Hiện trạng phân bố của một số loài thực vật quý hiếm quan trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, tỉnh sơn la (Trang 61 - 71)

4.2. Hiện trạng phân bố thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên

4.2.2. Hiện trạng phân bố của một số loài thực vật quý hiếm quan trọng

Lng. Một số cây cịn số lượng khá, phân bố còn nhiều, cây tái sinh tốt như Sến mật, Du sam núi đất, Giổi… có thể tập trung khoanh ni bảo vệ. Các lồi cây làm thuốc thuộc nhóm thân thảo như Cốt toái bổ, Lan kim tuyến, Hà thủ ơ đỏ, Hồng tinh hoa trắng…. bị khai thác nhiều nên số lượng cịn lại vơ cùng hiếm, cần có biện pháp bảo vệ tốt các lồi này tránh việc chúng bị xóa khỏi danh sách thực vật khu vực.

4.2.2. Hiện trạng phân bố của một số loài thực vật quý hiếm quan trọng tại khu vực khu vực

Kết quả nghiên cứu đã xác định được 44 loài thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha. Tuy nhiên do giới hạn về mặt thời gian nên đề tài chỉ trình bày sâu về tình hình phân bố, số lượng cụ thể của 7 lồi đại diện nhất. Tiêu chí để lựa chọn là ưu tiên các loài đặc trưng cho khu vực, thuộc nhiều cấp phân hạng gồm 4 lồi thuộc nhóm Hạt trần (Pơ mu, Đỉnh tùng, Bách xanh đá, Thơng Xn Nha) 3 lồi thuộc nhóm Hạt kín (Nghiến, Sến mật và Hà thủ ơ đỏ)

4.2.2.1. Pơ mu (Fokienia hodginsii Dunn A. Henry & H. Thomas.) a) Đặc điểm hình thái

Cây gỗ lớn thường xanh, có chiều cao tới 30m với đường kính ngang ngực đạt tới 1,5m. Cây thân thẳng, mọc đứng, tán trịn, có màu xanh thẫm. Vỏ màu ánh nâu xám dễ bị tróc khi cây cịn non. Ở những cây già hơn, trên vỏ có các vết nứt theo chiều dọc, có mùi thơm. Cành mang lá dạng vảy, dẹt, dài 2 - 8mm (dài hơn ở cây non), xếp thành hai cặp kích thước bằng nhau, cặp lá bên trong nhỏ hơn, dẹt, ép sát vào thân, các vảy lá của cặp ngồi lớn hơn hình thuyền, thường có các dải lỗ khí phân biệt. Nón cái trưởng thành hình cầu, khi chín tách thành 5 - 8 đơi vảy, mỗi quả có 10 - 12 hạt, hạt có 2 cánh lệch. Nón đực màu xanh vàng, có hình trái xoan hoặc hình trụ, dài khoảng 2,5 mm, phần cuối trên chồi cây. Chúng có từ 3 đến 5 cặp vảy bắc.

Pơ mu (Fokienia hodginsii) phân bố gián đoạn với những cá thể có kích thước khơng đồng đều. Qua điều tra thực tế chúng tôi thấy Pơ mu xuất hiện tại cả 03 tuyến điều tra (Bản Co Phương - núi Pha Lng, Bản Khị Hồng - núi Pha Luông, Bản A Lang - núi Pha Luông). Tại các tuyến này chúng tôi gặp nhiều cây trưởng thành với đường kính ngang ngực trung bình đạt 35cm. Pơ mu phân bố ở khu vực có độ dốc cao, biến động từ 300-350, địa hình rất phức tạp và chia cắt. Pơ mu mọc theo các sườn dông của núi Pha Luông, xuất hiện tập trung độ cao trên 1.000m thuộc khu vực gần đỉnh của dãy núi Pha Luông. Nghiên cứu đã phát hiện được 40 cá thể bao gồm cả cây tái sinh theo tuyến điều tra và quanh gốc cây mẹ.

