Vai trò của cây LSNG đối với đời sống của người dân địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng khai thác, sử dụng cây lâm sản ngoài gỗ tại khu dự trữ sinh quyển quần đảo cát bà​ (Trang 59 - 62)

Cây LSNG đóng một vai trò quan trọng trong sinh kế của người nghèo ở nông thôn, là nguồn lương thực, thuốc men, vật liệu xây dựng, và thu nhập. Việc tiếp cận với tài nguyên rừng đặc biệt là các sản phẩm từ cây LSNG giúp các hộ dân đa dạng hoá sinh kế của họ và giảm khả năng hứng chịu rủi ro. Thu nhập từ cây LSNG thường rất quan trọng vì nó bổ sung vào thu nhập khác. Rất nhiều hộ gia đình có thêm thu nhập từ việc bán cây LSNG, trong khi việc sản xuất Nông nghiệp không đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày của họ.

Ngày nay, khi mà nền kinh tế đang dần phát triển, mọi người càng coi trọng cây LSNG đặc biệt là các hộ dân nghèo. Cây LSNG không chỉ phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày mà còn mang lại lợi nhuận kinh tế rất cao cho một số hộ gia đình của địa phương. Tại đảo Cát Bà, một số cây LSNG đã mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương sống dựa vào rừng, như: Măng tre 10 – 15 triệu đồng/năm; quả Sấu 8 - 10 triệu đồng/năm; cây Xạ đen 20 – 25 triệu đồng/năm; vv...

Bảng 4.6: Kết quả tổng hợp thu nhập từ sản phẩm cây LSNG từ một số hộ gia đình. Sản phẩm từ cây LSNG Giá cả (đồng) Thu nhập hộ/năm

Quả Sấu 20.000 - 30.000 đồng/kg 8 – 10 triệu đồng/năm Quả Mần thiên 7.000 – 8.000 đồng/kg 2 – 3 triệu đồng/năm Cây Xạ đen 120.000 – 170.000 đ/kg khô 20 – 25 triệu đồng/năm Cây Thuốc máu 20.000 – 25.000 đ/kg khô 5 – 6 triệu đồng/năm Cây Rau sắng 50.000 – 100.000 đ/kg 5 – 6 triệu đồng/năm Cây Đơn xương 10.000 – 15.000 đ/kg khô 3 – 4 triệu đồng/năm Cây Lộc vừng 30.000 – 50.000 đ/cây giống 2 – 3 triệu đồng/năm Măng tre 4.000 – 5.000 đ/kg 10 – 15 triệu đồng/năm Bình vôi 15.000 – 20.000 đ/kg 3 – 5 triệu đồng/năm

Ngoài ra, cây LSNG còn đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì một nét văn hoá truyền thống của người dân trên đảo Cát Bà (Ví dụ như một

số bài thuốc cổ truyền dân gian từ cây LSNG). Bên cạnh đó kinh nghiệm

trong việc khai thác, sử dụng và gây trồng một số loài cây LSNG còn thể hiện kiến thức bản địa lâu đời của người dân địa phương.

* Thống kê số hộ dân tham gia vào chuỗi sản phẩm

Bảng 4.7: Tỷ lệ hộ dân tham gia vào chuỗi sản phẩm.

Hành động (chuỗi sản phẩm)

Số hộ dân tham gia vào chuỗi sản phẩm theo xã Tổng số Gia luận Hiền hào Phù long Trân châu Việt hải Xuâ n đám Số hộ Tỷ lệ Khai thác 13 8 - 1 - 1 23 19,2 Khai thác và chế biến 4 2 - - - - 6 5,0 Khai thác và sử dụng 1 4 8 13 1 27 22,5

Khai thác và phân phối 6 - - - - - 6 5,0 Khai thác chế biến và sử dụng 1 - 1 1 1 1 5 4,2 Khai thác, chế biến, sử dụng và phân phối - - - 2 1 - 3 2,6 Chế biến - - - 1 - - 1 0,8 Chế biến và sử dụng - 1 - - 1 - 2 2,5

Chế biến và phân phối - 1 - - - - 1 0,8

Chế biến, sử dụng và phân phối - 1 - - - - 1 0,8 Sử dụng 4 3 1 11 17 7 43 35,8 Sử dụng và phân phối - - - 1 - - 1 0,8 Phân phối 1 - - - - - 1 0,8 Tổng 30 20 10 30 20 10 120 100%

Từ bảng tổng hợp kết quả trên, ta nhận thấy tỷ lệ hộ dân tham gia vào sử dụng cây LSNG là chiếm phần lớn với 35,8%, tiếp đến là tỷ lệ hộ dân tham gia vào khai thác, sử dụng chiếm 22,5%, tiếp đến là tỷ lệ hộ dân tham gia vào Khai thác là 19,2%,….. Từ tỷ lệ hộ dân tham gia vào sử dụng cao nhất đã nói lên việc khai thác cây LSNG của người dân địa phương đa phần là nhằm mục đích phục vụ nhu cầu sử dụng ngay tại gia đình. Số hộ tham gia vào việc phân phối với mục đích thương mại chiếm tỷ lệ 10,8%.

Kết quả tổng hợp mẫu phiếu phỏng vấn cho thấy có 89,3% hộ dân cho rằng sản phẩm cây LSNG được người ngoài cộng đồng vào địa phương mình khai thác, thu mua. Điều này cho ta biết được đa phần cây LSNG đều được phân phối dưới hình thức người địa phương khác đến thu gom và mua từ người dân ở các địa phương dưới dạng thô và sau đó mang đi nơi khác chế biến và tiêu thụ. Bên cạnh đó hiện trạng người dân ở địa phương khác đến khai thác cũng đã nói lên tình trạng khai thác cây LSNG đang trở nên phức tạp và khó quản lý, bảo vệ.

Trong số các hộ dân được phỏng vấn, hầu hết đều cho rằng cây LSNG là quan trọng với họ vì: cây LSNG có giá trị thiết thực với cuộc sống hàng ngày như làm thuốc chữa bệnh, làm thực phẩm, và làm cảnh. Ngoài ra các sản phẩm này cũng góp phần nâng cao thu nhập, mang lại lợi nhuận cho gia đình.

Kết quả phỏng vấn người dân cũng cho rằng việc khai thác, sử dụng cây LSNG gặp nhiều khó khăn như:

- Những sản phẩm LSNG người dân không tự gây trồng mà chỉ vào rừng để khai thác, vì vậy người dân bị khó khăn bởi lực lượng quản lý bảo vệ, họ không được tự do khai thác, không được khai thác ở các vùng bảo vệ nghiêm ngặt,… vì vậy mọi hoạt động khai thác, vận chuyển và buôn bán còn mang tính lén lút.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm không được công khai hoặc chưa có thị trường tiêu thụ.

- Do khai thác chưa khoa học, dẫn đến một số loài có nguy cơ tuyệt chủng mất cân bằng sinh thái.

- Người dân lợi dụng việc gây trồng để vào rừng khai thác cây LSNG để buôn bán.

- Một số loài cây LSNG khó gây trồng, chậm phát triển nên có nguy cơ tuyệt chủng cao do người dân khai thác chưa hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng khai thác, sử dụng cây lâm sản ngoài gỗ tại khu dự trữ sinh quyển quần đảo cát bà​ (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)