1999 – 2013
Hình 4.5: Biểu đồ biến động rừng và đất lâm nghiệp huyện Yên Thế 1999 – 2013.
Bảng 4.7: Diễn biến rừng và đất lâm nghiệp giai đoạn 1999 - 2013. Đơn vị: ha Loại đất loại rừng 1999 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng diện tích 30.101,5 30.101,5 30.101,5 30.101,5 30.125,2 30.125,2 30.141,3 30.141,3 30.141,3 30.141,3 30.308,6 30.308,6 30.308,6 A. Đất có rừng 8.439,2 13.622,7 13.833,4 14.117,8 14.409,9 14.681,5 14.800,2 14.230,4 14.298,5 14.504,5 14.508,5 13.461,2 14.121,4 I. Rừng tự nhiên 2.518,0 2.586,7 2.566,3 1.869,3 1.706,8 1.535,5 1.468,8 977,4 940,5 940,5 940,8 901,2 1.020,9 1. Rừng phục hồi 2.518,0 2.586,7 2.566,3 1.869,3 1.706,8 1.535,5 1.468,8 977,4 940,5 940,5 940,8 901,2 1.020,9 II. Rừng trồng 5.921,3 11.036,0 11.267,1 12.248,5 12.703,1 13.146,0 13.331,4 13.253,0 13.358,0 13.564,0 13.567,7 12.560,0 13.100,5 1. RT có trữ lượng 2.838,0 4.624,5 5.152,1 5.594,7 4.011,8 3.373,1 2.912,0 3.538,0 4.954,0 6.043,9 5.252,4 6.367,0 7.105,2 2. RT chưa có trữ lượng 3.021,8 2.539,0 1.963,1 1.929,7 4.292,6 5.442,8 6.435,1 6.253,5 5.408,9 4.717,7 5.983,4 5.508,1 5.692,5 3. RT là tre luồng 61,5 35,3 39,6 33,2 51,4 51,4 43,6 42,3 32,4 29,7 18,4 6,4 3,6 4. RT là cây đặc sản 3.837,2 4.112,3 4.690,9 4.347,3 4.278,7 3.940,7 3.419,2 2.962,7 2.772,8 2.313,5 678,5 299,2 B. Đất chưa có rừng 6.081,1 2.546,2 2.205,3 1.800,3 1.256,0 943,3 847,6 1.017,6 957,5 751,5 687,6 332,3 283,9 1. Không có gỗ tái sinh (Ia,Ib) 6.081,1 2.423,1 2.118,1 1.539,1 1.063,8 759,5 667,3 802,1 751,7 551,7 565,8 247,7 202,5
2. Có gỗ tái sinh (Ic) 123,1 87,2 261,2 192,2 183,8 180,3 215,5 205,8 199,8 121,9 84,6 81,4
C. Đất khác
Qua số liệu diễn biến rừng và đất lâm nghiệp giai đoạn 1999 – 2013 ở biểu 4.7 và biểu đồ biến động ở hình 4.3 cho thấy:
- Diện tích đất quy hoa ̣ch cho lâm nghiệp huyện Yên Thế năm 2007 là 15.862,3 ha. Đến năm 2011 sau khi có kết quả điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng (quy hoa ̣ch rừng sản xuất) thì diện tích đất lâm nghiệp giảm xuống còn 12.620,0 ha. Nguyên nhân do một phần diện tích đất khác như nông nghiệp, mặt nước, thổ cư ... trước đây quy hoạch bao trùm không bóc tách, một phần do chuyển diện tích rừng trồng cây đă ̣c sản (cây Vải thiều khoảng 1.800 ha) ra ngoài diê ̣n tích đất lâm nghiê ̣p năm 2012.
- Diện tích rừng tự nhiên năm 1999 là 2.518,0 ha, giảm nhanh trong giai đoạn 1999 – 2008 rồi ổn định đến năm 2013 còn 1.020,9 ha. Nguyên nhân do trong giai đoạn 1999 – 2005 nhân dân đã cải tạo các diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt chuyển sang trồng Vải tự phát, một phần do sai lệch về số liệu theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp hàng năm. Sau năm 2005 một phần diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt (khoảng 111,1 ha) được cải tạo để trồng rừng kinh tế.
- Diện tích rừng trồng (không tính cây ăn quả) tăng đều hàng năm do trong giai đoạn 1995 – 2005 trên địa bàn huyện Yên Thế phong trào trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc phát triển mạnh, đặc biệt là sự hỗ trợ của Dự án PAM 5322. Sau năm 2005 là phong trào cải tạo vườn Vải thiều không hiệu quả sang trồng rừng. Kết quả đến năm 2013 huyện Yên Thế có 12.801,3 ha rừng trồng gỗ các loại.