Qua kết quả điều tra nhận thấy tình hình tái sinh của Pơ mu (Fokienia hodginsii) tương đối ít. Trong đó, tái sinh chồi chiếm 6,5 %, tái sinh hạt chiếm

93,5%. Cây tái sinh chủ yếu xuất hiện ở giai đoạn cây mạ (6 cây, chiếm 37,5% tổng số cây tái sinh), và cây con (7 cây chiếm 43,5%) nhưng khi chuyển sang giai đoạn cây non có chiều cao trên 100cm thì ít bắt gặp, chỉ chiếm 18,5% tổng số cây tái sinh. Tỷ lệ cây con có triển vọng rất thấp. Đây là một vấn đề và là một thách thức lớn đang đặt ra trong cơng tác bảo tồn lồi cây q hiếm này tại khu BTTN Xuân Nha.

a) Cành mang nón cái b) Thân Pơ mu

a) Đặc điểm hình thái

Hình 4.1: Pơ mu – Fokienia hodginsii (Dunn) Henry et Thomas 4.2.2.2. Đỉnh tùng (Cephalotaxus manii Hook.f.)

Là cây gỗ thường xanh, cao khoảng 10 - 15m, cành mảnh mọc đối và xòe ngang. Thân cây Đỉnh tùng có vỏ màu nâu đỏ, bong rời thành các lớp

mỏng. Lá mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới có các dải lỗ khí màu trắng xanh. Lá mọc xoắn ốc, xếp thành hai dãy, hình dải, dài 2 - 4 cm, rộng 0,2 - 0,4 cm, thẳng hay hơi cong ở gần đầu và thót nhanh có mũi nhọn ở đầu, men, cụt hay hơi trịn ở gốc. Nón đực hình đầu mang từ 8 - 10 hoa đính trên cuống ngắn có vảy, mọc ở nách lá. Nón cái đơn độc hay mọc chùm 3 - 5 cái ở nách lá; mỗi nón gồm 9 - 10 vảy, ở mặt bụng có 2 nỗn. Hạt hình trứng, dài khoảng 2,7 cm, đường kính khoảng 1,8 cm, trịn và có mũi nhọn ở đỉnh, vỏ hạt vàng hoặc xanh, khi chín mọng nước.

b) Đặc điểm phân bố và tái sinh

Đỉnh tùng là loài cây lá kim hiện được đánh giá ở mức Sẽ nguy cấp (VU) trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) cũng như trong Danh lục đỏ của IUCN (2014). Loài này cũng được liệt kê trong danh mục IIA của Nghị định 32 (2006) của Chính phủ về các lồi Thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

Quần thể Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii Hook.f.) tại Pha Luông độ cao từ 1.500m đến 1.630 m, thuộc địa phận bản Cột Mốc, xã Tân Xuân, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, giáp với đường biên giới Việt - Lào, ước tính có khoảng 10 cá thể trưởng thành, một số cây cao tới 25m, đường kính ngang ngực tới 80 cm. Một số cây mọc trên vách đá thì kém phát triển hơn, thân chính bị gãy, mọc lên nhiều nhánh con nhỏ. Ngồi các cây trưởng thành, cũng bắt gặp nhiều cây con Đỉnh tùng tái sinh tốt ở những nơi ẩm ướt, chúng mọc trên lớp mùn được tạo bởi xác thực vật của rừng.

a) Thân và tán Đỉnh tùng b) Đỉnh tùng tái sinh

Hình 4.2: Đỉnh tùng - Cephalotaxus manii Hook.f.

4.2.2.3. Bách xanh đá (Calocedrus rupestris Aver.,Hiep&L.K.Phan)

a) Đặc điểm hình thái

Cây gỗ lớn thường xanh có thể cao tới 30m, đường kính thân đến 60cm, thân cây thường vặn, phân cành thấp. Vỏ nâu nhạt, bong, cành nhỏ xếp trên một mặt phẳng và lớn dần, nối nhau. Lá hình vảy mọc đối, xếp xít nhau. Đỉnh các vảy lá tù hoặc hơi trịn. Nón hạt hình trứng rộng mang 4 vảy, cuống nón ngắn. Mặt vảy gần trịn, khơng có rốn lồi.

