2.1. Cho phép chủ nợ có bảo đảm nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Đối với doanh nghiệp mắc nợ thì chủ nợ chủ yếu vẫn là chủ nợ có bảo đảm, vì vậy, cần tăng cường vai trò của các chủ nợ có bảo đảm để thủ tục phá sản có hiệu quả hơn. Theo pháp luật phá sản của hầu hết các nước, các chủ nợ đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, có quyền quyết định về việc con nợ phục hồi hay bị thanh lý, kiến nghị Toà án áp dụng các biện pháp cần
thiết để bảo toàn tài sản của con nợ, … Tuy nhiên, trong pháp luật phá sản của các nước, mục đích bảo vệ lợi ích của chủ nợ được đặt lên coi trọng như Anh, Đức, … thì thủ tục phá sản là một công cụ chủ yếu để giúp các chủ nợ thu hồi lại tiền. Bên cạnh việc quy định quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, pháp luật có quy định quyền của chủ nợ, kể cả chủ nợ có bảo đảm đều có thể chỉ định người quản lý tài sản để kiểm soát những tài sản đó.
Trên thực tế, khi các con nợ hoặc các chủ nợ không có bảo đảm nộp đơn yêu cầu bắt đầu thủ tục phá sản, thì thường là vào những thời điểm quá muộn, thời điểm mà con nợ hầu như không còn tài sản gì hoặc còn lại rất ít tài sản. Do đó, luật pháp ở một số nước cho phép cả chủ nợ có bảo đảm cũng có quyền nộp đơn yêu cầu bắt đầu thủ tục phá sản (8)
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, cần phải nghiên cứu, xem xét một cách kỹ lưỡng có nên quy định chủ nợ có bảo đảm có được quyền khởi kiện vụ ỏn phỏ sản hay khụng? Bởi lẽ đõy là vấn đề cũn nhiều điểm chưa rừ ràng: Khi chủ nợ có bảo đảm không thu được nợ đúng kỳ hạn, họ có quyền thi hành quyền lợi bảo đảm của mình (như bán tài sản cầm cố). Vậy quyền yêu cầu bắt đầu thủ tục phá sản có quan hệ như thế nào với quyền này? Tuy nhiên, chúng ta nên thống nhất với nhau một vấn đề đó quỏ rừ ràng: cỏc chủ nợ cú bảo đảm cần được tham gia vào thủ tục tố tụng phá sản khi thủ tục phá sản đã được bắt đầu.
Quyền lợi của chủ nợ có bảo đảm cần được đặc biệt quan tâm trong thủ tục phá sản, nếu không sẽ rất nguy hại đến hệ thống tín dụng bảo đảm. Một khi quyền lợi của các chủ nợ có bảo đảm được đặt sau phí phá sản và chi phí cho các chủ nợ đặc quyền (như lương người lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp tàn tật cho lao động, bảo hiểm xã hội), sẽ dẫn đến chủ nợ có bảo đảm sẽ không thể tính trước được quyền lợi của mình sẽ có giá trị bao nhiêu trong trường hợp con nợ phá sản. Do đó, ưu thế của tín dụng có bảo đảm, đó là sự an toàn, sẽ bị mất đi.
8 Trình bày của Giáo sư Yasuhei Taniguchi, Đại học Tokyo Kei Zai tại Hà Nội với Tổ biên tập Luật Phá sản trong các ngày 21, 22-6-2000.
2.2. Bổ sung quy định về quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của một số chủ thể đặc biệt
Theo Luật Phá sản, chủ nợ là một trong các chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Điều này cũng phù hợp với thông lệ pháp luật của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, nghiên cứu quy định về phá sản trong lĩnh vực ngân hàng tín dụng, một thông lệ được nhiều nước quy định là hạn chế quyền nộp đơn của chủ nợ đối với các tổ chức tín dụng nhằm mục đích hạn chế tối đa việc phá sản đối với các tổ chức này. Lĩnh vực hoạt động ngân hàng – tín dụng có tính chất nhạy cảm cao, dễ gây ảnh hưởng dây truyền trong hệ thống tiền tệ và nền kinh tế nên một yêu cầu đặt ra là cần có quy định hạn chế tình trạng tuỳ tiện nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống này.
Để bảo vệ quyền lợi của chủ nợ, pháp luật quy định giao cho Ngân hàng Nhà nước và cơ quan bảo hiểm tiền gửi có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Hai cơ quan này là cơ quan giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng, thực hiện áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Trong trường hợp tổ chức tín dụng đã áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt mà tổ chức tín dụng vẫn mất khả năng thanh toán thì hai cơ quan này sẽ có quyền nộp đơn yêu cầu mỏ thủ tục phá sản để bảo vệ lợi ích của các chủ nợ. Tuy nhiên, theo Luật Phá sản 2004 thì hai cơ quan quan này không có tư cách nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và điều này cũng chưa được Luật Ngân hàng và Luật các tổ chức tín dụng ghi nhận. Với đặc thù của các tổ chức tín dụng thì kinh nghiệm của các nước về quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Ngân hàng Nhà nước và cơ quan bảo hiểm tiền gửi cần được nghiên cứu và cụ thể hoá trong pháp luật phá sản Việt Nam.
Bên cạnh đó, cần sửa đổi Điều 20 Luật Phá sản về trách nhiệm thông báo doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản. Ngoài các cơ quan Toà án, Viện kiểm sát, Cơ quan thanh tra, Cơ quan quản lý vốn, tổ chức kiểm toán hoặc cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp mà không phải là chủ sở hữu nhà nước của doanh nghiệp thì cần bổ sung vào quy định này là Cơ quan Thi hành án dân
sự cũng có thẩm quyền thông báo doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản.
2.3. Cho phép doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản được lựa chọn thủ tục giải quyết phá sản
Luật Phá sản cần có quy định cho những doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán khi gửi đơn đến toà có quyền yêu cầu toà áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh hay thủ tục thanh lý thanh lý.
Hơn ai hết, doanh nghiệp sẽ là người hiểu và nắm rừ nhất thực trạng tài chớnh và khả năng phục hồi của doanh nghiệp.
Nếu họ chọn hình thức “phục hồi sản xuất kinh doanh” tức là họ đã phải có sự suy nghĩ, hình thành những biện pháp phục hồi mà họ cho là khả thi. Luật phá sản cần quy định những cơ chế cụ thể về nội dung này. Chẳng hạn doanh nghiệp mắc nợ có quyền được thương lượng với các chủ nợ hoặc một số chủ nợ ủng hộ họ trước khi đưa đơn ra Tòa. Nếu phục hồi phải kèm theo phương án giải trình để Toà án xem xét đưa ra Hội nghị chủ nợ đầu tiên quyết định. Như vậy, việc giải quyết sẽ nhanh hơn.
Nếu họ chọn hình thức “thanh lý” cũng tức là họ đã suy nghĩ tìm mọi cách nhưng không còn khả năng níu kéo được nữa. Trường hợp này Luật phá sản nên quy định từ 1 đến 2 tuần sau khi thụ lý đơn Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản ngay, không nên kéo dài việc xem xét.
3. Tăng cường cơ chế giám sát của chủ nợ đối với quá trình giải quyết