Các giải pháp nhằm bảo tồn tài nguyên cây thuốc và bài thuốc dân gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài nguyên cây thuốc được đồng bào dân tộc hmông sử dụng tại xã san sả hồ và xã lao chải, huyện sapa, tỉnh lào cai​ (Trang 70)

4.4.2 .Mối nguy cơ đối với tài nguyên tại khu vực nghiên cứu

4.4.3 Các giải pháp nhằm bảo tồn tài nguyên cây thuốc và bài thuốc dân gian

Lợi ích từ tài ngun rừng nói chung và tài nguyên cây thuốc nói riêng ở San Sả Hồ và Lao Chải đã thể hiện tiềm năng to lớn và lâu dài của Vườn quốc gia Hồng Liên. Vì vậy cần thiết phải tiến hành các giải pháp bảo tồn nhằm hạn chế những nguyên nhân làm giảm đa dạng sinh học.

- Hiện tại, nhận thức của người dân về bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường sinh thái là hết sức hạn chế . Do vậy để phát triển bền vững tài nguyên rừng, thì sự tham gia của người dân là hết sức quan trọng, nhất là đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Công tác giáo dục tuyên truyền để cộng đồng dân cư hiểu được giá trị tài nguyên môi trường là hết sức cần thiết.

- Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng: đa số người dân tại khu vực nghiên cứu đều có thu nhập thấp. Đời sống phụ thuộc rất lớn vào khai thác rừng, do vậy các hoạt động chính cần tiến hành là:

+ Triển khai xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp thôn bản theo hướng quản lý bền vững, trong đó đặc biệt chú trọng sự tham gia của người dân trong quá trình làm quy hoạch. Đẩy mạnh và hồn thiện cơng tác giao đất lâm nghiệp và khoán quản lý bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, tăng cường đầu tư và khuyến khích người dân trồng cây gây rừng, khoanh ni phục hồi rừng.

+ Lựa chọn các mơ hình canh tác cho năng suất, hiệuquả cao và bền vững cho các hộ gia đình biết và học tập. Đồng thời nghiên cứu phát triển, gây trồng một số loài

cây phù hợp với điều kiện tự nhiên và trồng cây đặc sản của địa phương như cây dược liệu, cây ăn quả, các loại hoa… Những hoạt động này không được tiến hành trong khu vực rừng bảo vệ nghiêm ngặt.

+ Tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm. Phổ cập hướng dẫn kỹ thuật canh tác mới và bồi dưỡng kiến thức về thị trường và quản lý kinh tế hộ cho nông dân.

+ Hướng dẫn người dân các phương pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên rừng như đun bếp cải tiến, thủy điện nhỏ, làm nhà tiết kiệm gỗ…

+ Khuyến khích người dân tham gia dịch vụ du lịch sinh thái - Tăng cường công tácquản lý bảo vệ, ổn định dân số

+ Tăng cường thêm nhân lực cho kiểm lâm để thành lập các trạm kiểm lâm ngay tại cửa rừng để ngăn chặn các hoạt động khai thác rừng.

+ Mở rộng việc khoán quản lý bảo vệ rừng cho các cộng đồng thơn bản hoặc các dịng họ.

+ Tăng cường các hoạt động nghiên cứu, điều tra giám sát và bảo tồn ĐDSH nói chung, đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc nói riêng: Do phá rừng làm nương rẫy, do sức ép của hoạt động khai thác lâm sản và quản lý yếu kém nên nguồn tài ngun rừng nói chung và nhiều lồi cây thuốc q hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Việc xây dựng vườn thực vật là rất cần thiết vì khơng những nó góp phần bảo tồn nguồn gen thực vật quý hiếm bản địa mà còn là địa điểm thực hiện giáo dục môi trường và tham quan du lịch.

+ Trước sự thất truyền của các bài thuốc dân tộc ngày càng phổ biến thì các cấp có thẩm quyền cần có những chính sách hợp lý để người dân biết các bài thuốc có thể truyền lại cho thế hệ sau.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu ở trên, tôi rút ra một số kết luận như sau.

1. Theo kết quả bước đầu nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận được tổng số các loài thực vật được đồng bào dân tộc H’Mông ở xã San Sả Hồ và xã Lao Chải, huyện SaPa, tỉnh Lào Cai sử dụng làm thuốc là 402 loài, 302 chi, thuộc 111 họ của 6 ngành thực vật, chiếm 10,18% tổng số loài cây được dùng làm thuốc ở Việt Nam. Trong đó có 15 lồi thuộc diện lồi quý hiếm cần phải được bảo vệ.

2. Các taxon bậc họ, chi, loài thuộc ngành Hạt kín (Angiospermae) là đa dạng nhất với 96 họ, 279 chi và 373 loài (tập trung chủ yếu ở lớp 2 lá mầm).

