Đa dạng về giá trị sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, tỉnh sơn la (Trang 45 - 49)

4.1. Tính đa dạng thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha

4.1.2. Đa dạng về giá trị sử dụng

Mỗi một loài thực vật đều mang một công dụng nào đó, những lồi chưa xác định được cơng dụng khơng phải là khơng có cơng dụng mà ở khía cạnh này hay khía cạnh khác nó vẫn mang một ý nghĩa to lớn mà con người chưa tìm ra. Một trong những nội dung của việc đánh giá đa dạng thực vật là

vật thuộc 452 chi, 142 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao, có 915 lồi (thuộc 98 họ, 418 chi) cây có ích chiếm 90,5% tổng số loài trong khu vực nghiên cứu theo 9 nhóm cơng dụng khác nhau. Điều này cho thấy nhóm cơng dụng của các loài thực vật ở KBT Xuân Nha khá phong phú. Kết quả đánh giá ở biểu sau:

Bảng 4.7: Nhóm cơng dụng hệ thực vật Khu bảo tồn Xn Nha

Nhóm cơng dụng Ký hiệu Số lượt Tỷ lệ %

Nhóm cây cho gỗ 1 806 79,80

Nhóm cây làm thuốc 2 376 37,23

Nhóm cây ăn được 3 96 9,50

Nhóm cây cho tinh dầu, nhựa sáp,

tannin, gia vị, thuốc nhuộm, dầu 4 99 9,80

Nhóm cây cho sợi 5 28 2,77

Nhóm cây làm đồ thủ cơng mỹ nghệ 6 24 2,38

Nhóm cây làm vật liệu xây dựng 7 77 7,62

Nhóm cây cảnh, bóng mát 8 48 4,75

Nhóm cây có độc 9 8 0,79

Tổng cộng 1.562

Tổng số loài trong khu vực nghiên cứu có 1.010 lồi nhưng tổng cộng số lượt công dụng thống kê được là 1.562 chứng tỏ có nhiều lồi trong số này là lồi đa tác dụng.

(1) Nhóm cây cho gỗ: Nhóm này có nhiều lồi nhất với 806 loài,

chiếm 79,8% trong tổng số loài điều tra được. Trong nhóm này có nhiều lồi cho gỗ có giá trị như: Pơ mu, Lát hoa, Sến mật, Đinh, Táu mật, Trai lý, Bách xanh, Nghiến, Sa mộc dầu… Một số lồi này là những lồi có giá trị kinh tế cao và đang trở lên quý hiếm, một số có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Các họ

có nhiều loài, chi cho gỗ như: Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), Họ Dẻ (Fagaceae), Họ Đậu (Fabaceae), Họ Côm (Elaeocarpaceae), Họ Dầu (Dipterocarpaceae)… những lồi trong các họ này gỗ thường có tính cơ lý tốt, có mùi thơm hoặc có những tính chất riêng biệt.

(2) Nhóm cây cho thuốc: Nhóm này có 376 lồi, chiếm 37,23% tổng

số lồi điều tra được. Có nhiều lồi làm thuốc q như: Sa nhân, Cốt toái bổ, Hà thủ ơ đỏ, Ngũ gia bì chân chim, Lan kim tuyến, Lá khơi, Đẳng sâm, Bổ béo đen, Hồng tinh hoa trắng, Bình vơi… những lồi này thường là thành phần trong các bài thuốc q. Một số họ có nhiều lồi cây thuốc như: Họ Cúc (Asteraceae), Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), Họ Bông (Malvaceae), Họ Hoa hồng (Rosaceae)… Những lồi này có lồi được người dân sử dụng phổ biến làm thuốc và một số công dụng tôi tham khảo từ các tài liệu. Trong những lồi đã thống kê được sẽ có rất nhiều lồi mà cơng dụng dược liệu chúng ta chưa biết được.

