Phương pháp chuyển giao công nghệ dựa vào sự di chuyển con người:

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quốc tế trong việc thúc đẩy quá trình tiếp nhận và chuyển giao công nghệ (Trang 41 - 45)

Nếu nhìn tổng quát sự chuyển giao mang tính quốc tế của công nghệ từ quan điểm có tính lịch sử, người ta cho rằng chính sự di chuyển của con người có kỹ thuật, kỹ năng và tay nghề cao là phương pháp phát huy hiệu quả công nghệ được chuyển giao hơn cả.

Trong quá trình công nghiệp hóa ở Tây Âu từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII, phổ cập kỹ thuật đã rất có hiệu quả chủ yếu nhờ vào sự di chuyển con người có trình độ công nghệ cao đến những nơi chưa có đủ công nhân. Vào đầu thế kỷ XIX, lục địa châu Âu áp dụng các kỹ thuật công nghiệp được phát triển mới từ Anh, đến năm 1825, việc nhân công Anh có trình độ kỹ thuật di chuyển chỗ ở sang các lục địa khác đã bị pháp luật cấm. Tuy vậy, cũng có tới 2.000 công nhân có kỹ năng đã từ Anh ra đi và đã phát huy tác dụng cung cấp công nghệ cho các lục địa khác. Đặc biệt những người công nhân này đã có sự cống hiến lớn cho việc chuyển giao công nghệ thời đó là “Họ không tiến hành lao động kỹ năng, mà họ dạy những kỹ năng đó cho dân bản xứ”.

Trong quá trình xác lập ngành đóng thuyển, việc chuyển giao công nghệ dựa vào sự di chuyển của con người giữa châu Âu và Mỹ như trên đã trở thành ví dụ. Chẳng hạn, trong nửa sau của thế kỷ XIX có rất nhiều công nhân và đốc công của xưởng đóng tàu của Pháp, Đức, Đan Mạch, Nga là người Anh. Tàu chạy bằng hơi nước do R. Furutor chế tạo ở Mỹ rất nổi tiếng nhưng ông cũng là nhà kỹ thuật di cư sang từ Anh. Hơn nữa trong quá trình xác lập công nghệ đóng tàu, vương quốc đóng tàu Nhật Bản phụ thuộc rất lớn vào những kỹ thuật gia người Pháp. Chẳng hạn như xưởng đóng tàu được xây dựng vào năm 1964 tại Yokosuka được sự chỉ đạo kỹ thuật của một kỹ thuật gia hải quân người Pháp. Chính vì vậy, sở dĩ chủ nghĩa tư bản Nhật Bản có thời kỳ phát triển đột biến, là do Chính phủ Nhật Bản đã có một tầm nhìn xa và tổng quát trong chính sách nhập khẩu công nghệ từ Âu Mỹ, nhằm xác lập một nền móng công nghệ cho công nghiệp.

Trong thời kỳ Minh Trị, Bộ Công nghiệp là cơ quan Chính phủ được thành lập năm 1870 (năm Minh Trị thứ ba) để phát huy vai trò chủ đạo trong việc xác lập cơ sở công nghệ của Nhật Bản. Bộ Công nghiệp này hoạt động trong vòng 15 năm cho đến khi bị giải tán vào năm 1885 đã được đánh giá là đã mở con đường thứ nhất để du nhập công nghệ từ Âu - Mỹ và cũng là nơi thai nghén lớn nhất chủ nghĩa tư bản Nhật Bản. Trong những phương sách được sử dụng khi xác lập cơ sở công nghệ trung tâm là đóng thuyền, khai thác mỏ, thông tin, đường sắt, chế tạo máy móc… do Bộ Công nghiệp quản lý, cần phải chú ý đến hai điểm sau: Thứ nhất, phái lưu học sinh Nhật Bản đi học nước ngoài và một điểm nữa là thuê những chuyên gia nước ngoài. Ta sẽ thử cùng xác nhận số chuyên gia người nước ngoài đã được Bộ Công nghiệp mời vào. Theo “Báo cáo quá trình hoạt động của Bộ Công nghiệp”, số kỹ thuật gia đã được Bộ này mời về cho đến lúc bị giải tán là 760 người, chủ yếu là người Anh, Pháp, Mỹ, Đức, gọi là “người nước ngoài đến làm việc”, phần lớn là giáo viên trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật gia, công nhân. Sau đó, không chỉ Bộ Công nghiệp, mà các cơ quan khác của Chính phủ như Bộ Nội vụ cũng đảm nhận việc du nhập các công nghệ nông nghiệp và công nghệ xe sợi và tổng số người nước ngoài được mời vào Nhật Bản làm việc lên tới khoảng 2000 người trong suốt thời gian từ năm 1867 đến năm 1889 (năm Minh Trị đầu tiên đến năm Minh Trị 22). Số 2.000 người nước ngoài này, như đã nói ở trên cũng gần bằng số kỹ thuật gia đã sang châu Âu từ Anh khi lục địa châu Âu nhận được công nghệ từ Anh vào đầu thế kỷ XIX.

