Các nguyên nhân gián tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, tỉnh sơn la (Trang 79 - 83)

4.3. Các nguyên nhân gây suy thoái đa dạng thực vật tại Khu bảo tồn thiên

4.3.2. Các nguyên nhân gián tiếp

4.3.2.1. Gia tăng dân số

Gia tăng dân số tuy không trực tiếp gây ra suy giảm ĐDSH như khai thác gỗ trái phép, khai thác củi, khai thác cây thuốc, cháy rừng… nhưng áp lực của gia tăng dân số là một trong những nguyên nhân gián tiếp làm suy giảm ĐDSH diễn ra với tốc độ nhanh. Việc khai thác gỗ để làm nhà chính là do sức ép của gia tăng dân số. Hiện nay, tình trạng nhiều thế hệ chung sống trong một ngơi nhà là điều ít được chấp nhận. Con cái trưởng thành sau khi

toàn chính đáng. Để có cuộc sống độc lập cần phải có nơi sống riêng. Như vậy, việc đầu tiên là phải làm nhà mới, nhưng để có nhà mới thì phải khai thác gỗ, kèm theo đó là các vật liệu xây dựng khác. Hầu hết vật liệu để làm nên một căn nhà hiện nay chủ yếu vẫn là khai thác từ rừng. Đương nhiên để giảm bớt vật liệu khai thác từ rừng có thể thay thể bằng các nguyên liệu khác, nhưng điều này còn chưa được quan tâm. Do vậy rừng vẫn là kho tài nguyên quan trọng giúp người dân có chỗ ở, một nhu cầu thiết yếu.

Không chỉ cần nơi ở, để tồn tại được, con người cần phải ăn. Nhưng để có được lương thực, thực phẩm thì phải trồng trọt, chăn ni. Nghĩa là cần phải có đất. Trong khi dân số khơng ngừng gia tăng theo thời gian thì đất lại khơng thể tăng thêm. Giải pháp đơn giản nhất là phá rừng, tiếp tục tấn cơng vào rừng để có đất. Như vậy, gia tăng dân số không trực tiếp làm suy giảm ĐDSH, nhưng ảnh hưởng của việc gia tăng dân số đến sự suy giảm ĐDSH thông qua các hoạt động phá rừng lấy đất làm nương, khai thác gỗ để làm nhà, lấy củi phục vụ đời sống,… là rất lớn.

4.3.2.2. Tình trạng đói nghèo

Nhìn chung đời sống người dân các xã trong Khu bảo tồn thiên nhiên Xn Nha vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn khá cao. Theo thống kê của Ban quản lý KBT thì trong tổng số 22 thơn bản thuộc vùng đệm trong và vùng đệm tiếp giáp có 1.925 hộ thì số hộ nghèo là 825 hộ (chiếm 42,8% tổng số hộ). Thu nhập bình quân trên đầu người của các xã là 600.000 đồng/người/tháng, mức thu nhập lại không đồng đều, tập trung chủ yếu ở các hộ buôn bán, làm dịch vụ và phát triển chăn ni đại gia súc. Đói nghèo dẫn đến người dân phải khai thác tài nguyên rừng để đảm bảo nhu cầu của cuộc sống. Từ khi thành lập Ban quản lý KBT đến nay, Hạt Kiểm lâm - Ban quản lý rừng đặc dụng Xuân Nha đã thực hiện chính sách cấm tuyệt đối việc vào rừng khai thác gỗ, săn bắn động vật. Điều này dẫn đến nhiều hộ nghèo không

cịn nguồn thu nhập nào khác ngồi làm nương rẫy. Chính vì vậy việc hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, tạo một sinh kế bền vững là một vấn đề cấp thiết hiện nay của người dân sống bên trong và vùng đệm của Khu bảo tồn.