(3) Nhóm cây cho tinh dầu, nhựa sáp, tannin, gia vị, thuốc nhuộm, dầu:

Nhóm này có 99 lồi chiếm 9,8% tổng số lồi đã điều tra được. Một số lồi điển hình cho tinh dầu như các lồi Re, các lồi Trám, các lồi Thơng, Hồng bì, Sẻn hương,… Cây cho nhựa sáp có Sơn ta, Sơn kéo, Nhựa ruồi, Dây cao su, Đa, Sung, Sui, Sữa, Thừng mực,… Cây cho mầu nhuộm có Sau sau, Hoàng đằng, Vang, Bàng, Chè rừng, Trâm tía, Chàm, Củ nâu,… Cây cho tannin có Trâm, Sim, Chè lơng, Củ nâu, Vối thuốc, Lọng bàng, Sổ,… Cây cho dầu béo có Trẩu, Mắc niễng, Đại hái, Bứa, Dọc, Sến, Gấc, Lai, Đen…

(4) Nhóm cây ăn được: Nhóm này có 96 lồi, chiếm 9,5% tổng số loài

đã điều tra được. Những loài này là các lồi có thể lấy rau, lấy măng, lấy củ, quả… Một số lồi điển hình mà người dân địa phương sử dụng để dùng làm thức ăn như: Rau dớn, Bòng bong, Chân chim, Chuối rừng, Bò khai, Măng

tre, Nứa, Giang, Sung, Vả, Sấu, Dọc, Tai chua, Me, Vải thiều rừng, Bồ công anh, Nõn Đoác, Nõn Cọ, Sắn dây, Củ từ, Củ mài, Củ nâu…

(5) Nhóm cây cho sợi: Nhóm này có 28 lồi chiếm 2,77% tổng số lồi đã

thống kê được trong Khu bảo tồn. Những loài chủ yếu gồm: Dướng, Hu đay, Mò bo, Sui, Mé cị ke, Gai rừng, Lịng mang, Niệt dó, các lồi Song, Mây…

(6) Nhóm cây làm đồ thủ cơng mỹ nghệ: Có 24 lồi chiếm 2,38% tổng

số lồi đã thống kê được trong Khu bảo tồn. Những lồi điển hình cho nhóm này gồm: Các lồi Tre, Nứa, Giang, Vầu, Bương, Sặt, Song, Mây, Cọ, Kè, Đốc, Đùng đình, Lá nón… những lồi thuộc nhóm này thường cũng là các lồi thuộc nhóm làm nguyên vật liệu trong xây dựng.

(7) Nhóm cây làm vật liệu xây dựng: Có 77 lồi chiếm 7,62% tổng số

lồi đã thống kê được trong Khu bảo tồn. Nhóm này gồm những loài cho vật liệu đan nát, lấy sợi, lấy lá lợp nhà, làm đồ gia dụng.

(8) Nhóm cây cảnh, bóng mát: Đây là những lồi có giá trị thẩm mỹ cao như dáng đẹp, màu sắc tao nhã có thể gây ấn tượng mạnh khi nhìn, có thể đơn thuần trồng lấy bong mát hoặc làm cảnh, thích hợp với nhiều đối tượng người chơi cây cảnh. Hiện nay, đời sống con người được nâng cao thì nhu cầu thưởng thức cái đẹp ngày càng tăng. Tuy nhiên, trong q trình điều tra tơi mới xác định được cơng dụng làm cảnh của 48 lồi chiếm 4,75% tổng số loài đã thống kê được trong Khu bảo tồn. Nhóm này gồm một số lồi thuộc Họ Lan (Orchidaceae), Họ Cau dừa (Arecaceae), Họ Dâu tằm (Moraceae). Những lồi điển hình làm cảnh gồm: Đỗ qun, Muồng ràng ràng, Lim xẹt, Nhội, Đa, Sung, Si, Xanh, Thông tre, Kim giao, Thông nàng, Du sam, Hải đường, Đùng đình, Tổ điểu, Vàng anh, Sữa, các lồi phong lan. Hiện nay, các loài phong lan thường bị khai thác nhiều nhất; trước tiên người dân địa phương khai thác về chơi sau đó mới bn bán cho người ngồi Khu bảo tồn.

(9) Nhóm cây có độc: Có 8 lồi chiếm 0,79% tổng số lồi đã điều tra

được. Đây là những lồi cây có độc, tuy nhiên nhiều lồi này nếu biết sử dụng đúng cách thì lại là thuốc q ví dụ như Cà độc dược, Mã tiền, Lá ngón, Đại hoa trắng…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, tỉnh sơn la (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)