Như vậy, chúng ta đã nhận thức rõ rằng trong quá trình chuyển giao công nghệ dựa vào sự di chuyển của con người có vai trò quyết định. Do vậy, các

doanh nghiệp Nhật Bản đã sử dụng phương pháp chuyển giao công nghệ hữu hiệu vào các nước châu á thông qua sự di chuyển của con người Nhật Bản.

Tóm lại, có thể gọi Nhật Bản là một “Đại gia” về chuyển giao công nghệ vào khu vực châu á. trên thực tế, nhờ việc chuyển giao công của Nhật Bản nên các nước châu á đã có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế-xã hội. Kinh nghiệm cho thấy, trong quá trình chuyển giao công nghệ vào khu vực này, Nhật Bản có chiến lược rất rõ, không phải công nghệ nào cũng chuyển giao cho các n ước đồng thời mà tùy thuộc vào trình độ phát triển của mỗi nước, mỗi nhóm nước để chuyển giao cấp độ tiến tiến của công nghệ. Nhật Bản phân cấp trình độ phát triển kinh tế của các nhóm nước để chuyến giao công nghệ, người ta gọi một cách hình tượng là ”Đàn nhạn bay”, ví dụ như nhóm nước NICs (Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapo) là một cấp độ (công nghệ tiến tiến hơn), Thái Lan, Malaixia, Philippin, Trung Quốc là một cấp độ khác (công nghệ thấp hơn nhóm NICs), tiếp theo Việt Nam, Mianma, Lào, Cămpuchia cấp độ thấp hơn (công nghệ thấp hơn nữa). Kinh nghiệm này giúp cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp nước ta khi mua một công nghệ của Nhật Bản cần tìm hiểu kỹ mức độ tiến tiến của công nghệ đó để quyết định cho chính xác, để tránh biến nước ta thành một ”bãi thải” công nghệ của nước ngoài.

Kết luận

Tổng luận này sẽ giúp người đọc hiểu một cách có tính hệ thống, từ khái niệm “Công nghệ”, “Công nghệ nguồn”, “Công nghệ thứ cấp”, “Chuyển giao công nghệ”, ”Hợp đồng mẫu quốc tế về chuyển giao công nghệ”, các “Kênh chuyển giao công nghệ”, đặc biệt là kinh nghiệm của một số nước chấu á trong việc chuyển giao công nghệ. Việc lựa chọn các nước châu á để nghiên cứu sâu, tổng kết kinh nghiệm của các nước này là do:

 Trên thực tế các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc đã chuyển giao công nghệ cho các nước chậm phát triển hơn trong khu vực châu á, những công nghệ được chuyển giao đã thực sự đóng góp hiệu quả vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của các nước tiếp nhận công nghệ,

 “Công nghệ châu á” có những yếu tố tương thích với các nước châu á về điều kiện địa lý, tự nhiên, văn hoá, thị hiếu, kiểu dáng, thói quen dùng các sản phẩm do “Công nghệ châu á” sản xuất ra,

 Nghiên cứu kỹ kinh nghiệm của Trung Quốc vì thể chế chính trị, v ăn hoá, lịch sử phát triển “từ chế độ bao cấp bước ra thị trường”, có những nét tương đồng với nước ta. Trung Quốc đã có những thành

công trong cải cách, mở cửa và hội nhập, đặc biệt trong đó có những quyết sách đúng đắn về chuyển giao công nghệ, tích luỹ công nghệ, làm chủ công nghệ nhập, đổi mới công nghệ và cuối cùng là sáng tạo ra nhiều công nghệ để xuất khẩu như trên đã trình bày. Những công nghệ do Trung Quốc tạo ra rất phù hợp cho”Số đông người tiêu dùng”, dễ sử dụng, giá rẻ, mang lại hiệu quả kinh tế nhanh. Vì vậy, chúng ta cũng nên quan tâm nghiên cứu, khai thác những “lợi thế” này.

