4.1.1.1. Diện tích các loại đất, loại rừng
Trên cơ sở kế thừa các tài liệu hiện có gồm: Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng; Điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng; Quy hoạch phát triển rừng sản xuất; Kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, cập nhật số liệu mới về diện tích rừng trồng, khoanh nuôi tái sinh rừng và kết quả điều tra bổ sung hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2013, diện tích các loại rừng huyện Yên Thế như sau:
Bảng 4.1: Diện tích các loại đất, loại rừng huyện Yên Thế, năm 2013.
Loại đất, loại rừng Diện tích (ha) Tỷ lệ %
Tổng diện tích tự nhiên 30.308,6 100,00 A. Đất có rừng 14.121,4 46,59 I. Rừng tự nhiên 1.020,9 3,37 1. Rừng phục hồi 1.020,9 3,37 II. Rừng trồng 13.100,5 43,22 1. RT có trữ lượng 7.105,2 23,44 2. RT chưa có trữ lượng 5.692,5 18,78 3. RT là tre luồng 3,6 0,01 4. RT là cây đặc sản 299,2 0,99 B. Đất chưa có rừng 283,9 0,94
1. Không có gỗ tái sinh (Ia,Ib) 202,5 0,67
2. Có gỗ tái sinh (Ic) 81,4 0,27
Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu hiện trạng rừng huyện Yên Thế năm 2013
- Diện tích rừng trồng cây đặc sản chủ yếu là diện tích Vải thiều trồng trên đất lâm nghiệp kém chất lượng, cần chuyển sang trồng rừng nguyên liệu để nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Diện tích đất chưa có rừng: Đây là đối tượng cần phải trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng để nâng cao độ che phủ của rừng.
4.1.1.2. Trữ lượng các loại rừng
Theo kết quả Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2009-2020 tỉnh Bắc Giang và nguồn số liệu theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp hàng năm của Kiểm lâm, kết hợp với khảo sát thực địa. Trữ lượng các loại rừng trên địa bàn huyện như sau:
Bảng 4.2: Diện tích, trữ lượng các loại rừng, huyện Yên Thế, năm 2013. STT Hạng mục Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Trữ lượng cây đứng (m3) Cộng 6.126,11 100 751.440 1 Rừng tự nhiên 1.020,90 12,56 55.129 - Rừng phục hồi 1.020,90 12,56 55.129 2 Rừng trồng 7.105,21 87,44 696.311 Rừng trồng có trữ lượng 7.105,21 87,44 696.311 Nhận xét:
+ Trữ lượng rừng tự nhiên rất thấp, không còn khả năng khai thác tận dụng gỗ. Do vậy trong những năm tới cần quản lý và bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, tiếp tục đầu tư kinh phí để làm giàu rừng tự nhiên.
+ Trữ lượng rừng trồng khá, khả năng khai thác và cung cấp lâm sản gỗ là tương đố i tốt.
4.1.1.3. Đặc điểm các loại rừng
Căn cứ vào diện tích rừng hiện có trên địa bàn huyện Yên Thế, tiến hành điều tra tổng số 30 ô tiêu chuẩn (OTC) rừng trồng và 30 OTC rừng tự nhiên trên các dạng đất khác nhau thuô ̣c 21 xã, thị trấn và kế thừa một số tài liệu điều tra năng suất rừng trồng phục vụ một số dự án trồng rừng trên địa bàn huyện Yên Thế. Tổng hợp các chỉ tiêu tăng trưởng của rừng tự nhiên và rừng trồng về đường kính hàng năm (ZD), chiều cao hàng năm (ZH) và trữ lượng (M3/ha) đo được của các tra ̣ng thái rừng tự nhiên và một số loài cây trồng rừng được tổng hợp như sau:
* Rừ ng tự nhiên:
Bảng 4.3: Các chỉ tiêu lâm học bình quân về trạng thái rừng.
Trạng thái rừng Độ tàn che Các chỉ tiêu lâm học D1.3 (cm) HVN(m) N/ha(cây) G/ha(m 2) M/ha (m3)
Kết quả bảng trên cho thấy các chỉ tiêu bình quân rừng tự nhiên hiện nay chủ yếu là rừng phục hồi sau nương rẫy và sau khai thác có trữ lượng thấp, gồm các cây gỗ có đường kính nhỏ. Hầu hết diện tích rừng chưa có khả năng cho khai thác cần phải tiếp tu ̣c khoanh nuôi bảo vê ̣.
