Địa chất và thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng khai thác, sử dụng cây lâm sản ngoài gỗ tại khu dự trữ sinh quyển quần đảo cát bà​ (Trang 36)

2.1.3.1. Địa chất

Theo tài liệu và bản đồ địa chất tỷ lệ 1/500.000 miền Bắc Việt Nam cho biết: Khu vực Cát Bà cũng như phần Đông Bắc Việt Nam có lịch sử phát triển địa chất lâu dài, từng là một bộ phận của cấu trúc uốn nếp caledoni đánh dấu sự kết thúc chế độ địa máng biển sâu Karstzia vào cuối kỷ Silua.

Các khối đá vôi này có tuổi trung bình là các bon muộn - pecmi (250 - 280 triệu năm). Cấu tạo dạng khối, đôi khi phân tẩm khá mỏng, màu xám hay xám trắng nằm xen kẽ với đá vôi silic. Chúng có đầy đủ những dạng của một miền Karst ngập nước biển, do tác động của nước mặt và nước ngầm đã tạo ra một hệ thống các hang động ở các độ cao khác nhau (4m, 15m và 25 - 30m). Do các hoạt động của sóng biển đã tạo ra các ngấn sóng vỗ ở tất cả các chân đảo đá vôi vùng Cát Bà và các mái hiên mài mòn dạng dài và hẹp bao quanh chân, có nơi gập ngấn sóng kép ở mức 3,5 - 4m và 1,0 - 1,5m. ở các vùng kín, sóng biển còn tạo ra các tích tụ cát rất sạch, bao quanh các đảo nhỏ. Đó là các bãi tắm mini rất lý tưởng cho các dịch vụ du lịch tắm biển.

2.1.3.2. Thổ nhưỡng

Với nền đá mẹ hầu hết là đá vôi cùng với các điều kiện địa hình Karst và khí hậu nhiệt đới ẩm đã hình thành những loại đất chính như sau:

 Đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá vôi: Phân bố trên sườn ít dốc hay trong hốc đá vôi, đất có phản ứng trung tính, ít chua và khá giàu mùn, tầng đất chỉ dày 30 - 40 cm.

 Đất Feralit nâu đỏ dốc tụ chân núi đá vôi hoặc xung quanh thung lũng. Chúng được hình thành do sườn tích đất từ đỉnh và sườn núi trượt xuống. Đất thường ẩm, tầng dầy từ 50 - 100m.

 Đất Feralit nâu vàng phát triển từ các sản phẩm phong hóa từ đá vôi dốc tụ hỗn hợp: Phân bố ở các thung lũng rộng có nước chảy trên mặt như thung lũng Trung Trang, Việt Hải, Gia Luận, Đồng Cỏ...

 Đất dốc tụ thung lũng: Chúng được phân bố trong các thung lũng, giếng Karst. Đất có màu nâu đến vàng nhạt, tầng dày 80 - 100 cm.

 Đất bồi chua mặn: Đất này có diện tích > 40ha phân bố ở xã Xuân Đám về phía biển. Đây là loại đất hỗn hợp (biển, đầm lầy ở bãi triều cao, sau này được đắp đê ngăn mặn, cải tạo để cây lúa 1 - 2 vụ.

 Đất mặn Sú vẹt: Tập trung chủ yếu vùng Cái Viềng, Phù Long và rải rác ở vài nơi quanh đảo (thuộc bãi triều thấp). Tại đây hình thành rừng ngập mặn khá tốt và là hệ sinh thái độc đáo của đảo Cát Bà.

Hình 1.1: Bản đồ Khu DTSQ quần đảo Cát Bà

2.1.4. Thảm thực vật rừng

Do điều kiện địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn... trong vùng đã hình thành nên một kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên quần đảo Cát Bà. Trước đây vài thập kỷ, rừng đã bao phủ phần lớn diện tích đất đai của đảo. Hiện nay rừng tự nhiên đã bị tác động nhiều, làm biến đổi sâu sắc về mặt cấu trúc, tổ thành và tầng tán của rừng. Tuy nhiên, rừng Cát Bà vẫn được coi là một khu rừng độc đáo trên núi đá vôi của cả vùng biển Đông Bắc Việt

Nam, có khu rừng nguyên sinh nhiệt đới rộng trên 1.000 ha với khu hệ động, thực vật rất phong phú. Các nghiên cứu đến nay đã ghi nhận, đảo Cát Bà có 3.156 loài động vật và thực vật, trong đó có 1.561 loài thực vật bậc cao, với nhiều cây gỗ quý như: Trai, Trò đãi, Lát hoa, Đinh, Gội Nếp, Kim Giao... và hơn 661 loài cây có khả năng làm thuốc.

