Để có biện pháp bảo vệ các loài cây gỗ ngoài việc nắm được toàn bộ thành phần loài cây gỗ của khu vực nghiên cứu cần phải có sự đánh giá các mức độ bị đe dọa của các loài trong hệ thực vật đó để có chính sách ưu tiên và biện pháp bảo vệ có hiệu quả. Căn cứ vào Danh lục cây gỗ tại Rừng đặc dụng Yên Tử đã được lập, tôi đã xác định được các loài cây quý hiếm, có nguy cơ bị tiêu diệt ở khu vực nghiên cứu. Theo thang đánh giá của IUCN(2009), CITES, SĐVN(1997) và NĐ32/CP thì trong tổng số 364 loài cây gỗ tại khu vực nghiên cứu có 12 loài (chiếm 3,3%) được xếp vào danh mục các loài cây gỗ cần được bảo tồn, thể hiện ở bảng 4.7.
Bảng 4.7: Danh sách thực vật quý hiếm ở Rừng đặc dụng Yên Tử
TT Tên loài Họ Tiêu chuẩn
Tên khoa học Tên Việt Nam IUCN CITES SĐVN NĐ32 1 Cycas rumphii Miq. Thiên tuế Cycadaceae VU IIA 2 Dacrydium elatum (Roxb.) Wall. ex Hook. Hồng tùng Podocarpaceae K 3 Nageia fleuryi
(Hickel) de Laub. Kim giao Podocarpaceae V V 4 Podocarpus pilgeri
Foxw.
Thông tre lá
ngắn Podocarpaceae R
5 Caesalpinia sappan L. Tô mộc Caesalpiniaceae T 6
Altingia chinensis
(Champ. ex Benth.) Oliv. ex Hance.
Tô hạp
Trung Hoa Hamamelidaceae EN R
7 Annamocarya sinensis
(Dode.) J. Leroy. Chò đãi Juglandaceae R V 8 Cinnamomum
balansae Lecomte. Vù hương Lauraceae VU R IIA 9 Madhuca pasquieri
(Dubard.) H..J..Lamb.
Sến mật
Sapotaceae EN K
10 Erythrofloeum fordii
Oliv. Lim xanh Caesalpiniaceae IIA
11
Sindora tonkinensis
A.Chev. ex K. et S.
Larsen. Gụ lau Caesalpiniaceae
EN
V IIA
12 Aquilaria crassna
Bảng 4.7 cho thấy ở Yên Tử có 12 loài thực vật quý hiếm, có nguy cơ bị đe dọa cao thuộc 2 ngành thực vật là ngành Hạt trần và ngành Hạt kín. Trong đó, ngành Hạt trần có 4 loài là Thiên tuế (Cycas sp.), Kim giao (Nageia fleuryi (Hickel) de Laub.), Hồng tùng (Dacrydium elatum (Roxb.) Wall. ex Hook.), và Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri Foxw.), còn lại là 8 loài thuộc ngành Hạt kín. Ở mức độ nguy cấp (E) có 1 loài là Trầm hương (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte.); nhóm sắp nguy cấp (V) có 3 loài là: Gụ lau (Sindora tonkinensis A.Chev. ex K. et S. Larsen.), Chò đãi (Annamocarya sinensis (Dode.) J. Leroy), Kim giao (Nageia fleuryi (Hickel) de Laub.); nhóm thực vật bị đe dọa (T) có 1 loài là Tô mộc (Caesalpinia sappan L.), nhóm thực vật hiếm (R) là 3 loài Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri Foxw.), Tô hạp Trung Hoa (Altingia chinensis (Champ. ex Benth.) Oliv. ex Hance.), Vù hương (Cinnamomum balansae Lecomte.) và nhóm thực vật cần được bảo tồn nhưng chưa có thông tin chính xác (K) có 1 loài là Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard.) H..J..Lamb.).
Số loài cây gỗ ở Yên Tử được khái quát theo công thức sau:
Tổng số loài: 9 = 1E + 3V + 1T + 3R + 1K
Ngoài ra, ở Rừng đặc dụng Yên Tử còn có 4 loài được ghi trong Nghị định 32/NĐ – CP của Chính phủ, thuộc nhóm thực vật IIA. Đó là các loài Gụ lau, Lim xanh, Vù hương, Thiên tuế. Trong đó có 2 loài đã được ghi trong công thức trên. Nhằm mục tiêu quản lý và bảo tồn những loài cây quý hiếm này, làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo tại khu vực rừng đặc dụng Yên Tử, đề tài đã nghiên cứu và đưa ra cơ sở dữ liệu về 12 loài cây gỗ có giá trị bảo tồn cao nói trên.