Diện tích rừng tự nhiên toàn huyện là 1.020,9 ha, chiếm 7,23% diện tích đất có rừng. Hiện nay rừng tự nhiên chỉ còn lại rừng phu ̣c hồi IIA, IIB. Giá trị kinh tế của rừng không cao và không còn khả năng khai thác lâm sản. Vì vậy cần đóng cửa rừng không được khai thác lâm sản và khai thác tận dụng, tận thu đối với rừng tự nhiên. Cần tăng cường công tác quản lý bảo vệ, phòng chống cháy rừng và phòng trừ sâu bệnh hại rừng, tiếp tục đầu tư kinh phí để bảo vệ rừng nhằm nâng cao chất lượng và giá trị của rừng đáp ứng nhu cầu cung cấp lâm sản gỗ cho xây dựng, sản xuất đồ mộc, đồ dân dụng.
Hình 4.3: Rừng tự nhiên phục hồi tại xã Tam Tiến
* Rừng trồ ng:
Bảng 4.4: Năng suất lập địa rừng trồng theo tuổi.
STT Loài cây Tuổi
cây Các chỉ tiêu đánh giá Dạng đất M/ha (m3) ZD (cm/năm) ZH (m/năm) ZM(m 3/năm) 1 Bạch đàn 5 86,5 2,09 2,41 17,30 Đ3IIFs 2 Bạch đàn 6 121,9 2,09 1,99 20,32 Đ3IIFs 3 Keo 5 88,6 2,12 2,39 17,72 Đ3IIFs 4 Keo 6 126,6 2,08 2,04 21,10 Đ3IIFs 5 Bạch đàn 5 69,6 1,91 2,26 13,92 Đ3IIFc 6 Bạch đàn 6 90,5 1,80 2,00 15,08 Đ3IIFc 7 Keo 6 102,7 1,88 2,06 17,12 Đ3IIFc
Căn cứ vào đă ̣c điểm, tính chất của các da ̣ng lâ ̣p đi ̣a và kết quả điều tra ̣c đi ̣a cho thấy:
- Đố i vớ i cây Ba ̣ch đàn Urophylla năng suất đối với từng da ̣ng lâ ̣p đi ̣a như sau:
+ Bạch đàn Urophylla tuổi 5-6: Đất feralit, đồi thấp, đô ̣ dốc cấp II, ha ̣t mịn (Đ3IIFs) có trữ lượng từ 87-122m3.
+ Bạch đàn (Urophylla) tuổi 5-6: Đất feralit, đồi thấp, đô ̣ dốc cấp II, ha ̣t thô (Đ3IIFc) có trữ lượng từ 70-91m3.
- Đố i vớ i cây Keo lai (Acacia mangium Acacia auriculiformis) năng suất đối với từng da ̣ng lâ ̣p đi ̣a như sau:
+ Keo lai tuổi 5-6: Đất feralit, đồ i thấp, độ dố c cấp II, ha ̣t mi ̣n (Đ3IIFs) có trữ lươ ̣ng từ 89-127 m3.
+ Keo lai tuổi 6: Đất feralit, đồ i thấp, độ dốc cấp II, ha ̣t thô (Đ3IIFc) có trữ lươ ̣ng khoảng 103 m3.
Qua số liệu bảng trên cho thấy, các loài cây trồng rừng tập trung trên địa bàn của huyện đều có mức tăng trưởng và sinh trưởng tốt.
4.1.1.4. Hiện trạng quy hoạch ba loại rừng
Theo Quyết định số 1577/QĐ-UBND ngày 30/9/2010 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Bắc Giang và kết quả điều tra, thu thập bổ sung năm 2013, diện tích rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 12.620 ha, toàn bộ quy hoạch là rừng sản xuất. Ngoài ra trên địa bàn huyện Yên Thế còn có 1.789 ha rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp thuộc quản lý của các đơn vị quân đội, công an (đất an ninh, quốc phòng) và một số đơn vị khác.
Bảng 4.5: Diện tích loại đất, loại rừng.
