Chương 4 .KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3.2. Sự đa dạng về số lượng các bộ phận của từng loại được sử dụng
Đối với các lồi cây thuốc, mỗi lồi cây có thể chỉ một bộ phận được sử dụng (như thân hay rễ hay lá) nhưng có lồi lại có nhiều bộ phận được sử dụng như (thân và lá; hoa và hạt; vỏ của thân, quả và rễ,…), nhiều loài cả cây có tác dụng chữa bệnh (nếu có cả thân, rễ, lá chúng tôi xếp vào cả cây). Nhiều bệnh phải kết hợp nhiều bộ phận hay nhiều cây mới có tác dụng tốt. Đôi khi trong một cây bộ phận này cóích nhưng bộ phận khác lại gây độc. Từ số liệu điều tra được, chúng tôi bước đầu thống kê như sau:
- Số lồi cây có 2 bộ phận sử dụng là 152 loài, chiếm37,81 % tổng số loài. - Số loài cây có 1 bộ phậnsử dụng là 151 lồi, chiếm37,56 % tổng số lồi. - Số lồi cây có thể sử dụng cả cây là 88 loài, chiếm 21,89 % tổng số lồi. - Số lồi cây có 3 bộ phận sử dụng trở lên là 11 loài, chiếm 2,74 % tổng số loài.
Kết quả trên cho thấy các bộ phận sử dụng làm thuốc thường lấy 1 hay 2 bộ phận của cây là chủ yếu, mà ở đây thường là thân và lá với số loài sử dụng lên tới 152 loài (đối với 2 bộ phận) và 151 loài (đối với 1 bộ phận), chiếm tỷ lệ phần trăm tương ứng là 37,81% và 37,56%; việc sử dụngcảcây (hay toàn cây) cũng chiếm tỷ lệ khá lớn (với 88 lồi) và ít nhất là sử dụng 3 bộ phận của câytrở lên. Các loài sử dụng 1-2 bộ phận thường là các loài cây gỗ, bụi. Bên cạnh đó, các lồi sử dụng cả cây thường là các lồi cây thân cỏ.
4.3.3. Các nhóm bệnh được đồng bào dân tộc H’Mông ởxã San Sả Hồ và xã LaoChải, huyện SaPa, tỉnh Lào Cai chữa trị bằng cây thuốc