Đa dạng về giá trị sử dụng tài nguyên cây gỗ ở Rừng đặc dụng Yên Tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ tại rừng đặc dụng yên tử quảng ninh (Trang 39)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Đa dạng về giá trị sử dụng tài nguyên cây gỗ ở Rừng đặc dụng Yên Tử

Ở khu vực Yên Tử đã phát hiện được 364 loài cây gỗ thuộc 221 chi và 78 họ của 3 ngành thực vật. Trong số này có tổng số 320 lồi cây gỗ có ích, chiếm 87,91% tổng số lồi cây gỗ trong khu vực, có thể sử dụng vào 13 nhóm cơng dụng khác nhau. Tỷ lệ số lồi cây gỗ có ích tại đây khá cao và các nhóm cơng dụng cũng khá phong phú, thể hiện qua bảng 4.6.

Bảng 4.6: Tổng hợp các nhóm công dụng của cây gỗ ở Yên Tử TT Nhóm cơng dụng Kí hiệu Số lồi Tỷ lệ (%)

1 Cho gỗ G 233 64,01 2 Cho thuốc T 95 26,10 3 Cho nhựa N 50 13,74 4 Làm cảnh và bóng mát C 44 12,09 5 Cho tannin Tn 33 9,07 6 Cho sợi S 31 8,52

7 Cho tinh dầu Td 25 6,87

8 Cho quả Q 22 6,04

9 Cho dầu béo D 17 4,67

10 Cho màu M 12 3,30

11 Cho tinh bột B 8 2,20

12 Cho rau ăn R 6 1,65

13 Cho nguyên liệu Nl 6 1,65

Qua bảng 4.6 ta có thể thấy tỷ lệ phần trăm các lồi cây gỗ ở mỗi nhóm cơng dụng là khơng đều nhau, cụ thể là:

Nhóm cây cho gỗ (G): Ở Việt Nam, tài nguyên cây gỗ lớn nhất tập trung vào hai ngành thực vật tiến hóa nhất đó là ngành thực vật Hạt trần (cịn gọi là Ngành Thơng: Pinophyta) và ngành thực vật Hạt kín (cịn gọi là Ngành Ngọc lan: Magnoliophyta) hiện nay chúng chiếm hầu hết các diện tích đất rừng tự nhiên và gây trồng. Tại khu vực nghiên cứu có 233 lồi cây cho gỗ, chiếm 64,01 % tổng số loài cây gỗ của toàn bộ khu vực nghiên cứu. Đây là nhóm có số lượng lồi cao nhất. So với các khu vực khác trong nước thì tỷ lệ này là khá cao. Các loài cây lấy gỗ có giá trị như: Lim xanh, Sến mật, Táu mật, Sao Hòn Gai, Đinh thối, Gụ lau, Vù hương, Lim xẹt, Gội tẻ, Trâm các loại, Hồng tùng, Kim giao, Thông tre, Thông tre lá ngắn, Trầm hương, … Các họ cây gỗ có nhiều lồi và chi cho gỗ như: họ Long não (Lauraceae) có 6 chi và 14 lồi; họ Dẻ (Fagaceae) có 3 chi và 13 lồi; họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 8 chi và 11 lồi; họ Dâu tằm (Moraceae) có 4 chi và 8 lồi, họ Măng cụt (Clusiaceae) có 3 chi và 7 lồi, …

Nhóm cây cho thuốc (T): Các bài thuốc dân gian thường sử dụng vỏ rễ, vỏ thân, cành, lá, hoa quả cây gỗ đã có lịch sử sử dụng lâu đời, do đó, việc thống kê cho hết các cây gỗ làm thuốc cịn nhiều khó khăn. Theo Võ Văn Chi (1996), số lồi cây có thể dùng làm thuốc ở Việt Nam là khoảng 3200 lồi. Tại khu vực nghiên cứu, chúng tơi đã thống kê được 95 lồi cây gỗ có cơng dụng này, chiếm 26,1% tổng số loài cây gỗ trong khu vực nghiên cứu và chiếm 2,97% số lồi cây có thể dùng làm thuốc ở Việt Nam. Con số này là tương đối cao. Một số loài tiêu biểu như : Sến mật, Bổ béo trắng, Bổ béo đen, Kim giao, Đáng, Cơm nếp, Chân chim núi, Muồng lá khế, Phèn đen, …

Nhóm cây cho tinh dầu (Td): có 25 loài, chiếm 6,87% tổng số loài cây gỗ tại khu vực nghiên cứu. Các lồi điển hình thuộc nhóm này như: Thơng, Mần tang, Trầm, Vù hương, Sau sau, Bồ đề, Đáng, Bưởi, Đại, Sẻn gai, Trầm hương, ...