Đơn vị: ha Loại đất, loại rừng Tổng diện tích QH lâm nghiệp Ngoài QHLN Cộng Sản xuất Tổng diện tích tự nhiên 30.308,6 12.620,0 12.620,0 1.785,2 A. Đất có rừng 14.121,4 12.336,1 12.336,1 1.785,2 I. Rừng tự nhiên 1.020,9 865,5 865,5 155,4 1. Rừng phục hồi 1.020,9 865,5 865,5 155,4 II. Rừng trồng 13.100,5 11.470,6 11.470,6 1.629,8 1. RT có trữ lượng 7.105,2 6.673,3 6.673,3 431,9 2. RT chưa có trữ lượng 5.692,5 4.503,9 4.503,9 1.188,5 3. RT là tre luồng 3,6 3,6 3,6 0,0 4. RT là cây đặc sản 299,2 289,8 289,8 9,4 B. Đất chưa có rừng 283,9 283,9 283,9 0,0
1. Không có gỗ tái sinh (Ia,Ib) 202,5 202,5 202,5 0,0
2. Có gỗ tái sinh (Ic) 81,4 81,4 81,4 0,0
Quy hoạch này phù hợp với quy hoạch phát triển rừng sản xuất tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010-2020. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng. Hiện trạng rừng hiện nay như sau:
- Rừng sản xuất gỗ lớn:
+ Rừng tự nhiên chỉ còn lại rừng phục hồi sau khai thác và phu ̣c hồi sau nương rẫy, không còn khả năng cung cấp lâm sản. Cần phải đóng cửa rừng tự nhiên để khoanh nuôi bảo vệ sau một thời gian dài mới có thể khai thác để phục vụ nhu cầu tại chỗ cho người dân.
+ Rừng trồng: Có 383,5 ha, chiến 3% diện tích rừng trồng. Gồm các loài cây Thông, Trám, Sấu, Xà cừ, Muồng, Lát trồng thuần loài hoặc hỗn giao với Keo, Bạch đàn. Đối tượng rừng này cần tiếp tục bảo vệ, tỉa thưa và nuôi dưỡng từ 10 – 15 năm nữa sẽ cho sản phẩn gỗ lớn có giá trị cao.
- Rừng sản xuất gỗ nhỏ và nguyên liệu: Có 12.414,2 ha, chiến 97% diện tích rừng trồng. Hầu hết là rừng trồng có khả năng cung cấp gỗ nhỏ và gỗ nguyên liệu (trụ mỏ, dăm gỗ, ván gép thanh...) gỗ xây dựng (cột chống, cốp pha...) đây là nhóm rừng quan trọng nhất hiện nay của huyện Yên Thế. Đối tượng rừng này có chu kỳ kinh doanh bình quân khoảng 7 năm, do vậy từ năm 2014 đến năm 2020 (7 năm) toàn bộ diện tích này sẽ được khai thác dần và trồng thay thế rừng mới.
Trong diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch là rừng sản xuất hiện nay có 299,2 ha Vải thiều được trồng từ những năm trước chất lươ ̣ng rất kém, không cho thu nhập cần phải trồng rừng thay thế để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
4.1.1.5. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý
Đến hết năm 2013 huyện Yên Thế đã giao và cho thuê 14.168 ha rừng và đất lâm nghiệp cho các chủ quản lý cụ thể, chiếm 98,3% diện tích.
- Giao cho DNTN: 1.394,9 ha.
- Lực lượng vũ trang quản lý (ngoài quy hoạch lâm nghiệp): 695,6 ha. - Giao cho hộ gia đình, cá nhân quản lý: 8.044,2 ha
- UBND đang quản lý: 241,8 ha. Diê ̣n tích này UBND các xã đang tiếp tục giao cho các hộ gia đình, các thành phần kinh tế để sử dụng có hiệu quả.
Bảng 4.6: Hiện trạng diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo chủ quản lý.
