Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ tại rừng đặc dụng yên tử quảng ninh (Trang 31 - 32)

Chương 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

Khu rừng đặc dụng Yên Tử nằm chủ yếu trên địa bàn xã Thượng Yên Cơng, thị xã ng Bí, với tổng dân số là 4.321 người, thuộc 932 hộ, 8 thôn bản. Song ảnh hưởng trực tiếp đến rừng gồm 4 thôn bản là: Khe Sú 1, Khe Sú 2, Năm Mẫu 1, Năm Mẫu 2, với tổng số dân là 2.049 người, thuộc 482 hộ.

Trong khu vực Khu di tích số người hoạt động thường xuyên gồm 130 người, trong đó:

+ Bộ đội thơng tin qn khu 3 có 18 người.

+ Ban quản lý rừng đặc dụng Yên Tử có 57 người. + Cơng ty Tùng Lâm có 52 người.

Khu vực có 6 dân tộc cùng chung sống, đó là: Dao, Kinh, Hoa, Tày, Sán Chỉ, Cao Lan. Trong đó người Dao chiếm 52,4% tổng dân số, tỷ lệ tăng dân số là 2%. Cộng đồng các dân tộc ở đây, chủ yếu kinh doanh ruộng nước (cách đồng Năm Mẫu), bình qn nhân khẩu 460 m2/người. Ngồi ra, những năm gần đây nhân dân đã xây dựng vườn rừng, vườn cây ăn quả và tham gia dịch vụ du lịch.

Nhìn chung đời sống của nhân dân đã được ổn định, nhưng năng suất lúa vẫn chưa cao, chỉ đạt 4,5 tấn/ha/năm. Các sản phẩm nông nghiệp vẫn chưa thực sự trở thành hàng hóa phục vụ khách du lịch, nhất là mùa hội. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, phục vụ ăn uống, … cho khách du lịch chưa phát triển.

Nhân dân đã tham gia tốt công tác quản lý bảo vệ rừng và trồng rừng, trồng cây phân tán, cây ăn quả, … trên đất của mình. Nhiều hộ gia đình đã thu hoạch từ vườn rừng, cây ăn quả đạt từ 20 – 30 triệu đồng/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ tại rừng đặc dụng yên tử quảng ninh (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)