Phương pháp tổng hợp vàphân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang​ (Trang 30 - 34)

- Số liệu hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất được tổng hợp theo phương pháp thống kê và ghi vào trong các mẫu biểu.

- Hiệu quả kinh tế các mô hình sử dụng đất được tính toán theo phương pháp tĩnh đối với các loài cây ngắn ngày và phương pháp động áp dụng cho các loài cây lâu năm như cây công nghiệp, cây ăn quả và cây lâm nghiệp.

2.4.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế bằng phương pháp tĩnh

Coi các yếu tố về chi phí và kết quả là độc lập tương đối và không chịu tác động của các yếu tố thời gian, mục tiêu đầu tư và biến động của giá trị đồng tiền.

Công thức tính:

+ Tính lợi nhuận: P = Tn - CP (2.1)

+Hiệu quả vốn đầu tư: 100

Vdt P

PV  (2.2)

Trong đó: - P : Là tổng lợi nhuận trong một năm - Tn : Tổng thu nhập trong một năm

- CP : Là tổng chi phí sản xuất kinh doanh trong một năm - Pv : Là hiệu quả vốn đầu tư trong một năm

- Vdt: Là tổng vốn đầu tư trong một năm

2.4.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế bằng phương pháp động

Coi các yếu tố về chi phí và kết quả có mối quan hệ với mục tiêu đầu tư, thời gian và giá trị đồng tiền. Các chỉ tiêu được tập hợp và tính toán bằng hàm: NPV, BCR, IRR trong chương trình MS Office Excel 2010.

Giá trị hiện tại thuần (NPV) là hiệu số giữa thu nhập và chi phí thực hiện các hoạt động sản xuất trong các mô hình khi đã tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại. Chỉ tiêu NPV phản ánh quy mô lợi nhuận trên một đơn vị diện tích trong một năm hay trong một chu kỳ và thường được dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh tế hay các phương thức canh tác. NPV càng cao thì hiệu quả càng cao.

    n 1 t t ) i (1 Ct - Bt NPV (2.3)

Trong đó: - NPV: Là giá trị hiện tại của thu nhập ròng - Bt : Là giá trị thu nhập ở năm thứ t

- Ct : Là giá trị chi phí ở năm thứ t

- i : Là tỷ lệ chiết khấu hay lãi suất vay vốn

Tỷ lệ thu nhập so với chi phí (BCR) là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và được tính toán theo công thức sau.

       n t 1 n 1 t r) (1 t Ct r) (1 t Bt BCR (2.4) Mô hình canh tác chỉ đem lại hiệu quả khi BCR>1. Mô hình nào có BCR càng lớn thì càng hiệu quả.

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) là chỉ tiêu thể hiện tỷ suất lợi nhuận thực tế của mô hình đầu tư, nếu vay vốn với lãi suất bằng với chỉ tiêu này thì mô hình hòa vốn.     n 1 t t ) IRR (1 Ct - Bt NPV (2.5) Tiêu chuẩn đánh giá IRR: IRR>r là mô hình có lãi; IRR=r mô hình hoà vốn; IRR<r mô hình bị thua lỗ.

2.4.3.3. Phương pháp phân tích đánh giá hiệu quả xã hội

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội gồm: Mức độ đầu tư, khả năng ứng dụng của mô hình, khả năng cho sản phẩm, giải quyết việc làm, mức độ rủi ro của mô hình... Một mô hình có mức đầu tư thấp, kỹ thuật xây dựng mô hình đơn giản, nhanh chóng cho sản phẩm, sử dụng lao động hiệu quả, mức độ rủi ro thấp nhất sẽ được người dân chấp nhận.

2.4.3.4. Phương pháp phân tích đánh giá hiệu quả về môi trường

Vì thời gian thực hiện đề tài có hạn, tác giả không đi sâu nghiên cứu các yếu tố định lượng có ảnh hưởng trực tiếp của rừng đến môi trường, mà chỉ đánh giá hiệu quả môi trường bằng phương pháp luận thông qua việc phỏng vấn người dân trong địa bàn đối với khả năng bảo vệ đất chống xói mòn của

một số mô hình theo thang điểm 10 và kế thừa một số công trình nghiên cứu khoa học trong nước đã được công bố.

2.4.3.5. Phương pháp tính hiệu quả tổng hợp

Hiệu quả tổng hợp của các phương thức canh tác có nghĩa là một phương thức canh tác phải có hiệu quả kinh tế nhất, mức độ chấp nhận xã hội cao nhất (hiệu quả xã hội) và góp phần gìn giữ bảo vệ môi trường sinh thái (hiệu quả sinh thái).

Chương 3

ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH – KINH TẾ - XÃ HỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang​ (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)