- Tương ứng với diện tích rừng trồng tăng lên thì diện tích đất chưa có rừng đã giảm từ 6.081,1 ha năm 1999 xuống còn 283,9 ha năm 2013. Hiện nay diện tích này là tương đối ổn định do là diện tích luân phiên khai thác chuẩn bị trồng rừng năm sau.
- Diện tích Vải thiều (trồng trên đất lâm nghiệp) tăng mạnh trong giai đoạn 1999 – 2005 do giai đoạn này Vải thiều được giá, phong trào trồng Vải ở Yên Thế phát triển mạnh mẽ. Sau năm 2005 do giá cả Vải thiều tụt giảm mạnh nhân dân lại ồ ạt cải tạo vườn Vải sang trồng rừng lấy gỗ. Đến năm 2013 trên địa bàn huyện chỉ còn 299,2 ha Vải thiều trồng trên đất quy hoạch lâm nghiệp, diện tích này hiện nay cũng đang được nhân dân cải tạo dần dần sang trồng rừng lấy gỗ.
Tổng diện tích biến động rừng và đất lâm nghiệp trong giai đoạn 1009 2013 trên địa bàn huyện Yên Thế lên đến 29.896,9 lượt ha. Gồm 8 nguyên nhân: trồng rừng, khai thác, cháy rừng, sâu bệnh, phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng, khoanh nuôi bảo vệ tăng trưởng và nguyên nhân khác trong đó tập trung nhiều ở các nguyên nhân trồng rừng, khai thác, chuyển đổi mục đích sử dụng và nguyên nhân khác.
Hình 4.7: Rừng Bạch đàn 1 tuổi trồng thay thế Vải thiều tại xã Tam Hiệp
4.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh lâm nghiệp; những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong quản lý rừng bền vững ở huyện Yên Thế
4.2.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh lâm nghiệp
4.2.1.1. Tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh
a). Hệ thống quản lý
Bộ máy quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn huyện gồm: UBND huyện và UBND các xã.
- Phòng Nông nghiệp là đơn vị tham mưu cho UBND huyện về lĩnh vực Nông - Lâm nghiệp.
- Hạt Kiểm lâm là cơ quan kiểm tra, giám sát việc thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trên địa bàn huyện, kết hợp triển khai các Dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg.
- Cấp xã: Có 01 cán bộ phụ trách công tác khuyến lâm.
Nhìn chung diện tích rừng và đất lâm nghiệp cơ bản đã được giao cho các chủ rừng quản lý. Do vậy hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn huyện là khá hoàn chỉnh.
b). Hệ thống sản xuất kinh doanh lâm nghiệp
Hiện nay trên địa bàn huyện có 3 doanh nghiệp làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh lâm nghiệp. Trong đó có 2 doanh nghiệp Nhà nước là công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Thế và công ty Lâm nghiệp Đông Bắc. Ngoài việc phát triển rừng trong phạm vi được giao, còn có vai trò dịch vụ lâm nghiệp (cung cấp giống, dịch vụ kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm…). Hai công ty này được nhà nước quan tâm đầu tư, xây dựng đã có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội lâm nghiệp và đã làm tốt chức năng là nòng cốt, là cầu nối thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp của Nhà nước và là trung tâm chuyển giao khoa học kỹ thuật lâm nghiệp.
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Trường Lộc quản lý 1.394,9 ha và thực hiện dự án phát triển lâm nghiệp bền vững theo giấy phép đầu tư đã được UBND tỉnh cấp tháng 6 năm 2011. Công ty mới bắt đầu triển khai dự án nên chưa rõ hiệu quả.
4.2.1.2. Tình hình giao rừng, giao đất lâm nghiệp
Thực hiện Đề án giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp huyện Yên Thế giai đoạn 2009-2013, đến năm 2013 toàn huyện đã giao mới và hoàn thiê ̣n đươ ̣c 525,5 ha rừng và đất lâm nghiê ̣p cho 789 hô ̣ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thuô ̣c 14 xã; cấp 908 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cho 01 doanh nghiệp tư nhân là Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Trường Lộc thuê rừng và đất lâm nhiệp với diện tích là 1.394,9 ha.
Đến nay, công tác giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp ở Yên Thế đã cơ bản hoàn thành. Đến hết năm 2013 đã giao 4.063,6 ha cho 02 doanh nghiệp nhà nước, cho 01 doanh nghiệp tư nhân thuê 1.395,0 ha và giao 8.044,2 ha cho các hộ gia đình, cá nhân trên toàn huyện, diện tích còn lại 241,8 ha được UBND các xã đang quản lý và sẽ tiếp tục rà soát để giao cho các chủ sử dụng.