4.3.2.3. Thiếu việc làm

Vấn đề tạo việc làm là u cầu bức xúc khơng chỉ góp phần giảm đói nghèo mà cịn giúp hạn chế các áp lực lên tài nguyên rừng, hạn chế các tệ nạn xã hội. Đây là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các cấp chính quyền địa phương. Sau khi thành lập Khu bảo tồn, người dân phải tuân thủ các quy định về bảo vệ tài nguyên rừng theo Quy chế quản lý rừng đặc dụng, không thể làm nương rẫy trên phạm vi đất của Khu bảo tồn. Việc chăn thả gia súc tự do làm ảnh hưởng đến khả năng phục hồi, tái sinh rừng là vi phạm quy định của khu bảo tồn.

Những vấn đề vừa nêu đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân. Để giúp người dân ổn định sản xuất, đảm bảo cuộc sống lâu dài cần phải tạo việc làm, tăng thu nhập, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, tìm nghề phụ có thể phát huy tiềm năng sẵn có của địa phương. Áp lực đến tài nguyên rừng sẽ giảm nếu cuộc sống của người dân ở trong và xung quanh khu bảo tồn ngày càng được nâng cao.

4.3.2.4. Nhận thức của cộng đồng còn thấp

Năng lực và trình độ nhận thức của người dân cịn thấp và khơng đồng đều dẫn đến một bộ phận nhân dân địa phương ý thức chấp hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng còn chưa nghiêm túc, một số cộng đồng chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn tài nguyên rừng, đặc biệt là cộng đồng dân tộc Mông. Hiện tại vẫn còn khá nhiều người mù chữ, số người này tập trung vào những người có độ tuổi 40 - 50, đặc biệt là phụ nữ người Mông. Nhiều người thấy việc cấm vào rừng khai thác là áp lực, vì vậy mà có thái độ

4.3.2.5. Năng lực quản lý và thi hành pháp luật còn hạn chế

Ban quản lý Khu BTTN Xuân Nha hiện nay vừa thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Đa số cán bộ cịn thiếu kiến thức chun mơn về bảo tồn đa dạng sinh học và kỹ năng sử dụng các trang thiết bị nghiên cứu, các phần mềm ứng dụng.

Hiện nay, Hạt Kiểm lâm - Ban quản lý rừng đặc dụng Xuân Nha có 18 cán bộ trong đó: 01 Giám đốc KBT kiêm Hạt trưởng; 02 Phó Giám đốc kiêm Phó Hạt trưởng; 01 Kế tốn; 01 Văn thư thủ quỹ; 02 Cán bộ Kỹ thuật; 01 Cán bộ Pháp chế; 10 Kiểm lâm viên địa bàn. Với diện tích quản lý vùng lõi là 18.267 ha, vùng đệm là 35.000 ha thì lực lượng cán bộ cịn thiếu về số lượng. Bên cạnh đó gần 30% số cán bộ KBT là tuổi trên 50, chỉ được đào tạo Đại học tại chức nên yếu về chuyên môn bảo tồn và không biết sử dụng trang thiết bị nghiên cứu và phần mềm ứng dụng, một số cịn khơng biết sử dụng máy tính. Trong tương lai, Chi cục Kiểm lâm cần phải xây dựng một bộ máy Ban quản lý mà cán bộ được đào tạo cơ bản tại các Trường Đại học chuyên ngành, được trang bị kiến thức về công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

Mặc dù, Khu BTTN Xuân Nha đã được quy hoạch rõ các phân khu chức năng nhưng chưa có hệ thống cọc mốc chỉ giới nên rất khó khăn trong cơng tác quản lý KBT, đặc biệt có 11 thơn bản thuộc vùng đệm trong thì hoạt động sản xuất của họ thường xâm lấn vào đất rừng, nhận thức của người dân về quyền lợi và nghĩa vụ của mình với KBT chưa cao.

Hiện nay, cán bộ của KBT mới chỉ làm chức năng của Kiểm lâm là tuần tra, bảo vệ rừng, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo tồn đa dạng sinh học chưa được thực hiện bởi cả hai lý do là khơng có kinh phí và năng lực hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, tỉnh sơn la (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)