Ngoài ra, trên vùng đảo này còn có một số kiểu phụ như: - Rừng ngập nước ngọt trên núi đá vôi.

- Rừng ngập mặn.

2.1.5. Khu hệ động vật

Mặc dù không phong phú bằng các hệ động vật trong các khu rừng đặc dụng trong đất liền, nhưng quần thể động vật trên đảo Cát Bà vẫn có đến 53 loài thú với 18 họ thuộc 8 bộ; 160 loài chim với 46 họ thuộc 16 bộ; 46 loài bò sát với 16 họ thuộc 2 bộ; 21 loài lưỡng cư với 5 họ thuộc 1 bộ.

Voọc đầu trắng là loài đặc hữu chỉ có ở Cát Bà. Giống như loài vượn toàn thân đen tuyền, riêng lông trên đầu có màu trắng bạc. Xưa kia đi thuyền ven đảo có thể thấy hàng đàn voọc đu mình trên các vách đá. Loài này đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam và thế giới. Ngoài ra còn có Khỉ Vàng, Chồn, Sơn Dương, Nhím, Mèo rừng, Kì Đà, Trăn Gấm, Rắn Hổ Mang...

Động vật biển: Theo số liệu điều tra của Viện Hải dương học tại Hải Phòng cho biết, hiện nay có 900 loài cá, 500 loài thân mềm, 400 loài giáp xác. Một trong những loài quý hiếm của Cát Bà là Cá Heo lớn và Cá Heo bé. Ngoài ra hệ động vật đáy cũng vô cùng phong phú...

Với vẻ đẹp quyến rũ do thiên nhiên ban tặng, sự đa dạng sinh học, địa chất cùng những giá trị to lớn về mặt văn hóa, lịch sử dân tộc, Cát Bà đã, đang và sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước. Với danh hiệu “Khu dự trữ sinh quyển thế giới” có được sẽ tạo điều kiện cho đảo Cát Bà động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội một cách toàn diện và

tham gia vào mạng lưới nghiên cứu khoa học, được quốc tế hỗ trợ công tác quản lý môi trường và đa dạng sinh học.

Từ năm 2011 Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã chỉ đạo các Ban, Ngành thành phố phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế xây dựng hồ sơ xin công nhận quần đảo Cát Bà là Di sản thiên nhiên thế giới. Đến nay hồ sơ đã hoàn thiện, được đoàn kiểm tra của IUCN đến quần đảo Cát Bà thẩm định và đánh giá rất cao, quần đảo Cát Bà sẽ sớm được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.

2.2. Thực trạng kinh tế - xã hội

2.2.1. Thực trạng về dân số và lao động

Theo số liệu của Cục Thống kê thành phố Hải Phòng, gia tăng dân số ở trong khu vực đảo Cát Bà chủ yếu là sự tăng tự nhiên với mức trung bình là 0,68%/năm (2011) thấp hơn so với mức tăng bình quân hàng năm của thành phố Hải Phòng và cả nước. Dân cư tương đối ổn định trong các năm trở lại đây, hiện tượng di cư tự do đến đảo ít xẩy ra. Tổng số dân của khu vực tính đến năm 2011 là 16.566 người, tỷ lệ nam và nữ trong những năm vừa qua không có biến động lớn, tỷ lệ nữ thường cao hơn nam một chút. Theo số liệu thống kê năm 2011 thì tỷ lệ nữ giới trong khu vực chiếm 50,69%.

Bảng 1.2: Tình hình dân số các xã, thị trấn khu vực đảo Cát Bà

TT Tổng số hộ Số khẩu Tỉ lệ sinh (%) Tỉ lệ chết (%) Tỉ lệ tăng TN (%) 1 Gia Luận 197 580 1,67 0,34 1,33 2 Phù Long 124 2064 1,22 0,58 0,64 3 Hiền Hào 541 354 0,42 0,28 0,14 4 Xuân Đám 451 851 1,88 1,08 0,8 5 Trân Châu 108 1563 1,79 0,7 1,09 6 Việt Hải 249 210 0,95 0,95 0 7 T.T Cát Bà 4013 10944 1,37 0,59 0,78 Tổng 5.683 16.566 TB:0,68 %

2.2.2. Thực trạng về sinh kế và đời sống

* Nông nghiệp:

Ngành sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong nền kinh tế của huyện (trên toàn huyện chỉ chiếm 1,5% tổng GTSX và 2,3% GDP huyện). Ngành đang từng bước tiếp cận với sản xuất hàng hoá. Các sản phẩm chủ yếu là lúa, ngô, khoai, sắn, đậu, lạc, rau xanh, hoa quả tươi và chăn nuôi gia súc gia cầm các loại. Các mô hình canh tác vườn đồi và chăn nuôi ngày càng trở nên phổ biến trong khu vực đảo và đã mang lại hiệu quả tương đối cao.