Nhìn chung công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp đang được thực hiện theo đúng quy đi ̣nh, trình tự, thủ tục của Nhà nước. Các tổ chức cá nhân được giao đất, giao rừng đều yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển sản xuất lâm nghiệp. Tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và các tổ chức, các doanh nghiệp được nhà nước giao rừng và đất lâm nghiệp (02 doanh nghiê ̣p nhà nước là Công ty TNHH mô ̣t thành viên lâm nghiê ̣p Yên Thế và Lâm trường Đồ ng Sơn vẫn chưa đươ ̣c cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
4.2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất lâm nghiệp
Thông qua sự đầu tư của các chương trình dự án như: Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (Dự án 661); Dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất 147; Hoa ̣t đô ̣ng sản xuất của các Công ty lâm nghiệp và của người dân đi ̣a phương. Từ năm 2005 đến năm 2013, ngành lâm nghiệp huyện Yên Thế đã đạt được những kết quả cụ thể trên một số chỉ tiêu chính như sau:
Bảng 4.8: Kết quả sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2005 - 2013.
STT Hạng mục Đơn vị Diện tích
1 Bảo vệ rừng (bình quân/năm) ha/năm 11.500
2 Trồng rừng mới ha 8.869
3 Trồng cây phân tán 1.000 cây 2.117
4 Khai thác lâm sản ha 5.734
- Gỗ m3 366.904
- Củi Ster 79.810
(Nguồn: Hạt Kiểm lâm huyện Yên Thế (2005-2013))
Công tác quản lý bảo vệ rừng hàng năm được các đơn vị trên địa bàn huyện tích cực thực hiện và sử dụng có hiệu quả vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ. Bình quân hàng năm tổ chức bảo vệ 11.500 ha rừng.
Trồng mới được 8.869,0 ha rừng trồng tập trung và 2,117 triệu cây phân tán. Công tác trồng rừng và chăm sóc rừng trồng đạt kết quả tương đối tốt cả về số lượng và chất lượng,tuy nhiên cơ cấu cây trồng rừng còn đơn điệu, chủ yếu là Bạch đàn, Keo;suất đầu tư cho mô ̣t ha rừng trồng còn thấp, do vậy ảnh hưởng đến chất lượng rừng trồng. Tuy công tác giống cây trồng đang được chú ý, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác chọn giống những năm gần đây có tiến bộ song vẫn còn nhiều hạn chế như chủng loại cây trồng chưa phong phú, mới chỉ quan tâm đến cây gỗ mọc nhanh mà chưa quan tâm đến cây bản địa.
Khai thác trên 5.734 ha rừng trồng, sản lượng khai thác gỗ đạt 366.904m3 và79.810 Ster củi. Tuy nhiên hiện nay gỗ củi có có đường kính (D)>6cm được tính theo giá gỗ nguyên liệu nên thực tế gỗ sản phẩm thống kê theo tiêu chuẩn cũ thấp hơn thực tế rất nhiều.
Các hoa ̣t đô ̣ng khác: Công tác tuyên truyền chính sách, pháp luâ ̣t về bảo vệ và phát triển rừng; công tác Kiểm lâm đi ̣a bàn; công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừ ng và đất lâm nghiê ̣p; công tác pháp chế thanh tra; công tác kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các chủ rừng khai thác, sử du ̣ng rừng; công tác quản lý chất lượng, xuất sứ nguồn giống ... luôn đươ ̣c duy trì và đa ̣t kết quả tố t. Đặc biê ̣t là công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) đã được UBND huyện đă ̣t nên hàng đầu,luôn duy trì 01 ban chỉ đa ̣o PCCCR cấp huyện và 14 ban chỉ huy PCCCR cấp xã; chỉ đạo xây dựng các phương án PCCCR các cấp hằng năm; tổ chức lực lượng xung kích các cấp đủ sức khống chế các đám cháy trong mọi tình huống; duy trì hợp đồng với 11 lao đô ̣ng PCCCR chuyên trách ở 8 xã tro ̣ng điểm; tổ chức theo dõi chặt chẽ cấp dự báo cháy rừng để đề phòng... Tất cả các hoa ̣t đô ̣ng trên đã ha ̣n chế đến mức thấp nhất nguy cơ phá rừng, cháy rừng ta ̣i đi ̣a phương ta ̣o điều kiê ̣n cho ngành lâm nghiệp Yên Thế phát triển đúng hướng và bền vững.