a) Bách xanh đá tái sinh b) Thân Bách xanh

b) Đặc điểm, phân bố và tái sinh

Bách xanh đá (Calocedrus rupestris) phân bố trên sườn núi Pha Luông qua điều tra gặp Bách xanh đá ở dải núi đá vơi phía Bắc khu bảo tồn. Bách xanh thường mọc trên các sườn núi với độ dốc lớn từ 25 - 350 và thoát nước tốt. Trong khu BTTN Xuân Nha Bách xanh đá phân bố ở đai cao trên 1.000m so với mặt nước biển, khơng gặp lồi này trên đỉnh núi Pha Lng. Trong q trình điều tra chỉ gặp cây có đường kính 20cm, khơng gặp cây có đường kính lớn. Trong khu vực nghiên cứu, Bách xanh thường mọc hỗn giao với một số loài khác như Pơ mu (Fokienia hodginsii), Chỏ chỉ (Parashorea chinensis),

Nghiến (Excentrodendron tonkinensis)

Kết quả điều tra cây tái sinh cho thấy, gặp Bách xanh đá tái sinh 48 cá thể. Các cá thể này đa số tái sinh bằng hạt với 36 cây, chiếm 75% và tái sinh chồi chỉ chiếm 25% tổng số cây. Tại khu vực này, Bách xanh đá tái sinh tương đối tốt, chủ yếu gặp ở giai đoạn cây non có chiều cao dưới 2m. Các cây tái sinh có sinh trưởng ở mức tốt chiếm khoảng 82%. Đây là điều kiện thuận lợi trong công tác bảo tồn Bách xanh đá tại khu BTTN Xuân Nha.

4.2.2.4. Thông Xuân Nha (Pinus cernua L. K. Phan ex Aver., K. S. Nguyen

& T. H. Nguyen sp. nov.)

a) Đặc điểm hình thái

Thơng Xn Nha hay Thơng 5 lá rủ (Pinus cernua) là cây gỗ thường

xanh, cao đến 25-30 m với đường kính thân ngang ngực đến 70 - 90cm, có khi hơn. Vỏ thân màu nâu thẫm, dày, bong thành các mảnh hình chữ nhật dọc; lớp vỏ sống mỏng, màu trăng trắng, chất sợi. Tán cây hình nón khi non, hình ơ khi già. Chồi đơng hình tháp hẹp, màu nâu đỏ, hơi có nhựa. Cành mang lá nhẵn. Các bó lá tập trung thành túm ở đầu cành. Mỗi bó gồm 5 lá, các bó lá xịe ra và rồi quặp ngược lại treo thõng, có răng nhỏ mịn ở mép. Bẹ gốc lá

cm. Nón hạt đơn độc, có khi mọc đối 2, hay mọc vịng 3-4, khi chín tạo nên với cành một góc ít nhiều 900. Vẩy hạt hình trứng ngược. Mặt vẩy hạt hình thoi hay tam giác, khơng có gờ lồi, chóp tù trịn, tất cả đều hơi cuộn ngược ra ngồi; rốn màu đen đen. Hạt màu xám đen, hình trứng hơi dẹt, vỏ hạt dày.

Thông Xuân Nha mọc ở các vách đá dựng đứng của rừng hỗn giao nơi có độ cao 1.000 - 1.500m so với mặt biển. Chúng thường mọc chung với các lồi hạt trần khác như Pơ mu, Thơng nàng và Thông tre.

a) Thông Xuân Nha b) Cánh lá mang nón

Hình 4.4: Thơng Xn Nha (Pinus cernua L. K. Phan ex Aver., K. S.

Nguyen & T. H. Nguyen sp. nov.)

b) Đặc điểm, phân bố và tái sinh

Phân bố ở độ cao từ 900m đến 1.200m. Các cây Thông trưởng thành phân bố khá đều nhau. Gặp nhiều tại khu vực Khò Hồng - Pha Luông trên phạm vi khoảng 2km2 đã phát hiện gần 50 cá thể cây tương đối lớn.

Cây tái sinh rất hiếm, mới chỉ quan sát thấy 3 cây con khoảng 2 năm tuổi. Phía dưới tầng tán Thơng là tầng cây gỗ nhỏ và bụi, cao khoảng 2-3m, gồm các loài cây thuộc họ Chè (Theaceae), họ Re (Lauraceae) và lau, sặt mọc thành đám dày đặc. Nguyên nhân tái sinh kém có thể hạt khơng có cánh nên

phát tán kém hoặc do Chim, Sóc ăn hạt. Đã tiến hành gieo ươm thử nghiệm tại bản Khò Hồng, xã Chiềng Xuân tuy nhiên kết quả đạt thấp. Cần sớm có các nghiên cứu nhân giống, gây trồng loài cây này như một loài cây trồng cảnh quan phục vụ cho du lịch Mộc Châu.

