Sản xuất của các doanh nghiệp Thái Lan cũ rất trì trệ, một số công ty nước ngoài cũng như các công ty mới của Thái Lan bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh. Các chính sách sản xuất của Chính phủ như khuyến khích đầu tư và chính sách khuyến khích xuất khẩu đều không thay đổi. Hầu hết các công ty, đặc biệt là các công ty đã xây dựng nhà máy ở Thái Lan đều nhằm vào chế tạo sản phẩm chất lượng cao, điều khiển bằng máy tính hướng về xuất khẩu. Lý do chủ yếu là các công ty này đã bị mất đi vị trí tương đối ở chính quốc của công ty mẹ. Các công ty đó có trong tay những linh kiện bổ sung như linh kiện kim loại đã được xử lý nhiệt, gia công máy móc, đúc và nhưng chi phí trực tiếp, gián tiếp cao như chi phí về lao động. Về bảo hộ thuế quan, tỷ lệ thuế cao trong thời gian dài đã giảm xuống do nhu cầu lớn đối với máy công tác nhập khẩu cũng như máy móc sản xuất. Vào tháng 10/1995, thuế chủ yếu đối với thiết bị là 5%. Theo số liệu của một cuộc điều tra năm1987, thì tổng số các công ty đã tăng lên tới 27, trong đó 15 nhà sản xuất máy nén, 3 nhà sản xuất máy dũa, 3 nhà sản xuất máy cưa, 2 nhà sản xuất máy tiện, 1 nhà sản xuất máy gia công rãnh bằng, 1 nhà sản xuất thiết bị tạo khuôn, 1 nhà sản xuất EDM (máy gia công phóng điện), 1 nhà sản xuất máy gia công đa năng. Đến năm 1990, tổng số công ty đang hoạt động tăng lên 30, trong đó công ty của Thái Lan đều là công ty nhỏ không phải là đối tượng của chính sách khuyến khích. Một số công ty trong số đó hoạt động trên 20 năm, phần lớn các công ty chỉ thuê một lượng nhân viên ít dưới 50 người. Nghiệp vụ kinh doanh có khuynh hướng mang tính chất gia đình. Doanh số bán một năm phần lớn là dưới 15 triệu Bạt (khoảng 600.000 USD). Khách hàng chủ yếu là các công ty chế tạo, công ty sửa chữa địa phương. Ngược lại, những công ty mới được thành lập đều là những công ty con của nhà sản xuất máy công tác nổi tiếng của châu á, đặc biệt là của Nhật Bản và Đài Loan. Tổng doanh số một năm là từ 50 triệu bạt đến 150 triệu bạt (khoảng 2 triệu USD đến 6 triệu USD). Các sản phẩm hầu hết được xuất khẩu
sang các nước châu á khác. Những linh kiện bán sản phẩm hầu hết được xuất khẩu sang nước công ty mẹ để lắp ráp cuối cùng.
Thời kỳ phát triển ngành sản xuất máy công công tác ở Thái Lan giống như những ngành sản xuất thay thế nhập khẩu khác như ngành sản xuất tơ, ngành sản xuất ô tô, ngành sản xuất điện tử nhưng nó có một số đặc điểm khác. Thứ nhất, các ngành sản xuất khác qua 20 năm vẫn phát triển nhanh nhưng trong ngành sản xuất máy công tác thì không như vậy. Thứ hai, nhu cầu của máy công tác đã tăng lên rất nhiều trong 20 năm nay nhưng sản xuất tại chỗ lại không tăng. Thứ ba, trong thời gian dài ngành sản xuất được bảo hộ nhưng số lượng của các công ty, năng lực sản xuất, phạm vi sản phẩm của các công ty chế tạo địa phương lại giảm xuống trong thời kỳ này. Lý do là điều kiện kinh tế và môi trường công nghệ vẫn còn non kém.
Tóm lại, chuyển giao và tích luỹ công nghệ trong ngành chế tạo Thái Lan có thể khái quát như sau: Thứ nhất, ngành chế tạo của Thái Lan đã thành lập trên 3 thập kỷ nay nhưng trong các công ty liên doanh với nước ngoài đang hoạt động trên đất Thái Lan, đặc biệt trong ngành điện tử dân dụng thì trên thực tế công nghệ không được nâng cao. Thứ hai, nhu cầu đối với sản phẩm chế tạo tương đối cao nhưng công nghệ chế tạo chưa thực sự đáp ứng, trừ những công ty 100% vốn của Nhật Bản thì công nghệ có khả năng tương đối hơn các công ty liên doanh đang hoạt động ở Thái Lan. Thứ ba, ngành sản xuất máy công tác, ngành điện tử dân dụng được bảo hộ cao nhưng công nghệ không được nâng cao nên sản phẩm tạo ra chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.
3.3. Chuyển giao công nghệ ở Hàn Quốc
Trong phần này, chúng tôi đề cập đến tình hình nhập công nghệ ở Hàn Quốc và hoạt động chuyển giao công nghệ được tập trung chủ yếu vào các thập kỷ 70, 80 và 90. Chính phủ Hàn Quốc đã có những chính sách nhập công nghệ qua các giai đoạn: Giai đoạn 1 năm 1978, giai đoạn 2 năm 1984- giai đoạn được gọi là thông thoáng nhất và giai đoạn 3-1994, gọi là “Chiến lược Quốc tế hóa kinh tế mới” nhằm tự do hóa mà thực chất là đơn giản hóa các thủ tục nhập công nghệ.
Kết quả thực tế nhập công nghệ: Nhập công nghệ ở Hàn Quốc gia
tăng trung bình 15%/năm cho đến năm 1984, nhưng từ năm 1989 bắt đầu giảm cho đến năm 1992 và sau năm 1993 mới khôi phục và tăng dần.