Loại đất, loại rừng Tổng DNNN DNTN LLVT Hộ GĐ UBND
Tổng diện tích tự nhiên 30.308,6 4.063,6 1.395,0 824,7 8.039,7 241,8 A. Đất có rừng 14.121,4 3.987,0 1.244,7 695,6 8.022,9 171,3 I. Rừng tự nhiên 1.020,9 4,8 804,5 155,4 17,2 39,1 1. Rừng phục hồi 1.020,9 4,8 804,5 155,4 17,2 39,1 II. Rừng trồng 13.100,5 3.982,3 440,2 540,1 8.005,7 132,2 1. RT có trữ lượng 7.105,2 2.652,3 103,5 251,2 4.098,1 - 2. RT chưa có trữ lượng 5.692,5 1.281,4 335,8 288,9 3.654,1 132,2 3. RT là tre luồng 3,6 3,6 4. RT là cây đặc sản 299,2 48,5 0,9 249,9 B. Đất chưa có rừng 283,9 46,2 150,3 - 16,8 70,6
1. Không có gỗ tái sinh
(Ia, Ib) 202,5 46,2 139,5 16,8
2. Có gỗ tái sinh (Ic) 81,4 10,8 70,6
C. Đất khác (nông
nghiệp, thổ cư,..) 15.903,3 30,4 129,1
Đánh giá chung về hiện trạng đất lâm nghiệp:
- Những năm gần đây, công tác bảo vệ và phát triển rừng đã đạt được kết quả quan trọng, đã cơ bản phủ xanh được đất trống đồi núi trọc trên địa bàn toàn huyện.
- Giá trị và chất lượng của rừng được nâng cao, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tăng cường vai trò chức năng phòng hộ, bảo vệ đất, chống xói
mòn; hạn chế thiệt hại do thiên tai và lũ bão gây ra; bảo vệ nguồn sinh thuỷ đầu nguồn các công trình thủy lợi; nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống nhân dân trong huyện.
- Công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp ngày càng được quan tâm, rừng và đất rừng đã được giao cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình kinh doanh và sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Vì vậy đã thu hút được nhiều các thành phần kinh tế đầu tư nguồn vốn để bảo vệ và phát triển rừng.
4.1.1.6. Tình hình tái sinh phục hồi rừng
Kết quả điều tra thu thập số liệu đánh giá tình hình tái sinh phục hồi tự nhiên trên đất trống đồi trọc như sau:
- Trạng thái Ic: Mật độ cây gỗ tái sinh (N) từ 2.000-3.000 cây/ha, cây mục đích có chiều cao H ≥ 1m, N= 700-1.000 cây/ha. Tổ thành loài cây thường gặp là: Dẻ, Kháo, Máu chó, Trám... Trạng thái này nằm trong diện tích được quy hoạch là rừng sản xuất, nên chỉ cần tiến hành khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, tăng cường công tác bảo vệ thì sau 5 đến 10 năm sẽ trở thành rừng non phục hồi.
- Trạng thái Ia, Ib: Mật độ cây tái sinh từ 1.000-2.000 cây/ha, cây mục đích có chiều cao H>1m, N=300-500 cây/ha. Tổ thành loài cây tái sinh thường gặp là: Dẻ, Kháo, Máu chó, Sai, Bứa ... đây là đối tượng đưa vào trồng rừng trong những năm tới.
4.1.1.7. Tài nguyên động, thực vật rừng
a). Tài nguyên thực vật rừng
Rừng tự nhiên Yên Thế phân bố chủ yếu ở vùng đồi và núi thấp, độ cao 300m, có hệ thực vật nhiệt đới khá phong phú và có nhiều loài cây quí hiếm hoặc cho gỗ tốt. Theo các kết quả điều tra của Viện Điều tra quy hoa ̣ch rừng (ĐTQH) từ trước tới nay cho thấy rừng Yên Thế có tới 10 loài cây rừng tương đối phổ biến. Thành phần thực vật tầng cây cao thường gặp là các loài Trám
Giổi xanh (Michelia mediocris), Lim xanh (Erythrofloeum fordii), Phân mã (Archidendron banansae), Nhội (Bischofia javanica), Xoan đào (Prunus
arborea)...
Mặc dù tổ thành loài thực vật huyện Yên Thế vẫn rất phong phú nhưng số lượng các loài cây mục đích hiện nay bị suy giảm trầm trọng. Một số loài gỗ quí, có trữ lượng lớn và nổi tiếng của vùng Đông Bắc trước đây như: Lim xanh, Lát hoa… hiện nay chỉ còn lại các cây tái sinh có đường kính nhỏ.
b). Tài nguyên động vật rừng:
Do rừng tự nhiên bị suy thoái, môi trường sống của động vật rừng bị thu hẹp, nên các loại thú quý hiếm hầu như không còn, hiện chỉ có một số loại như: Chồn, Sóc, Cầy, Gà rừng,... xuất hiện nhưng không nhiều.
4.1.1.8. Lâm sản ngoài gỗ
Lâm sản ngoài gỗ chủ yếu có tre nứa, Dùng phấn, một số ít cây thuốc.