+ Trồng trọt: Những năm qua giá trị sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn luôn tăng với mức tăng trưởng trung bình. Trong giai đoạn năm 2001- đến nay, sản lượng trồng trọt tăng là 4,7%/năm. Theo số liệu thống kê của UBND huyện Cát Hải năm 2011 cây lúa có năng suất khá thấp. Cây màu (ngô, khoai, sắn, đậu, lạc), mặc dù tổng diện tích không lớn (61 ha) với sản lượng chỉ đạt 133.3 tấn nhưng cũng đã góp phần tăng thêm lượng thực và thu nhập cho các hộ dân trong vùng. Rau xanh được trồng chủ yếu Trân Châu, Xuân Đám, Việt Hải với diện tích là 20 ha, sản lượng là 31,2 tấn. Ngoài ra còn một số diện tích trồng cây ăn quả khác như: cam, na, đào, mít, táo, dứa… được trồng xen kẽ trên đất thổ cư.

+ Chăn nuôi: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện tăng trưởng bình quân là 4,75%. Hoạt động chăn nuôi không chỉ mang lại thu nhập mà còn phục vụ sinh hoạt trong gia đình và tạo ra phân bón cho nông nghiêp.

+ Thuỷ lợi: Hệ thống thuỷ lợi đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống thuỷ lợi trong các xã còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho các hoạt động sản xuất. Hiện nay mọi hoạt động sinh hoạt và sản xuất của cộng đồng chủ yếu dựa vào nguồn nước tự nhiên như: nước mưa, nước suối và nước giếng khơi, do thiếu các công trình thuỷ lợi nên một số diện tích đất nông nghiệp chỉ trồng lúa được một vụ.

* Lâm nghiệp:

Do diện tích rừng trên đảo Cát Bà phần lớn thuộc diện tích quản lý của Ban quản lý vườn quốc gia, nên diện tích đất Lâm nghiệp thuộc địa bàn các xã vùng đệm không nhiều. Cho đến nay, Hạt kiểm lâm huyện phối hợp với Hạt kiểm lâm VQG đã chỉ đạo thực hiện được một số công việc như: Trồng rừng tập trung, trồng rừng phân tán, chăm sóc rừng, tu bổ rừng.

Từ năm 2000 đến năm 2011, trên địa bàn vùng đệm đã tiến hành giao đất lâm nghiệp cho người dân địa phương bao gồm đất rừng trồng và rừng tự nhiên. Kết quả đã giao được 3375 ha , trong đó rừng tự nhiên là 132 ha, rừng trồng là 3243 ha.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn một bộ phận các hộ xưa nay vốn sống nhờ cậy phần nào đó vào rừng. Khi thị trường có nhu cầu về cây cảnh, cây thuốc, cây ăn được (măng, sấu, rau …), họ vẫn vào rừng tìm kiếm, khai thác gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ của bộ phận kiểm lâm.

* Thuỷ sản:

+ Khai thác thuỷ sản: Riêng huyện Cát Hải có 228 tàu khai thác thủy sản với tổng công suất 3120 CV, sản lượng khai thác 3944,7 tấn tôm, cá các loại (năm 2011). Đối với các tàu đánh cá xa bờ, ngư trường khai thác chủ yếu vùng khơi xa.

+ Nuôi trồng thuỷ sản: Hiện nay chính quyền địa phương đang tiếp tục quy hoạch, sắp xếp, bố trí hợp lý về nghề nuôi cá lồng bè, nghề nuôi đầm tôm và công tác vệ sinh môi trường ở các khu vực nuôi. Những năm qua mặc dù diện tích nuôi trồng trên địa bàn không có sự thay đổi lớn, tuy nhiên sản lượng nuôi trồng lại tăng lên rất lớn với một số loài cá có giá trị kinh tế cao trong xuất khẩu như Tu hài, Cá Song, Cá Hồng, Cá Thác, Cá Vược.

2.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng

* Giáo dục và đào tạo: Sự nghiệp giáo dục – đào tạo tiếp tục được quan tâm và phát triển, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho dạy học đã được trang

bị tốt hơn theo chương trình “Chuẩn hoá”. Các ngành học được duy trì và mở rộng, công tác giáo dục ở vùng sâu, vùng xa được đặc biệt quan tâm, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Hiện tại số lượng học sinh trong độ tuổi đi học được đến trường ở cấp tiểu học và trung học phổ thông đạt 100%. Số lượng học sinh thi tốt nghiệp qua các kỳ thi đạt 100% ở bậc trung học cơ sở và bậc trung học phổ thông đạt 99,7%.