4.2.2.5. Nghiến (Burretiodendron hsienmu Chun et How.)

a) Đặc điểm hình thái

Cây gỗ lớn cao trên 30m, đường kính có thể lên đến trên 100cm, bạnh lớn. Lá đơn mọc cách hình trứng trịn, đầu nhọn dần có mũi lồi dài, đi hình tim hoặc gần tròn dài 8-12cm rộng 7-10cm, phiến lá dầy cứng, nhẵn bóng, mép ngun; gân bên 3-7 đơi, có 3 gân gốc. Cuống lá dài 3-5cm hơi đỏ. Nách gân lá có tuyến và có túm lơng. Lá non hơi dính. Hoa đơn tính khác gốc. Hoa tự hình xim ở nách lá, hoa đực có 5 cánh tràng màu trắng vàng, nhị 25-35 hợp thành bó ở gốc, hoa tự cái gồm 2-3 hoa, bầu khơng có cuống. Quả nang hình trái xoan dài 3-4cm, đường kính 1-1.5cm, có 5 cánh rộng, cuống dài 2cm.

a) Cây tái sinh từ hạt b) Cây trưởng thành

b. Đặc điểm phân bố và tái sinh

Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, Nghiến (Burretiodendron

hsienmu Chun et How.) phân bố tương đối hẹp tại dải núi đá phía Bắc của khu

bảo tồn thuộc khu vực bản Pha Luông. Trên tuyến điều tra chúng tôi phát hiện 8 cá thể, cây lớn nhất có đường kính ngang ngực đạt 80cm và chiều cao vút ngọn đạt 35m. Nghiến mọc trong rừng kín thường xanh mưa ẩm núi đá vơi, phân bố cả hai đai cao dưới 800m và trên 1.000m so với mặt nước biển. Bắt gặp Nghiến mọc hỗn giao với một số loài cây lá rộng như Nhọc đen (Polyalthiaplagioneura), Kè đuôi dông (Markhamiacauda-felina), Sồi (Lithocarpus...)

Trên tuyến điều tra gặp 10 cá thể tái sinh, trong đó 7 cây (70% là cây dưới 1m). Tái sinh hạt có 6 cây chiếm 60% tổng số cây tái sinh, cịn lại là tái sinh chồi. Như vậy có thể nói khả năng tái sinh chồi của Nghiến tương đối tốt.

Tuy nhiên, Nghiến là đối tượng gỗ bị khai thác rất mạnh để làm nhà, làm đồ gia dụng, đồ trang trí nên số lượng suy giảm mạnh trong tự nhiên. Cần có các giải pháp bảo vệ cây thành thục và tăng khả năng tái sinh cho loài này.

4.2.2.6. Sến mật (Madhuca pasquieri Dubard H.J.Lam)

a) Đặc điểm hình thái

Cây gỗ lớn, cao tới 35m, đường kính trên 100cm, có nhựa mủ trắng. Vỏ màu nâu thẫm, nứt ơ vng, cành non có lơng. Lá đơn mọc cách hình trứng ngược, đầu nhọn có mũi lồi ngắn, đi hình nêm, dài 12-16cm rộng 4-6 cm, gân bên nhiều song song. Lá non và lá trước khi rụng màu đỏ, lá kèm nhỏ sớm rụng. Hoa lưỡng tính mọc lẻ hay mọc 2-3 hoa nách lá, cánh đài 4 xếp đơi hình chữ thập, sống dai trên quả. Tràng hợp gốc xẻ 6-14 thùy khơng có cưa màu trắng. Nhị 18-24 khơng có nhị lép, bầu phủ nhiều lơng, 6-12 ô, mỗi ô chứa 1 nỗn, vịi nhị sống dai trên quả. Quả mập hình trứng trịn dài 2-3 cm, đài bọc gốc quả. Hạt dẹt có sẹo dài.