4.2.1.4. Hoạt động các dự án lâm nghiệp trên địa bàn huyện
Trên địa bàn huyện hiện nay đã và đang có các chương trình dự án lâm nghiệp cụ thể như sau:
+ Từ năm 1995 đến năm 2005 trên đi ̣a bàn có các chương trình dự án như: Dự án PAM 5322, Chương trình 327, chương trình 5 triê ̣u ha và sự đầu tư trồng rừng bằng nguồn vốn vay của các chủ rừng. Huyê ̣n Yên Thế đã trồng đươ ̣c 3.692,7 ha rừng gỗ, hàng trăm nghìn cây phân tán, 4.081,0 ha rừng đă ̣c sản (cây ăn quả-Vải thiều) trên đất lâm nghiê ̣p. Đồng thời khoán khoanh nuôi đươ ̣c 1.242,5 ha;
+ Dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất (dự án 147) được triển khai thực hiện từ năm 2009, đến hết năm 2013 dự án đã thu được mô ̣t số kết quả như: Trồng mớ i 1.351,78 ha rừng tâ ̣p trung; trồng 1.845.734 cây phân tán; xây dựng 12 km đường ranh cản lửa với tổng vốn đầu tư là trên 5 tỷ đồng;
+ Dự án trồng rừng nguyên liệu của công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Yên Thế và Lâm trường Đồng Sơn (Công ty TNHH một thành viênLâm nghiệp Đông Bắc).
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các dự án quy mô nhỏ do các doanh nghiệp, công ty TNHH tự bỏ vốn tham gia các hoạt động sản xuất lâm nghiệp.
4.2.1.5. Hoạt động chế biến gỗ và lâm sản
- Hiện tại trên địa bàn huyện có 04 doanh nghiệp kinh doanh gỗ trụ mỏ và 72 cơ sở chế biến gỗ (trong đó có 01 cơ sở băm dăm, 71 cơ sở xẻ và bóc gỗ) với mức tiêu tốn nguyên liệu ước khoảng 20-25.000m3 gỗ/năm. Có ngày tổng các cơ sở chế biến này sử dụng hết khoảng 500 m3 gỗ cho chế biến không kể nguồn cung cấp cho trụ mỏ, đây là một thách thức lớn cho nguồn cung cấp gỗ nguyên liệu trong tương lai.
- Hàng năm khai thác bình quân khoảng 800-1.000 ha rừng trồng, sản lượng khai thác 80.000-100.000 m3 gỗ và một số loại lâm sản phụ khác. Với lượng khai thác lâm sản như trên ngoài đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ và củitại chỗ, Yên Thế cũng đã cung cấp một lượng khá lớn lâm sản cho các nhà máy giấy và nhu cầu xây dựng, chế biến cho các vùng lân cận.
4.2.2. Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức; tồn tại và nguyên nhân trong quản lý rừng bền vững ở huyện Yên Thế
4.2.2.1. Thuận lợi
- Huyện Yên Thế nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nhưng ít chịu tác động xấu của thời tiết, tình trạng bão, lốc, lũ lụt, sương muối hiếm khi xảy ra và không có ảnh hưởng đến sản xuất lâm nghiệp;
- Diện tích đất quy hoạch cho rừng sản xuất là 12.620,0 ha chiếm 41,6% diện tích tự nhiên toàn huyện. Diện tích này chủ yếu là đất feralit trên đồi và núi thấp có tiềm năng cho sinh trưởng và phát triển của cây rừng;
- Nguồn nhân lực, lao động dồi dào; nhân dân cần cù chịu khó lao động, có nhiều kinh nghiệm trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Mô ̣t số chủ rừng đã tích tu ̣ được diê ̣n tích đất lâm nghiê ̣p khá lớn. Đây là điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi để phát triển vùng nguyên liê ̣u gỗ tâ ̣p trung;
- Hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ thuận lợi tạo điều kiện cho nhu cầu phát triển lâm nghiệp trong và ngoài tỉnh. Đây là lợi thế quan trọng để giao lưu kinh tế hàng hoá;
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và sản xuất kinh doanh lâm nghiệp khá hoàn chỉnh, phần lớn rừng và đất lâm nghiệp đã được giao ổn định lâu dài đến các chủ quản lý;
- Yên Thế là địa phương sớm được nhậnđầu tư và hỗ trợ từ các dự án phát triển lâm nghiệpvà nông thôn miền núi như Dự án PAM 5322, Chương trình 327, … từ những năm 1994, 1995 qua đó nhân dân được tiếp cận và nhận chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lâm nghiệp như kỹ thuật trồng rừng thâm canh, sản xuất cây giống chất lượng cao từ mô, hom với các loài cây Bạch đàn, Keo lai có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt. Rừng trồng có trữ lượng khá cao.
4.2.2.2. Khó khăn
- Điều kiện địa hình làm hạn chế đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ lâm nghiệp nhất là hệ thống cơ sở ha ̣ tầng lâm nghiệp (đường ranh cản lửa, đường vận xuất vâ ̣n chuyển, vườn ươm...) đã lâu không được đầu tư, nâng cấp gây