Thực tế cho thấy rằng sự tăng trưởng của ngành chế tạo máy công cụ trong vòng 10 năm trước là do nhu cầu của máy công cụ ở Thái Lan quyết định. Thế nhưng vào thập kỷ 80 tình hình đó đã thay đổi, cụ thể là nhu cầu máy công tác trong nước về mặt số lượng thì đáp ứng được, nhưng về chất lượng thì các doanh nghiệp trong nước không đáp ứng nên ngành này không được phát triển nữa. Cùng với chính sách khuyến khích xuất khẩu của Chính phủ, cơ cấu sản xuất và bản thân nền sản xuất Thái Lan đã thay đổi theo. Lúc bấy giờ nền sản xuất đã chuyển hướng không những sang các thị trường xuất khẩu cần sản phẩm chất lượngvà giá cả thấp hơn, mà ngay cả thị trường trong nước cũng có nhu cầu như vậy. Do sự cạnh tranh với máy móc cũ nhập khẩu càng trở nên quyết liệt hơn nên nhu cầu máy công cụ đơn giản, kiểu cũ của Thái Lan đã giảm. Trước tình hình như vây, cả Chính phủ và các nhà sản xuất máy công cụ của Thái Lan đã tập trung phát triển ngành sản xuất này bằng Kế hoạch Quốc gia lần thứ 5 (1982-1986). Để khuyến khích ngành sản xuất máy công cụ phát triển theo hướng nâng cao chất lượng và hạ giá thành, năm 1985 Chính phủ Thái Lan đã tăng thuế nhập khẩu lên 30%.
Theo báo cáo của Tổ chức JICA của Nhật Bản(1985) trong số 9 công ty đã được thừa nhận theo điều tra của Bộ Công nghiệp Thái Lan như đã nói trên, thì 1982 chỉ còn 2 công ty tiếp tục hoạt động như trước. Hơn nữa vào thời kỳ này rất ít doanh nghiệp mới được thành lập để chế tạo sản phẩm dạng như vậy. Theo điều tra của Hiệp hội Phát triển Ngành chế tạo thì đến 1985 có 13 nhà sản xuất máy công cụ, trong đó có 6 nhà sản xuất máy tiện, 3 nhà sản xuất máy cắt gọt, 2 nhà sản xuất máy nén, 1 nhà sản xuất thiết bị máy cưa, 1 nhà sản xuất
Ball board (MIDI, 1988). Tất cả những công ty này đều là những công ty của Thái Lan có quy mô nhỏ dưới 50 công nhân. Đại bộ phận những sản phẩm sản xuất trong thời kỳ này giống như sản phẩm trong thời kỳ trước. Đó vẫn là những sản phẩm kiểu đơn giản đã có như máy cắt gọt, máy tiện, máy tiện đa năng, máy nén mô hình C, máy nén điều khiển bằng tay.