năng: bảo vệ đƣợc rừng hiện có; khoanh nuôi rừng nơi còn khả năng tái sinh tự nhiên; trồng rừng mới nơi đất trồng nhằm mục đích phục hồi diện tích rừng đã bị phá hoại và bảo vệ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.

Phân khu nghỉ mát, du lịch:

+ Diện tích: 2.302 ha (bao gồm cả diện tích đất thị trấn Tam Đảo). + Nằm ở sƣờn núi Tam Đảo thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Phúc bao quanh thị trấn Tam Đảo.

+ Chức năng: Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển khu du lịch sinh thái, thu hút khách du lịch trong và ngoài nƣớc đến nghỉ ngơi và tìm hiểu thiên nhiên Việt Nam.

Ngày 15/5/1996, thực hiện quyết định số 136/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ra quyết định số 601.TC-BNN về việc thành lập Vƣờn quốc gia Tam Đảo trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Vƣờn quốc gia Tam Đảo đƣợc thành lập từ đó và hoạt động theo các nhiệm vụ đƣợc quy định tại quyết định số 136/TTG của Thủ tƣớng Chính phủ.

Các hoạt động và thành tựu của VQG Tam Đảo

- Hoàn thiện bộ máy hành chính và các phòng ban, trung tâm chức năng: +Trụ sở VQG đặt tại: Km 13 xã Hồ Sơn huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc. + Hệ thống quản lý bảo vệ rừng gồm 17 trạm kiểm lâm bảo vệ rừng. + Trung tâm nghiên cứu và dịch vụ kỹ thuật.

+ Ban quản lý và dịch vị du lịch. - Đã trồng đƣợc hơn 4.500 ha rừng - Khoanh nuôi hơn 10.000 ha.

- Đƣa độ che phủ rừng từ 61% lên 83%.

- Phối kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phƣơng trong công tác bảo vệ và phát triển vốn rừng, thực thi các quy chế VQG,…

- Giải quyết việc làm cho nhân dân địa phƣơng.

- Hợp tavs với nhiều tổ chức trong nƣớc và quốc tế nhƣ: Đại học Lâm Nghiệp, Đai học Quốc gia Hà Nội, Đại học Thái Nguyên, Đại học Queensland, VQG Bavarian (CHLB Đức).

- Đồng tổ chức nhiều hội thảo khoa học quốc gia có các Hiệp hội khoa học quốc tế tham dự.

- Hiện nay đang triển khai Dự án quản lý Vƣờn quốc gia Tam Đảo và vùng đệm do Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài và xác định hàm lượng chất 20 hydroxyecdysone (20e) của các loài cây thuộc họ cúc (asteraceae) tại VQG tam đảo, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)