Địa chất, đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang​ (Trang 36 - 39)

3.1.5.1. Địa chất

Trên địa bàn huyê ̣n Yên Thế có cấu trúc địa chất của vùng Đông Bắc Việt Nam là phần rìa của nền cổ HoaNam (theo Vũ Tự Lập). Vùng đồi núi Yên Thế được hình thành từ các đá trầm tích kỷ Triat. Trong vùng có các nhóm nền vật chất tạo đất sau:

- Nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn bao gồm các loại đá sét, phiến sét, phiến mica.

- Nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô bao gồm các loại đá sa thạch, cuội kết, sỏi, cát kết, sạn kết…

- Nhóm các sản phẩm phù sa cũ và mới.

3.1.5.2. Đất đai

Do ảnh hưởng của cấu trúc địa hình, đặc điểm địa chất, đá mẹ, ảnh hưởng của khí hậu, thực bì che phủ và tác động của con người tạo nên, trên địa bàn huyê ̣n có sự phong phú và đa dạng về đất đai, theo báo cáo chuyên đề “Điều tra xây dựng bản đồ dạng đất (lâ ̣p đi ̣a cấp 2) và chọn tập đoàn cây trồng rừng huyê ̣n Yên Thế, tỉnh Bắc Giang”, kết hơ ̣p với số liê ̣u điều tra 60 phẫu diện đất của Trung tâm Tư vấn và Thông tin lâm nghiệp, tháng 7-8 năm 2011. Tiến hành chồng xếp các bản đồ đơn tính thành bản đồ dạng đất cấp II. Tính toán diện tích và tổng hợp các dạng đất trực tiếp trên bản đồ bằng phần mềm ArGIS. Huyện Yên Thế có 2 nhóm dạng đất với 6 nhóm đất đai và 15 đơn vi ̣ đất đai như sau:

a). Nhóm dạng đất Feralít điển hình trên vùng đồi và núi thấp (F)

Loại đất này phân bố ở độ cao dưới 700m. Đặc biệt nổi bật là có quá trình Feralít xảy ra rất mạnh mẽ, đất có cấu tượng khá bền vững. Một số diện

tích vùng đồi đất bị kết von nhưng không có đá ong chặt. Tùy theo từng loại đá mẹ mà đất có tính chất lý hóa khác nhau. Nhóm da ̣ng đất này có 3 nhóm đất đai chính và 12 đơn vi ̣ đất đai sau:

*. Nhóm đất đai Feralit phát triển trên nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô (Fc):

Bảng 3.1: Đai cao, độ dốc theo nhóm đất đai (Fc)

(Đơn vị tính ha) Nhóm đất và độ dốc Đai cao Tổng Tỷ lệ % Đồi thấp (Đ3) (<100m) Núi thấp (N3) (301-700m) Fc I (<80) 714,5 714,5 15,6 II (80-150) 330,2 330,2 7,2 III (160-250) 1.206,4 1.206,4 26,4 IV (260-350) 1.757,7 567,1 2.324,8 50,8 Tổng cộng 4.008,8 567,1 4.575,9 100 Tỷ lệ % 87,6 12,4 100

Nhóm đất đai Feralit phát triển trên nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô (Fc) có diện tích khoảng 4.575,9 ha,chiếm 15,1% diện tích tự nhiên. Nhóm này gồm 5 đơn vị đất phân bố theo 2 kiểu địa hình đai cao từ 100-350m, 4 cấp độ dốc, độ dày tầng đất <50cm,phân bố ở các xã Canh Nâ ̣u, Tam Tiến, Xuân Lương, Đồ ng Hưu, Đồ ng Tiến, Đông Sơn, Hương Vĩ.

*. Nhóm đất Feralit phát triển trên nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn (Fs):

Nhóm đất Feralit phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn (Fs) chiếm tỷ lệ rất lớn, phân bố toàn huyện, diện tích khoảng 14.895,8 ha chiếm 49,1%diện tích tự nhiên. Nhóm này gồm 5 đơn vị đất phân bố theo 2 kiểu địa hình đai cao, 4 cấp độ dốc; độ dày tầng đất từ 50-100cm, phân bố

Bảng 3.2: Đai cao, độ dốc theo nhóm đất đai (Fs) (Đơn vị tính ha) Nhóm đất và độ dốc Đai cao Tổng Tỷ lệ % Đồi thấp (Đ3) (<100m) Núi thấp (N3) (301-700m) Fs I (<80) 3.322,8 3.322,8 22,3 II (80-150) 3.208,8 3.208,8 21,5 III (160-250) 5.159,8 5.159,8 34,6 IV (260-350) 3.126,8 77,6 3.204,4 21,5 Tổng cộng 14.818,2 77,6 14.895,8 100 Tỷ lệ % 99,5 0,5 100

*.Nhóm đất Feralit điển hình phát triển trên phù sa cổ (Fo):

Nhóm đất Feralit điển hình phát triển trên phù sa cổ (Fo) chiếm tỷ lệ nhỏ , phân bố ở các xã Đông Sơn, Đồng Kỳ, Đồng La ̣c, Hồng Kỳ, Phồn Xương, Tân Sỏi và Tam Hiê ̣p với diện tích khoảng 1.454,7 ha chiếm 4,8% diện tích tự nhiên. Nhóm này gồm 2 đơn vị đất phân bố theo 2 cấp độ dốc <150, độ dày tầng đất 50-100cm.

Bảng 3.3: Đai cao, độ dốc theo nhóm đất đai (Fo)

(Đơn vị tính ha) Nhóm đất và độ dốc Đai cao Tổng Tỷ lệ % Đồi thấp (Đ3) (<100m) Núi thấp (N3) (301-700m) Fo I (<80) 529,0 529,0 36,4 II (80-150) 925,7 925,7 63,6 III (160-250) IV (260-350) Tổng cộng 1.454,7 1.454,7 100 Tỷ lệ % 100 100

b). Nhóm dạng đất đồng bằng (D), thung lũng (T)

Nhóm dạng đất này có diện tích khoảng 9.382,2 ha chiếm 31,0% diện tích tự nhiên, được hình thành trên các kiểu địa hình máng trũng, thung lũng, phù sa bồi tụ, bồn địa giữa đồi núi. Loại đất này khá tốt, thành phần cơ giới trung bình, tầng đất dầy đến trung bình, tầng trên mặt khá tơi xốp... Đây là địa bàn sản xuất lúa và hoa màu. Căn cứ vào mức độ thoát nước đọng bề mặt chia thành 3 Nhóm phu ̣, tương ứng với 3 đơn vi ̣ đất đai sau:

*. Đất đồ ng bằng, thung lũng ngập nước quanh năm (T5): Nhóm đất này có diê ̣n tích khoảng 683,0 ha chiếm 2,3% diện tích tự nhiên, phân bố trên tất cả các xã trong huyê ̣n.

*. Đất đồ ng bằng, thung lũng ngập nước theo mù a (T1): Nhóm đất này có diê ̣n tích khoảng 2.750,5 ha chiếm 9,1% diện tích tự nhiên.

*. Đất đồng bằng, thung lũng không ngập nước (D): Nhó m đất này có diện tích khoảng 5.948,7 ha chiếm 19,6% diện tích tự nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang​ (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)