 Hàn Quốc, một đất nước bị Nhật Bản chiếm đóng 35 năm, từ năm 1910 đến 1945, chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 tàn phá nặng nề đất nước này cũng gần giống như nước ta phải trải qua 2 cuộc chiến tranh khốc liệt. Con người Hàn Quốc cần cù, chăm chỉ, coi trọng học thức, có ý chí vươn lên mạnh mẽ, những đặc tính này cũng tương đối giống con người Việt Nam. Năm 1962, Hàn Quốc bắt đầu bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhât (1962-1966), GDP bình quân đầu người chỉ có 87 USD, Hàn Quốc không có tài nguyên khoáng sản như nước ta. Sau 30 năm (1992), Hàn Quốc bước vào giai đoạn phát triển, GDP bình quân đầu người là 6.749 USD. Hàn Quốc và Việt Nam đang có mối quan hệ ngoại giao, quan hệ kinh tế phát triển tốt đẹp. Dân số của Hàn Quốc vừa phải (47,640 triệu người-năm 2002). Xuất khẩu công nghệ của Hàn Quốc đạt 200 triệu USD (năm 2002), Top 10 thế giới về sản xuất thép (xếp thứ 5 thế giới-2002), sản xuất ô tô (xếp thứ 6 thế giới-2002), số người sử dụng máy tính cá nhân (xếp thứ 6 thế giới -2002),số người sử dụng INTERNET (xếp thứ 2 thế giới-2002). Nhất thế giới về thị phần toàn cầu (năm 2002): Công nghệ truyền thông di động (chiếm 30% thị phần toàn cầu), DVD (32%), TV số (44%), đóng tàu (32%). Công nghệ của Hàn Quốc chuyển giao vào Việt Nam qua con đường liên doanh, hợp tác đầu tư đã phát huy hiệu quả kinh tế, đóng góp đáng kể vào sự phát triển các ngành công nghệ công nghiệp ở nước ta.

 Ngành công nghệ chế tạo ở nước ta đã có sự khởi sắc trong những năm gần đây, nhưng chưa ”gánh vác” được trách nhiệm là “Ngành công nghiệp chế tạo- xương sống cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Kinh nghiệm thế giới cho thấy phần lớn các quốc gia muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước không thể không phát triển ngành cơ khí chế tạo. Vì vậy, chúng tôi chọn ngành chế tạo của Thái Lan -“Hàng xóm-làng giềng” của ta để nghiên cứu”.

Thử xem trong gần 4 thập kỷ qua Thái Lan đã phát triển đến đâu? Và ta nên học tập những gì ở họ?

Nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm của một số nước nói trên, đối với nước ta để tiếp nhận công nghệ chuyển giao có hiệu quả, các doanh nghiệp có thể phải chuẩn bị các điều kiện:

 Các doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể bồi dường đội ngũ kỷ sư công nghệ chế tạo có trình độ ngoại ngữ, am hiểu các kênh chuyển giao công nghệ, các luật lệ quốc tế, các dạng hợp đồng chuyển giao công nghệ quốc tế, có đầy đủ thông tin về đối tác chuyển giao công nghệ, có các mưu lược trong đàm phán chuyển giao công nghệ để đạt được chất lượng và giá nhập công nghệ hợp lý.

 Mỗi doanh nghiệp tuỳ theo lĩnh vực hoạt động của mình, phải sớm có kế hoạch tuyển dụng, bồi dường đội ngũ cán bộ có năng lực nghiên cứu để tiếp nhận, làm chủ và khả năng triển khai ứng dụng công nghệ nhập có hiệu quả.

 Cần xây dựng hạ tầng kỹ thuật tốt để tiếp nhận, triển khai ứng dụng công nghệ được chuyển giao thuận lợi và chuẩn bị tiền đề cho khả năng đổi mới và sáng tạo công nghệ.

Đối với Nhà nước, cần có cơ chế, chính sách đồng bộ để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý, môi giới, tư vấn, đánh giá, thẩm định và chuyển giao công nghệ phát triển mạnh mẽ.

Các doanh nghiệp nước ta đang đứng trước những cơ hội lớn về hội nhập kinh tế quốc tế nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức rất lớn về năng lực cạnh tranh đối với chất lượng và giá thành sản phẩm. Hy vọng rằng nội dung Tổng luận sẽ giúp các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp có thêm những thông tin cần thiết để thúc đẩy quá trình chuyển giao, tiếp nhận, làm chủ công nghệ nhập có hiệu quả vào quá trình sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm của mình trên thị tr ường trong nước cũng như khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quốc tế trong việc thúc đẩy quá trình tiếp nhận và chuyển giao công nghệ (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)