b) Đặc điểm phân bố và tái sinh

Tại KBT Xuân Nha, Sến mật (Madhuca pasquieri) là loài cây gỗ được người dân khai thác và sử dụng khá phổ biến, đã gặp Sến mật rải rác trên cả

03 tuyến điều tra, nhưng gặp nhiều trên 02 tuyến đó là tuyến bản Khị Hồng - núi Pha Luông và tuyến bản Co Phương - núi Pha Luông, Sến mật phân bố trên các sườn dốc của các dông núi Pha luông độ dốc từ 25-350, không gặp Sến mật trên các đỉnh núi của dãy núi Pha Lng nơi có nhiều đá vơi, Sến mật phân bố ở đai cao 500-1.000m so với mặt nước biển, trong quá trình điều tra phát hiện 01 cá thể lớn ở tuyến Khò Hồng đi núi Pha Lng, đường kính 80cm, độ cao 1.062m. Các cá thể còn lại đường kính dưới 35cm. Sến mật thường chiếm tầng tán cao nhất của rừng, những cây nhỏ tái sinh ưa bóng. Sến mật mọc rải rác với các cây lá rộng khác như Chò nâu, Thanh thất, Trám đen, Sấu, Gội, Trường sâng, Vàng tâm, Giổi xanh, Giổi bà, Giổi thơm...

Qua kết quả điều tra cây tái sinh theo tuyến của loài Sến mật trong KBT Xuân Nha do số lượng cây trưởng thành cịn rất ít, số lượng cây tái sinh còn khá với 55 cây, 70,9% (39 cây) dưới 1m và 29,1% cây trên 1m. Về nguồn gốc, cây con tái sinh do hạt chiếm 85%. Các cây đều sinh trưởng rất tốt.

Sến mật là loại gỗ người dân địa phương ưa thích dùng để làm cột nhà sàn nên số lượng bị suy giảm nhanh chóng. Đây là nhóm cây quý hiếm rất có ý nghĩa tại khu vực, cần có giải pháp bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh để bảo tồn loài cây quý hiếm này.

4.2.2.7. Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora Thunb.)

a) Đặc điểm hình thái

Cây dây leo, sống nhiều năm. Thân rễ phồng thành củ. Thân quấn, mọc xoắn vào nhau, mặt ngồi thân có màu xanh tía, nhẵn, có vân. Lá mọc so le, có cuống dài. Phiến lá hình tim, dài 4 - 8cm, rộng 2,5 - 5cm, đầu nhọn, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, cả hạị mặt đều nhẵn. Bẹ chìa mỏng, màu nâu nhạt, ơm lấy thân. Hoa tự chùm nhiều nhánh. Hoa nhỏ, đường kính 2mm, mọc cách xa nhau ở kẽ những lá bắc ngắn, mỏng. Bao hoa màu trắng, 8 nhụy. Bầu hoa có 3 cạnh, 3 vịi ngắn rời nhau. Đầu nhụy hình mào gà rủ xuống. Quả 3 góc, nhẵn bóng, đựng trong bao hoa cịn lại, 3 bộ phận ngồi của bao hoa phát triển thành cánh rộng, mỏng, nguyên.

b) Đặc điểm phân bố và tái sinh

Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora) phân bố ở khu vực bản Khò Hồng xã Chiềng Xuân, bản Chiềng Hin xã Xuân Nha và bản Pha Luông xã Chiềng Sơn. Trong quá trình điều tra chúng tôi gặp trên 2 tuyến là tuyến bản Khò Hồng - núi Pha Lng bắt gặp 03 khóm và tuyến bản Co Phương - núi Pha Lng bắt gặp 02 khóm ở rừng phục hồi sau nương rẫy và rừng thứ sinh nghèo kiệt, nơi đất xốp, ẩm, thoát nước. Vào tháng 10 - 11 hàng năm người dân địa phương thường đi khai thác về để bán cho tư thương thu mua làm dược liệu.

Theo các chuyên gia và thầy lang địa phương thì cây Hà thủ ơ đỏ có khả năng tái sinh tự nhiên tốt nhưng do bị khai thác thường xuyên nên số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, tỉnh sơn la (Trang 61 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)