3. Các họ có số lượng lồi nhiều nhất là họ Bạc hà (Lamiaceae) với 24 loài, họ Cúc (Asteraceae) với 21 loài, họ Cà phê (Rubiaceae) với 17 loài, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với 14 loài, họ Đậu (Fabaceae) với 13 loài, họ Dâu tằm (Moraceae) với 11 loài, họ Đơn nem (Myrsinaceae) với 10 loài và họ Hoa mõm chó (Scrophuraceae) với 10 lồi. Các chi giàu lồi là chi Sung (Ficus) có 8 lồi, chi An điền (Hedyotis) có 6 loài, chi Đậu giao (Desmodium) 5 loài, các chi 4 loài là chi Kim cang, Cơm nguội, Đơn nem,…

4. Các cây thuốc được đồng bào dân tộc H’Mông ở San Sả Hồ và Lao Chải, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai sử dụng nhiều nhất làở dạng cây thảo, với 203 lồi chiếm 50,50%, tiếp đó là cây bụi với 102 loài, chiếm 25,37%, dạng cây leo với 56 loài, chiếm 13,93%, chiếm tỷ lệ ít nhất là cây gỗ với 41 lồi, chiếm 10,20% so với tổng số loài ghi nhận ở khu vực nghiên cứu.

5. Nơi sống của các loài cây thuốc tập trung chủ yếu là trong rừng, với342 loài, chiếm85,07%, tiếp đến là bãi hoang, ven đường đi, nương rẫy với 114 lồi, chiếm 28,36%. Mơi trường có ít lồi cây thuốc nhất là mơi trường ở dưới nước chỉ với 2 lồi, chiếm 0,50%.

6. Trong các bộ phận của cây, lá là bộ phận được sử dụng nhiều nhất với 210 loài, chiếm 52,24%, tiếp theo là thân, cành, vỏ thân với 173 loài, chiếm 43,03%, tiếp đến là cả câyvới88 loài, chiếm 21,89%. Các bộ phận khác như rễ, củ hay thân củ, hoa, quả, hạt...chiếm tỷ lệ không đáng kể.

7. Phần lớn các cây thuốc chỉ dùng 1 bộ phận, với 230 loài, chiếm 57,21%. Các loài sử dụng cả cây, hay 2 bộ phận trở lên chiếm tỷ lệ nhỏ hơn, nhỏ nhất là các loài cây được sử dụng 3 bộ phận trở lên.

8. Có 13 nhóm bệnh khác nhau được chữa trị bằng cây thuốc được đồng bào dân tộc H’Mông ở xã San Sả Hồ và xã Lao Chải, huyện SaPa, tỉnh Lào Cai sử dụng. Trong đó, nhóm bệnh đau nhức là cao nhất với 98 loài, chiếm 24,38%; nhóm các bệnh về tiêu hố với 80 lồi, chiếm 19,90%, đây cũng là nhóm bệnh mà đồng bào dân tộc H’Mơng dễ mắc. Nhóm bệnh về tâm thần là thấp nhất với 4 lồi, chiếm 0,99%.

9. Chúng tơi đã thu thập được 41 bài thuốc, trong đó các nhóm chữa bệnh về ngoài da, tiết niệu và gan thận, đau nhức là cao nhất và bằng nhau (với 6 bài), tiếp đó là nhóm bệnhphụ nữ (với5 lồi), nhóm bệnh về tiêu hố, bệnh ngoại thương là bằng nhau (với 4 lồi).

10. Các giải pháp nhằm bảo tồn tài nguyên cây thuốc và bài thuốc dân gian tập trung vào công tác giáo dục tuyên truyền, phát triển kinh tế, hoạt động nghiên cứu, khuyến khích người dân tham gia dịch vụ du lịch sinh thái, tăng cường công tác quản lý bảo vệ, ổn định dân số.

2. Kiến nghị

1. Bước đầu nghiên cứu chưa có nhiều kinh nghiệm, thời gian và kinh phí cịn hạn hẹp nên tác giả chưa có điều kiện điều tra một cách đầy đủ về tất cả các cây thuốc cũng như các bài thuốc dân gian của đồng bào dân tộc H’Mông ở xã San Sả Hồ và xã Lao Chải, huyện SaPa, tỉnh Lào Cai. Vì vậy, tác giả đề nghị cần tiếp tục điều tra chi tiết và hệ thống hơn về nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu vực nghiên cứu.

2. Có 9 lồi cây được đồng bào dân tộc H’Mông ở hai xã trên của tỉnh Lào Cai sử dụng làm thuốc chưa có tài liệu nào ghi nhận. Do vậy, cần có những nghiên cứu tiếp theo để làm sáng tỏ giá trị tài nguyên của các loài cây này.