* Y tế: Mạng lưới y tế đang được nâng cấp đáp ứng bước đầu yêu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu của nhân dân trên đảo. Các xã đã có trạm y tế xã riêng, mỗi trạm có từ 3 đến 7 cán bộ y tế. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có một Trung tâm y tế huyện đóng tại thị trấn Cát Bà và một số cơ sở y tế tư nhân là dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, khám và chữa bệnh cho nhân dân. Các chương trình y tế quốc gia được triển khai và thực hiện tốt, tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm được cải thiện. Các dịch bệnh lớn được kiểm soát tương đối hiệu quả.

* Thông tin –văn hoá: Trên địa bàn đảo Cát Bà có một trung tâm bưu điện đóng tại Thị trấn Cát Bà, còn ở mỗi xã đều có điểm bưu điện văn hoá xã riêng. Các điểm bưu điện đều đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc, phát hành báo chí ở địa phương. Hoạt động thông tin văn hoá đã được phát triển rộng khắp và có chiều sâu hơn trước đây. Việc tuyên truyền, thông tin văn hoá-xã hội đã được cải tiến phù hợp về chất lượng, nội dung thông tin ngày càng được nâng cao. Hệ thống internet có ở hầu hết các khách sạn của thị trấn Cát Bà, nhưng chưa phổ biến đến các xã vùng sâu, vùng xa .

* Giao thông: Các đường giao thông trên đảo được tu sửa và mở mới. Đường giao thông qua các xã, thị trấn đều là đường nhựa hoặc bê tông. Đặc biệt đã hoàn thành con đường nhựa chạy xuyên đảo nối với thị trấn Cát Hải qua Phà Cái Viềng. Đây là con đường huyết mạch của đảo nối với đất liền. Ngoài ra, còn có một số đường dân sinh đi trong nội bộ từng xã, đường mòn du lịch sinh thái khá thuận tiện. Các tuyến đường Quốc lộ đang được tiến

hành xây dựng nhằm đảm bảo tốt giao thông giữa Cát Bà với đất liền. Ngoài ra giao thông đường thủy cũng ngày càng phát triển với các Công ty, doanh nghiệp đầu tư nhiều phương tiện thủy hiện đại nhằm đắp ứng nhu cầu của người dân và du khách.

* Điện, nước: Trước năm 1998 chỉ có thị trấn Cát Bà dùng điện bằng máy phát để thắp sáng buổi tối, nhưng đến nay 100 % các xã đã được sử dụng mạng lưới điện Quốc Gia cho sản xuất và sinh hoạt.

Nguồn nước sinh hoạt cho khu vực đảo Cát Bà chủ yếu được lấy từ giếng khơi, nước suối và nước mưa. Hiện nay đang được Chính phủ cho phép xây dựng thêm nhiều hồ chứa nước để đảm bảo nước ngọt vào mùa khô cho người dân.

Chương 3

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu nghiên cứu

3.1.1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển bền vững các loài cây LSNG có giá trị, phục vụ lợi ích cộng đồng và góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên tại Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà.

3.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được một cách khách quan thực trạng khai thác, sử dụng cũng như về công tác quản lý bảo vệ đối với một số LSNG tại Khu DTSQ Cát Bà, thành phố Hải Phòng.

- Trên cơ sở của các kết quả điều tra đánh giá trên, đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, bảo tồn nhóm tài nguyên LSNG tại Khu DTSQ Cát Bà, đồng thời với việc phát triển nhân trồng thêm tại chỗ (ở vùng đệm) một số loài LSNG có giá trị kinh tế cao góp phần nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương.

3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn này được tập trung vào các nhóm LSNG có nguồn gốc là thực vật rừng (cây LSNG) sống trên cạn. Về tổng thể là các nhóm cây cho sợi, cây cho thực phẩm, cây thuốc và mỹ phẩm, cây cho sản phẩm chiết xuất (tinh dầu, dầu nhựa, tanin, nhuộm …) và cây thuộc các nhóm khác (bao gồm cả cây làm cảnh). Khi đi sâu nghiên cứu chỉ tập trung vào một số loài trong các nhóm này, hiện đang được khai thác chủ yếu và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng khai thác, sử dụng cây lâm sản ngoài gỗ tại khu dự trữ sinh quyển quần đảo cát bà​ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)