Nhóm cây cho nhựa (N): có 50 lồi, chiếm 13,74% tổng số lồi cây gỗ trong khu vực nghiên cứu. Các loài cho nhựa điển hình như: Trám, Sơn ta, Đa, Si, Sữa, Vú bị lá to, Ngõa lơng, Đa nhộng vàng, Sau sau, ...

Nhóm cây cho Tanin (Tn): có 33 lồi, chiếm 9,07% tổng số lồi trong khu vực nghiên cứu. Một số lồi điển hình thuộc nhóm này đó là: Trâm, Sim, Dướng, Hu đay, Muồng đen, Nhựa ruồi, Tô mộc, Xoan nhừ, Vối, Dẻ cau, …

Nhóm cây cho dầu béo (D): có 17 loài, chiếm 4,67% tổng số loài trong khu vực nghiên cứu. Một số lồi điển hình như: Trẩu, Nụ, Sở, Bứa, Nhội, Chị đãi, Trám đen, ...

Nhóm cây làm cảnh và bóng mát (C): Đây là những cây có giá trị thẩm mỹ cao như dáng đẹp, màu sắc tao nhã, có thể gây ấn tượng khi nhìn. Theo kết quả thống kê tại khu vực Yên Tử có 44 lồi, chiếm 12,09% tổng số lồi. Một số loài làm cảnh tiêu biểu như: Mai vàng, Trúc Yên Tử, Đa các loại, Lộc vừng, Đại, Sữa, Thiên tuế, Thông La Hán, Vàng anh, Kim giao, Sấu, Thông tre, Trúc Yên Tử, ...

Nhóm cây cho quả (Q): nhóm này bao gồm những cây có quả ăn được. Qua kết quả điều tra đã thống kê được 22 lồi thuộc nhóm cơng dụng này, chiếm 6,04% tổng số loài cây gỗ trong khu vực nghiên cứu. Một số loài tiêu biểu như: Trám, Sấu, Tai chua, Dâu da đất, Sim, Bưởi, Hồng bì, Roi rừng, Vả, Mùng quân rừng, ...

Nhóm cây cho màu (M): trong khu vực nghiên cứu có 12 lồi cây gỗ cho cơng dụng này, chiếm 3,3% tổng số lồi trong khu vực nghiên cứu. Một số lồi điển hình như: Thanh thất, Nụ, Lim xẹt, Thừng mực mỡ, Tô mộc, ...

Nhóm cây cho sợi (S): có 31 lồi cây gỗ cho công dụng này, chiếm 8,52% tổng số loài cây gỗ tại đây. Một số loài tiêu biểu như: Trầm, Dó, Dướng, Hu đay, Sui, Mang lá mác, Sảng nhung, ...

Nhóm cây cho rau ăn (R): có 6 lồi, chiếm 1,65% tổng số lồi. Một số lồi điển hình như: Lộc vừng, Chân chim, Lộc mại, ...

Nhóm cây cho nguyên liệu (Nl): có 6 lồi, chiếm 1,65% tổng số lồi. Một số lồi điển hình như: Nứa lá to, Tre khống, Mai, Tre gai, Tre róc, ...

Nhóm cây cho tinh bột (B): Ngồi các cơng dụng trên, các cây gỗ cịn có thể cho các sản phẩm làm chất dinh dưỡng cho con người như cho bột, cho đường, ... Trong khu vực nghiên cứu có 8 lồi cây gỗ cho tinh bột, chiếm 2,2% tổng số loài. Các quả, hạt của các loài trong họ Dẻ (Fagaceae), họ Cam (Rutaceae) (kể cả thân cây) có khả năng cho lượng tinh bột lớn, thay thế cả các loại làm lương thực thân cỏ (lúa, ngơ, kê, sắn, ...), đơi khi cịn cho hương vị hấp dẫn hơn. Các lồi cây cho tinh bột này có thể chuyển hóa thành đường và từ đó lên men thành rượu.

Ngồi những nhóm cơng dụng kể trên thì cũng có nhiều lồi cây gỗ đa công dụng như: Sến mật, Trám, Sấu, Nụ, Bứa, Mai, Đa, Si, Trầm hương, Vù hương, Tô mộc, Dướng, ...

