Phương pháp điều tra thu thập tài liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang​ (Trang 26 - 30)

2.4.2.1. Phương pháp kế thừa

- Sử dụng phương pháp kế thừa có chọn lọc các nguồn tài liệu từ các cơ quan chuyên ngành như: Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Lâm nghiệp, UBND huyện Yên Thế, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện, Hạt Kiểm lâm huyện và một số cơ quan khác. Các thông tin cần thu thập gồm:

- Các thông tin về điều kiện tự nhiên; - Các thông tin về điều kiện kinh tế xã hội; - Các thông tin chuyên đề về lâm nghiệp; - Các loại bản đồ:

+ Bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp hàng năm; + Bản đồ các chủ rừng;

+ Bản đồ quy hoạch phát triển lâm nghiệp; + Bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

- Những tài liệu về kinh nghiệm quản lý rừng của các nước, những nguyên tắc và tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của các tổ chức quốc tế.

2.4.2.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp

a). Điều tra thảm thực vật

Mở các tuyến điều tra kết hợp với lập các ô tiêu chuẩn để đánh giá hiện trạng sử dụng đất và thảm thực vật rừng.

Nguyên tắc lập tuyến: Tuyến phải đại diện, đi qua hầu hết các dạng sinh cảnh chính và địa hình trên toàn bộ diện tích nghiên cứu, theo đai cao và theo sinh cảnh. Dựa vào bản đồ địa hình và bản đồ thảm thực vật đã có để xây dựng tuyến điều tra. Trên mỗi tuyến điều tra thống kê và ghi chép sự thay đổi

hiện trạng sử đất, thay đổi trạng thái rừng, các loài thực vật đã gặp và các tác động tự nhiên hay do con người tác động lên thảm thực vật. Hoàn chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất và thảm thực vật rừng.

b). Điều tra trữ lượng bằ ng phương pháp ô tiêu chuẩn điển hình

*. Đố i với rừng tự nhiên: diê ̣n tích ô 500m2, số ô điều tra bổ sung 30ô. - Điều tra tầng cây cao: Trong các ô tiêu chuẩn tiến hành điều tra thành phần loài thuộc tầng cây cao, và các chỉ tiêu sinh trưởng đường kính tại vị trí 1,3m (D1.3) ≥ 6cm, chiều cao vút ngọn (Hvn), xác định tầng thứ.

- Điều tra tầng cây tái sinh và cây bụi thảm tươi trên ô dạng bản. Kích thước ô dạng bản là 5x5m =25m2, chọn 5 ô dạng bản (4 ô ở 4 góc ô tiêu chuẩn và 1 ô ở giữa). Trong các ô dạng bản tiến hành đo đếm số lượng cá thể, kích thước, đặc điểm sinh trưởng, nguồn gốc tái sinh của tất cả các cây gỗ có D1.3 < 6cm. Các cây bụi thảm tươi cũng được thống kê thành phần, số lượng, kích thước, độ che phủ mặt đất.

- Đánh giá độ phong phú loài của lớp cây bụi, dây leo và thảm tươi. Độ nhiều (hay độ dầy rậm) của thảm tươi được đánh giá theo Drude.

- Điều tra thực vật ngoại tầng: Điều tra tên loài, dạng sống và số lượng phân bố theo tầng tán.

*. Đố i với rừng trồng:

- Rừ ng trồng có trữ lươ ̣ng (cấp tuổi II trở lên) đo đếm toàn bô ̣ D, H. Quan sát tình hình sinh trưởng, phát triển của lô rừng. Tính toán lượng tăng trưởng đường kính, chiều cao. Tính trữ lượng/ha. Tổng số ô điều tra 30 ô, diện tích ô 100m2.

- Rừ ng trồng chưa trữ lươ ̣ng (cấp tuổi I): Đếm số cây trong ô, mu ̣c trắc đường kính, chiều cao bình quân ô. Tính toán mâ ̣t đô ̣ cây/ha. Quan sát đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của lô rừng. Tổng số ô điều tra 30 ô.

c). Điều tra tài nguyên động - thực vật

- Phỏng vấn thợ săn, thợ rừng và người địa phương bằng các tranh ảnh minh hoạ, các câu hỏi để xác định những thông tin có giá trị về tổ thành loài, phân bố và tình trạng hiện tại của tài nguyên.

- Thu thập mẫu vật, chụp ảnh một số ưu hợp rừng, cây quý hiếm.

2.4.2.3.Phương pháp khảo sát thực địa

a). Phỏng vấn hộ và họp nhóm

Thực hiện phỏng vấn các hộ hoặc tổ chức họp nhóm đại diện các hộ để thu thập các thông tin ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp và quản lý rừng bền vững trên địa bàn.

Nhóm đối tượng được lựa chọn phỏng vấn, thảo luận thu thập thông tin đa dạng, phong phú có mức sống khác nhau, địa bàn cư trú khác nhau, vị trí xã hội khác nhau, lĩnh vực quản lý khác nhau nhưng đều có sự hiểu biết về các vấn đề có liên quan đến quản lý rừng.