3. Kết quả nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở mức điều tra tổng hợp, chưa thấy rõ được hiệu quả sử dụng các loài cây thuốc và bài thuốc. Bên cạnh đó, một số cây thuốc quý và bài thuốc có giá trị cần được tiếp tục nghiên cứu để bảo tồn và sử dụng có hiệu quả mang tính bền vững.

MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA.............................................................................................. LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i MỤC LỤC.........................................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................... ...vi DANH MỤC CÁC HÌNH...........................................................................,...vii ĐẶT VẤN ĐỀ......………..…………………...……………………...………..1

Chương 1.TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU...........................3

1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở một số nước trên thế giới.....3

1.1.1. Từ trước thể kỷ XX....................................................................................................3

1.1.2. Từ sau thế kỷ XX........................................................................................................5

1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở Việt Nam...............................9

1.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở xã San Sả Hồ và xã Lao Chải, huyện SaPa, tỉnh Lào Cai..............................................................................14

Chương 2.MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………................. .. ………..….16

2.1. Mục tiêu của đề tài ...........................................................................................16

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................16

2.3. Nội dung nghiên cứu........................................................................................16

2.3.1.Đa dạng loài..............................................................................................................16

2.3.2.Sự phân bố các loài cây thuốc theo môi trường sống........................................16

2.3.3.Xây dựng bản đồ phân bố các lồi cây thuốc có giá trị cần được bảo......…16

2.3.4.....Vấn đề sử dụng cây thuốc: Đa dạng về công dụng chữa trị của các loài cây thuốc, bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc. Một số bài thuốc……………16

2.4.1. Điều tra thực địa theo tuyến..................................................................................16

2.4.2. Thu thập số liệu, tài liệu..........................................................................................17

2.4.3. Xử lý số liệu..............................................................................................................18

Chương 3.ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ, XÃ HỘI XÃ SAN SẢ HỒ VÀ XÃ LAO CHẢI, HUYỆN SAPA, TỈNH LÀO CAI....22

3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu.........................................................22

3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích.............................................................................22

3.1.2. Địa chất, địa hình....................................................................................................22

3.1.3. Khí hậu, thủy văn.....................................................................................................23

3.1.4. Tài nguyên thiên nhiên ...........................................................................................23

3.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội............................................................................25

3.2.1. Dân tộc, dân số và lao động....................................................................25

3.2.2. Các hoạt động kinh tế chủ yếu:..............................................................26

3.2.3. Văn hóa, y tế, giáo dục................................................................................27

3.2.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng...........................................................................28

3.2.5. Những tồn tại nổi bật về kinh tế - xã hội...........................................29

Chương 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………...………………….31

4.1. Thống kê các loại cây được đồng bào dân tộc H'Môngở xã San Sả Hồ và xã Lao Chải. huyện SaPa, tỉnh Lào Cai ( M SSH - LC) sử dụng làm thuốc......31

4.2. Đánh giá về đa dạng các lồi cây được đồng bào dân tộc H'Mơngở xã San Sả Hồ và xã Lao Chải, huyện SaPa, tỉnh Lào Cai (M SSH - LC) sử dụng làm thuốc..........................................................................................................................31

4.2.1. Đa dạng về các bậc phân loại của các loài cây được đồng bào M SSH - LC sử dụng làm thuốc..............................................................................................................31

4.2.2. Đa dạng về dạng cây của các loài cây thuốc...................................37

4.2.3. Sự phân bố cây thuốc theo môi trường sống tại khu vực nghiên cứu.....39

4.3. Vấn đề sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc H'Mông ở xã San Sả Hồ

và xã Lao Chải, huyện SaPa, tỉnh Lào Cai............................................................45

4.3.1. Sự đa dạng về tần số sử dụng của các bộ phận.................................................45

4.3.2. Sự đa dạng về số lượng cácbộ phận của từng loại được sử dụng.................47

4.3.3. Các nhóm bệnh được đồng bào dân tộc H’Mông ở xã San Sả Hồ và xã Lao Chải, huyện SaPa, tỉnh Lào Cai chữa trị bằng cây thuốc...........................................48

4.3.4. Một số bài thuốc truyền thống của đồng bào dân tộc H’Mông ở xã San Sả Hồ và xã Lao Chải, huyện SaPa, tỉnh Lào Cai.............................................................52

4.4. Đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài cây thuốc và nguồn tri thức bản địa cho cộng đồng dân cư địa phương.........................................................................66

4.4.1 Tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc và các bài thuốc dân gian................................................................................................................................66

4.4.2.Mối nguy cơ đối với tài nguyên tại khu vực nghiên cứu....................................67

4.4.3 Các giải pháp nhằm bảo tồn tài nguyên cây thuốc và bài thuốc dângian....69

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................71

1. Kết luận................................................................................................................71

2. Kiến nghị..............................................................................................................72

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài nguyên cây thuốc được đồng bào dân tộc hmông sử dụng tại xã san sả hồ và xã lao chải, huyện sapa, tỉnh lào cai​ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)