4.4. Đa dạng các lồi cây gỗ có giá trị bảo tồn cao

Để có biện pháp bảo vệ các lồi cây gỗ ngồi việc nắm được toàn bộ thành phần loài cây gỗ của khu vực nghiên cứu cần phải có sự đánh giá các mức độ bị đe dọa của các lồi trong hệ thực vật đó để có chính sách ưu tiên và biện pháp bảo vệ có hiệu quả. Căn cứ vào Danh lục cây gỗ tại Rừng đặc dụng Yên Tử đã được lập, tôi đã xác định được các lồi cây q hiếm, có nguy cơ bị tiêu diệt ở khu vực nghiên cứu. Theo thang đánh giá của IUCN(2009), CITES, SĐVN(1997) và NĐ32/CP thì trong tổng số 364 lồi cây gỗ tại khu vực nghiên cứu có 12 lồi (chiếm 3,3%) được xếp vào danh mục các loài cây gỗ cần được bảo tồn, thể hiện ở bảng 4.7.

Bảng 4.7: Danh sách thực vật quý hiếm ở Rừng đặc dụng Yên Tử

TT Tên loài Họ Tiêu chuẩn

Tên khoa học Tên Việt Nam IUCN CITES SĐVN NĐ32 1 Cycas rumphii Miq. Thiên tuế Cycadaceae VU IIA 2 Dacrydium elatum (Roxb.) Wall. ex Hook. Hồng tùng Podocarpaceae K 3 Nageia fleuryi

(Hickel) de Laub. Kim giao Podocarpaceae V V 4 Podocarpus pilgeri

Foxw.

Thông tre lá

ngắn Podocarpaceae R

5 Caesalpinia sappan L. Tô mộc Caesalpiniaceae T 6

Altingia chinensis

(Champ. ex Benth.) Oliv. ex Hance.

Tô hạp

Trung Hoa Hamamelidaceae EN R

7 Annamocarya sinensis

(Dode.) J. Leroy. Chò đãi Juglandaceae R V 8 Cinnamomum

balansae Lecomte. Vù hương Lauraceae VU R IIA 9 Madhuca pasquieri

(Dubard.) H..J..Lamb.

Sến mật

Sapotaceae EN K

10 Erythrofloeum fordii

Oliv. Lim xanh Caesalpiniaceae IIA

11

Sindora tonkinensis

A.Chev. ex K. et S.

Larsen. Gụ lau Caesalpiniaceae

EN

V IIA

12 Aquilaria crassna

Bảng 4.7 cho thấy ở Yên Tử có 12 lồi thực vật q hiếm, có nguy cơ bị đe dọa cao thuộc 2 ngành thực vật là ngành Hạt trần và ngành Hạt kín. Trong đó, ngành Hạt trần có 4 lồi là Thiên tuế (Cycas sp.), Kim giao (Nageia

fleuryi (Hickel) de Laub.), Hồng tùng (Dacrydium elatum (Roxb.) Wall. ex

Hook.), và Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri Foxw.), cịn lại là 8 lồi thuộc ngành Hạt kín. Ở mức độ nguy cấp (E) có 1 lồi là Trầm hương (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte.); nhóm sắp nguy cấp (V) có 3 lồi là: Gụ lau (Sindora tonkinensis A.Chev. ex K. et S. Larsen.), Chò đãi (Annamocarya sinensis (Dode.) J. Leroy), Kim giao (Nageia fleuryi (Hickel) de Laub.); nhóm thực vật bị đe dọa (T) có 1 lồi là Tơ mộc (Caesalpinia

sappan L.), nhóm thực vật hiếm (R) là 3 lồi Thơng tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri Foxw.), Tô hạp Trung Hoa (Altingia chinensis (Champ. ex Benth.)

Oliv. ex Hance.), Vù hương (Cinnamomum balansae Lecomte.) và nhóm thực vật cần được bảo tồn nhưng chưa có thơng tin chính xác (K) có 1 lồi là Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard.) H..J..Lamb.).

Số loài cây gỗ ở Yên Tử được khái quát theo công thức sau:

Tổng số loài: 9 = 1E + 3V + 1T + 3R + 1K

Ngoài ra, ở Rừng đặc dụng n Tử cịn có 4 lồi được ghi trong Nghị định 32/NĐ – CP của Chính phủ, thuộc nhóm thực vật IIA. Đó là các lồi Gụ lau, Lim xanh, Vù hương, Thiên tuế. Trong đó có 2 lồi đã được ghi trong công thức trên. Nhằm mục tiêu quản lý và bảo tồn những loài cây quý hiếm này, làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo tại khu vực rừng đặc dụng Yên Tử, đề tài đã nghiên cứu và đưa ra cơ sở dữ liệu về 12 lồi cây gỗ có giá trị bảo tồn cao nói trên.