Những chủ đề phỏng vấn tập trung vào:

+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và nhân văn; + Thực trạng quản lý sử dụng rừng;

+ Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội nhân văn đến hiệu quả quản lý sử dụng tài nguyên rừng;

+ Giải pháp nhằm góp phần quản lý rừng bền vững ở huyện Yên Thế. Phương pháp phỏng vấn hộ và họp nhóm được sử dụng để kiểm tra kết quả và xác định những yếu tố quan trọng nhất đang thúc đẩy hay cản trở, thách thức quá trình quản lý rừng; lựa chọn những giải pháp ưu tiên, đề xuất những khuyến nghị sử dụng hợp lý tài nguyên rừng tại địa phương.

*. Chọn điểm và hộ gia đình điều tra

- Trong huyện chọn 3 xã đại diện có nhiều rừng và đất lâm nghiệp, có đủ các trạng thái rừng và diện tích biến động hàng năm lớn.

- Trong mỗi xã chọn 2-3 thôn đại diện để điều tra với các tiêu chí: + Địa hình: đại diện cho địa hình chung của toàn xã;

+Sử dụng đất: có đầy đủ các kiểu sử dụng đất lâm nghiệp;

+Dân cư và dân tộc: có mật độ dân trung bình so với toàn xã và phân bố tương đối đồng đều; có đầy đủ các thành phần dân tộc trong xã;

+Trình độ dân trí và trình độ phát triển trung bình đại diện cho toàn xã. - Mỗi thôn chọn 5 hộ để phỏng vấn, bao gồm có hộ nghèo, hộ trung bình và hộ khá, giàu. Việc phân loại hộ gia đình có thể kế thừa các tài liệu đã phân loại của phòng Thống kê huyện. Trong trường hợp xã chưa phân loại hộ gia đình thì trong quá trình thảo luận nhóm sẽ phân chia sơ bộ hộ gia đình làm 3 nhóm: Nhóm 1 có điều kiện tốt nhất, nhóm 2 có điều kiện trung bình, nhóm 3 có điều kiện kém nhất. Trên cơ sở đó tiến hành rút mẫu ngẫu nhiên các loại hộ gia đình từ các nhóm theo số lượng đã đề ra.

- Phương pháp phỏng vấn hộ:

Xây dựng phiếu điều tra bao gồm các câu hỏi bán định hướng để tìm hiểu tình hình sử dụng đất đai hộ gia đình, những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân và biện pháp giải quyết.

b). Tham vấn chuyên gia và cán bộ quản lý

Phương pháp này sẽ tổ chức các cuộc gặp gỡ, trò chuyện trao đổi và gửi báo cáo sơ bộ của luận văn cho một số chuyên gia, cán bộ quản lý có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý rừng và phát triển nông thôn miền núi nhằm tham vấn ý kiến về tình hình quản lý, bảo vệ rừng tại địa phương, các đề xuất giải pháp và kiến nghị để quản lý rừng bền vững trên địa bàn. Các nội dung thu thập được sẽ là cơ sở để xây dựng, điều chỉnh và hoàn thiện các giải pháp quản lý bền vững rừng ở địa phương.

c). Điều tra chuyên đề

Phương pháp điều tra chuyên đề được sử dụng để điều tra bổ sung các thông tin theo các lĩnh vực:

- Lĩnh vực trồng trọt điều tra theo các chỉ tiêu: Tình hình giao đất nông nghiệp, các thông tin về cây trồng, năng suất và sản lượng cây trồng, tình hình sâu bệnh hại tổn thất cây trồng, thông tin về khuyến nông, khuyến lâm;

- Lĩnh vực về chăn nuôi điều tra các chỉ tiêu: Tình hình chăn nuôi của xã, các chủng loại giống, bãi chăn thả, tình hình dịch bệnh, tình hình cải tạo giống vật nuôi của xã, thông tin về khuyến nông, khuyến lâm tại các thôn;

- Lĩnh vực lâm nghiệp điều tra các chỉ tiêu: Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp, tình hình giao đất lâm nghiệp, tình hình quản lý bảo vệ rừng, tình hình đầu tư và phát triển rừng, tình hình lợi dụng rừng, tình hình bảo vệ rừng;

- Điều tra tình hình sản xuất ở huyện Yên Thế (tập quán canh tác, nguồn nhân lực và sự phân công lao động, về thu nhập, về xoá đói giảm nghèo…);

- Điều tra về vấn đề quản lý - bảo vệ tài nguyên rừng (Mạng lưới tổ chức; thực tế quản lý - bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng; việc phát triển nguồn tài nguyên rừng và duy trì, phát triển sự đa dạng sinh học,…);

Việc thu thập thông tin còn được tiến hành qua việc quan sát trong quá trình điều tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang​ (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)