(d) Thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao độ sau năm 1986:

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quốc tế trong việc thúc đẩy quá trình tiếp nhận và chuyển giao công nghệ (Trang 26 - 27)

Sau khi đồng Yên lên giá, đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản và các nước NICs khác ngày càng mở rộng vững chắc. Đầu tư mới này chủ yếu hướng vào xuất khẩu, tính đến năm 1990 đã có 250 công ty đi vào hoạt động và trên 100 công ty chuẩn bị vào hoạt động (bao gồm các công ty được khuyến khích và không được khuyến khích). Thời kỳ này các công ty không chỉ mở rộng quy mô hiện có, mà đầu tư mới của nước ngoài liên tục hướng về Thái Lan, tổng kim ngạch đầu tư không ngừng gia tăng. Về các công ty Nhật Bản, tập đoàn NMB đã xây dựng nhà máy mới để chế tạo phụ tùng điện tử như Hybrid IC, đĩa từ, thiết bị máy tính, phụ tùng PCB, FUJIKURA đã thành lập bốn công ty con để mở rộng sản xuất phụ tùng, linh kiện sản phẩm đã có.

Chỉ riêng trong đầu tư mới, đã có nhiều công ty tham gia như SHARP, SONY, MITSUBISHI và nhiều công ty Nhật Bản có quy mô vừa khác. Những công ty này chủ yếu tập trung và xuất khẩu những sản phẩm điện tử như phụ tùng linh kiện máy tính, đồng hồ điện tử, thiết bị đĩa từ, lò vi sóng, tivi, cát sét. Đầu tư mới của các nước NICs và Mỹ đứng ở vị trí thứ 2, 3. ở Thái Lan đã bắt đầu sản xuất hoặc lắp ráp tòan bộ hay một phần những sản phẩm phức tạp h ơn, có giá trị cao hơn như máy fax, điện thoại, điện thoại dùng sóng, máy đàm thoại công cộng, máy thu vệ tinh, đĩa cứng, máy in, tivi, máy tính và nhiều linh kiện điện tử khác.

Sự phát triển sản xuất trong thời kỳ này là kết quả bảo hộ của các nước và sự lên giá của đồng Yên. Sự di chuyển đầu tư nước ngoài sang Thái Lan diễn ra nhanh chóng. Ví dụ, chỉ riêng trong khoảng 5 năm (1982-1986) tổng số các công ty không được khuyến khích đã vượt quá tổng số các công ty được khuyến khích trong vòng 20 năm trước (1960-1981).

Thời kỳ này chỉ ra thời điểm xác lập của ngành công nghiệp hỗ trợ (Supporting Industry) và hợp đồng thầu tại Thái Lan. Các công ty Nhật Bản (trừ xu hướng gần đây của nhóm NMB) có khuynh hướng theo các công ty có hợp đồng thầu ở Thái Lan hoặc thành lập các công ty vệ tinh của công ty đó. Tuy nhiên, do sự cung cấp không đủ từ công ty hợp đồng thầu lại và công ty vệ tinh của Nhật Bản và do sự tăng thái quá của cầu về một số linh kiện bằng kim loại và linh kiện nhựa đơn thuần mà một số công ty sở tại (về mặt truyền thống các công ty này thường tiến hành cung cấp hướng về thị trường nội địa) mở rộng năng lực sản xuất, nâng cao tính năng để thích hợp với chất lượng xuất khẩu. Ngoài ra, nhiều công ty nước ngoài mới của Đài Loan, Hồng Kông cũng đã được thành lập. Một số công ty của Thái Lan mở rộng cung cấp PCB và PCBA. Các công ty khác (về mặt truyền thống những công ty này thường sản xuất phụ tùng tiêu chuẩn nhằm xuất khẩu) bắt đầu hoạt động xuất khẩu gián tiếp, cung cấp phụ tùng linh kiện cho sản phẩm xuất khẩu.

Những vấn đề trên đây đã dẫn đến những hoạt động có liên quan rất quan trọng sau này. Những phụ tùng, linh kiện có giá trị gia tăng cao chủ yếu lại được sản xuất bởi các công ty nước ngoài hoặc được cung cấp bởi các công ty vệ tinh của công ty đó ở Thái Lan. Đến 1990, kể từ những công ty nước ngoài có quy mô nhỏ đến quy mô lớn, ở Thái Lan có tất cả 200 công ty cung cấp và công ty hợp đồng thầu lại. Trong sản phẩm thì có linh kiện gia công kim loại, PCB, PCBA, steping motor và những phụ tùng, linh kiện điện tử khác.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quốc tế trong việc thúc đẩy quá trình tiếp nhận và chuyển giao công nghệ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)