4.4.1. Chị đãi

Tên khoa học: Annamocarya sinensis (Dode) Leroy. Họ: Hồ đào - Juglandaceae

Cây gỗ to, rụng lá, cao 30m - 35m, đường kính thân đến trên 0,8m. Vỏ nhẵn, thịt màu tím, lá kép lơng chim một lần lẻ, dài 30cm - 40cm. Lá chét 7 - 9, gần chất da, mép ngun. Lá chét phía trên khá to, hình bầu dục dài hoặc hình mác bầu dục dài, dài 12cm - 15cm, rộng 4cm - 5cm, lá chét phía dưới nhỏ hơn, thường hình trứng, cuống lá chét dài 3mm - 5mm. Cụm hoa đực hình đi sóc, dài 13cm - 15cm, rủ xuống, thường 5 - 9 cụm thành một bó mọc ở nách lá. Cụm hoa cái là bông ở đầu cành, đứng thẳng. Hoa cái 3 - 5. Quả hình cầu hay hình trứng, dài 6cm - 8cm, đường kính 5cm - 6cm, vỏ quả dày, hóa gỗ, thường nứt thành 6 - 9 mảnh.

* Đặc điểm sinh thái học

Mùa hoa tháng 4, mùa quả chín tháng 8 - 9. Tái sinh bằng hạt. Mọc ở rừng mưa nhiệt đới thường xanh, mưa mùa ẩm, ưa ẩm, ở độ cao 100m - 600m. Thường mọc ở ven suối, trong thung lũng; ưa đất dốc tụ, tầng dày, màu mỡ, từ trung tính tới kềm nhẹ. Cây mọc rải rác cùng với Cà lồ (Caryodaphnopsis tonkinensis), Sấu (Dracontomelum duper reanum), Sâng (Pometia pinnata) (Cúc Phương).

* Phân bố:

Ở Việt Nam: Vĩnh phúc (Tam Đảo), Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hóa (Lang Chánh).

Tại khu vực nghiên cứu số lượng cá thể cịn rất ít, rất khó gặp, cây tái sinh số lượng cũng có rất ít.

Trên thế giới: Trung Quốc (Đông Nam Vân Nam, Quảng Tây). * Giá trị

Gỗ tốt dùng làm đồ dùng gia đình và xây dựng. Hạt ép dầu béo. Vỏ quả chế than hoạt tính. Cây có dáng đẹp có thể trồng dọc đường phố, trong vườn hoa và vườn thực vật.

4.4.2. Gụ lau

Tên khoa học: Sindora tonkinensis A.Chev. Họ: Họ Vang - Caesalpiniaceae

* Đặc điểm nhận biết

Cây gỗ to, rụng lá, cao 20m - 25m hay hơn nữa, đường kính thân 0,6m - 0,8m, lá kép lông chim một lần, chẵn. Lá chét 4 - 5 đơi, hình bầu dục-mác, dài 6cm - 12cm, rộng 3,5cm - 6cm, chất da, nhẵn; cuống lá chét khoảng 5mm. Cụm hoa hình chùy, dài 10cm - 15cm, phủ đầy lơng nhung màu hung vàng. Lá bắc hình tam giác, dài 5mm - 10mm. Lá đài phủ đầy lông nhung. Cánh hoa 1 (-3), nạc, dài khoảng 8mm. Bầu có cuống ngắn, phủ đầy lơng nhung; vịi cong, dài 10mm - 15mm, nhẵn, núm hình đầu. Quả đậu, gần trịn hay hình bầu dục rộng, dài 7cm, rộng khoảng 4cm với một mỏ thẳng, khơng phủ gai, hạt 1 ít khi 2 - 3.

* Đặc điểm sinh thái học

Mùa hoa tháng 3 - 5, mùa quả chính tháng 7 - 9. Tái sinh bằng hạt. Mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh, ưa mưa hay mưa mùa ẩm, ở độ cao không quá 600m trên đất tốt, có tầng dày và thốt nước.

* Phân bố địa lý

Ở Việt Nam: các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế Quảng Nam - Đà Nẵng, Khánh Hòa.

