Sự đa dạng về tần số sử dụng của các bộ phận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài nguyên cây thuốc được đồng bào dân tộc hmông sử dụng tại xã san sả hồ và xã lao chải, huyện sapa, tỉnh lào cai​ (Trang 46 - 48)

Chương 4 .KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.1. Sự đa dạng về tần số sử dụng của các bộ phận

Việc nghiên cứu về các bộ phận sử dụng giúp cho việc sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu và định hướng được khi phân tích về thành phần hố học cũng như dược tính của nó. Trong việc sử dụng cây thuốc theo kinh nghiệm Y học cổ truyền cho thấy, các bộ phận khác nhau của cây được dùng vào những mục đích khác nhau, mặt khác cùng bộ phận của cùng một cây cũng có những tác dụng khác nhau tùy theo cách vận dụng của các thầy thuốc. Chúng tôi đã thống kê các bộ phận của các loài cây thuốc được đồng bào dân tộc H’Môngsử dụng cho việc chữa bệnh. Kết quả được trình bàyở bảng sau.

Bảng 4.9. Sự đa dạng trong các bộ phận được sử dụng làm thuốc

TT Các bộ phận sử dụng Số loài Tỷ lệ % so với tổng số 1 Lá 210 52,24 2 Toàn cây 88 21,89 3 Thân, cành, vỏ thân 173 43,03 4 Rễ, Củ (gồm cả thân củ) 53 13,18 5 Quả 10 2,49 6 Hạt 2 0,50 7 Hoa, nụ hoa 5 1,24 8 Nhựa mủ 2 0,50 9 Lông 1 0,25

Theo kết quả thống kê được, chúng tôi thấy bộ phận được sử dụng nhiều nhất là lá cây với 210 loài, chiếm 52,24% so với tổng số loài. Lá được dùng ở dạng tươi, có thể uống nếu như khơng có độc như Rau má (Centella asiatica), Nhọ nồi (Eclipta prostrata), Kinh giới rừng (Elsholtzia blanda) hay giã nhỏ đắp như Cẩm (Peristrophe bivalvis), Tầm ma lá thuôn (Stachys oblongifolia) hoặc đun để tắm

ciliata), có thể dùng dưới dạng phơi khô, sắc uống như Hy thiêm (Siegesbeckia glabrescens), Bịng bong dịu (Lygodium flexuosum). Lá có thể được dùng riêng hay

phối hợp với các lồi cây khác để chữa bệnh. Có thể nói lá cây được sử dụng khá đa dạng cả về cách thức sử dụng lẫn cơng dụng.

Bên cạnh những lồi cây được sử dụng cả cây để làm thuốc thì bộ phận thân cây (gồm cả cành cây, vỏ thân) cũng được sử dụng khác nhiều, với 173 loài, chiếm 40,03% so với tổng số loài. Với thân chủ yếu là được băm nhỏ, phơi khô rồi đem sắc uống, một số ít được đun sôi uống như Thu hải đường sapa (Begonia

chapaensis), Rút gân (Stellaria uliginosa) hay sắc uống như Dâm dương hoắc (Epimedium macranthum), Hoàng mộc (Berberis wallichinana), Muồng trinh nữ (Chamaerista mimosoides), hay giã đắp chữa các bệnh ngoài da như Sơn hồng mảnh (Clinopodium gracile), Dây đau xương (Tinospora sinensis), Mỏ quạ nam (Maclura cochinchinensis). Thân thường chữa nhiều loại bệnh như viêm gan, thận,

tiêu hoá, thấp khớp, gẫy xương, ghẻ lở,…

Bộ phận rễ, củ (cả thân củ) thường được đánh giá là có hiệu quả cao trong việc chữa trị bệnh và cũng được sử dụng tương đối nhiều, với 53 loài, chiếm 13,18% so với tổng số loài. Rễ cây có thể được giã/đun tươi uống như Rút gân (Stellaria uliginosa), Đan sâm (Salvia multiorrhiza), Ba kích (Morinda officinalis), Thanh phong (Sabia parviflora) hay phơi khô sắc uống như Chàm mèo (Strobilanthes bivalis), sâm tam thất (Panax pseudigingseng), Bạch truật (Atractylodes macrocephala), Khổ sâm (Sophora flavescens), chữa các bệnh như đau xương, trị

giun sán, xoa bóp,...

Các bộ phận cịn lại như hoa, quả, hạt cùng được sử dụng nhưng không nhiều như thân, rễ, lá. Tuy thế đây thường là các loài chữa các bệnh độc đáo như hoa của

cây Kim ngân hoa to (Lonicera macrantha) chữa Mụn nhọt, vẩy nến; Hoa dẻ thơm

(Desmos chinensis) chữa sỏi thận, thông tiểu,... hay có nhiều lồi vừa có tác dụng

chữa bệnh vừa là thứ ăn ngon như: Thảo quả (Amomum aromaticum); Đu đủ (Carica papaya), Tai chua (Garcinia cowa), Rau ngót (Sauropus androgynus),...

Bên cạnh đó, các lồi cây có thể lấy nhựa mủ hay hạt để chữa bệnh chiếm tỷ lệ ít (chỉ 2 loài) chiếm 0,50% tổng số loài ghi nhận. Đó là Đu đủ (Cairica papaya), Bứa nhuộm (Garcinia tinctoria), chữa các bệnh như ngoài da, bỏng lửa, tưa lưỡi trẻ em,... hay 1 lồi cịn có thể lấy lông từ thân chữa bệnh: Lông cu li (Cibotium

barometz) tác dụng cầm máu. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tỷ lệ %

Hình 4.5. Biểu đồ tỷ trọng sự phân bố số lượng các bộ phận sử dụng làm thuốc

Ghi chú kí hiệu các bộ phận sử dụng: 1. sử dụng Lá; 2. Toàn cây; 3. Thân, cành, vỏ thân; 4. Rễ, Củ (gồm cả thân củ); 5. Quả; 6. Hạt; 7. Hoa, nụ hoa; 8. Nhựa mủ; 9. Lông .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài nguyên cây thuốc được đồng bào dân tộc hmông sử dụng tại xã san sả hồ và xã lao chải, huyện sapa, tỉnh lào cai​ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)