Tại khu vực nghiên cứu: lồi này số lượng cịn nhiều, mật độ tái sinh cao, phân bố ở đai thấp dưới 700m, tập trung chủ yếu ở sườn dưới và sườn giữa, từ 50m – 400m so với mặt nước biển.

* Giá trị

Gỗ màu nâu thẫm, khơng bị mối mọt hay mục, hơi có vân hoa. Gỗ tốt, dùng trong xây dựng, đóng thuyền hay đồ dùng gia đình cao cấp như sập, tủ

chè. Vỏ cây giàu tanin, trước đây thường dùng để nhuộm lưới đánh cá. Hoa của cây là nguồn mật tốt cho ong.

4.4.3. Hồng tùng

Tên khoa học: Dacrydium elatum (Roxb.) Wall. ex Hook. Họ: Podocarpaceae

* Đặc điểm nhận biết

Cây gỗ lớn, cao trên 30m, đường kính trên 80cm. Thân thẳng, tán hình ơ. Gốc thường có bạnh thấp, vỏ màu nâu hồng, bong mảng nhỏ. Lá, vỏ, gỗ có tinh dầu thơm. Cành mọc hơi vịng, mang hai loại lá. Lá hình mũi dùi ba cạnh cong dài 0,7cm – 1cm có trên cành quang hợp và trên cây con. Lá mọc xít nhau có trên cành ra hoa, lá nhỏ dẹt, mặt trên xanh thẫm có rãnh lõm dọc dài 3mm – 6mm.

Nón đơn tính khác gốc, nón đực hình trứng mọc đầu cành, dài 6mm – 7mm, đơi nhị hình vảy. Nón cái mọc lẻ ở đầu cành ngắn, xuất phát từ kẽ lá chỉ

có 1 nỗn trên cùng phát triển. Quả nón có một hạt hình trứng dài 0,4cm, gốc có vỏ giả màu đỏ bao 1/3 hạt.

* Đặc điểm sinh thái học

Hoa ra tháng 3 – 4, hạt chín tháng 10 – 11. Cây ưa khí hậu ơn hịa, mưa nhiều, mát ẩm. Cây con cần che bóng nhẹ.

* Phân bố

Loài này phân bố ở Lào Cai, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Đà Lạt, Lâm Đồng. Đây là loài đặc hữu của Việt Nam, gặp rải rác trong rừng hỗn loài thường xanh hoặc phân bố thành đám nhỏ gần thuần loài trên độ cao 900m – 2500m.

Tại khu vực Yên Tử, hiện nay còn khoảng hơn 400 cá thể, được trồng từ thời Vua Trần Nhân Tông đến tu hành tại đây. Cho đến nay, các cá thể này có đường kính trung bình khoảng 80cm với chiều cao trung bình đạt 30m. Hồng tùng phân bố từ độ cao 350m - 700m quanh các khu vực Đường Tùng, chùa Hoa Yên, chùa Một mái, Thác Vàng, Thác Bạc, Vườn Tùng. Đặc biệt ở quanh khu vực Vườn Tùng (Am Hoa, Am Thuốc) có khoảng 120 cá thể tập trung trên diện tích khoảng 4ha. Hiện tại chưa tìm thấy cây tái sinh tại đây. Một số cá thể đã bước qua giai đoạn thành thục và đang bị cụt ngọn, rỗng ruột, đổ gãy. Vì những cá thể này gắn với lịch sử của dân tộc ta cho nên cần có những nghiên cứu bảo tồn lồi q hiếm này.

* Giá trị

Gỗ nhóm I, có giá trị xuất khẩu cao, dùng trong xây dựng, làm đồ mỹ nghệ hoặc để cất tinh dầu.

4.4.4. Kim giao

Tên khoa học: Nageia fleuryi (Hickel) de Laub. Họ: Podocarpaceae

* Đặc điểm nhận biết

Cây gỗ nhỡ thân thẳng vỏ bong mảng, tán hình trụ. Phân cành ngang, cành non màu xanh. Lá dầy hình trái xoan ngọn giáo hoặc trứng, đầu nhọn dần đuôi nêm, lá dài 6cm - 7cm, rộng 1,6cm - 2cm mọc gần đối hơi vặn ở cuống cùng với cành làm thành mặt phẳng. Gân lá nhiều hình cung.

Nón đực hình trụ dài 2cm, thường 3 - 4 chiếc mọc cụm ở nách lá. Nón cái mọc lẻ ở nách lá. Quả nón hình cầu, đường kính 1,5cm - 2cm khi chín màu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ tại rừng đặc dụng yên tử quảng ninh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)