Một số bài thuốc truyền thống của đồng bào dân tộc H’Mông ở xã San Sả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài nguyên cây thuốc được đồng bào dân tộc hmông sử dụng tại xã san sả hồ và xã lao chải, huyện sapa, tỉnh lào cai​ (Trang 53 - 67)

Chương 4 .KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.4. Một số bài thuốc truyền thống của đồng bào dân tộc H’Mông ở xã San Sả

Tìm hiểu các lồi cây thuốc là cơ sở khoa học để phát hiện nguồn tài nguyên cây thuốc phục vụ cho ngành y dược, còn các bài thuốc truyền thống là những kinh nghiệm sử dụng thực vật của đồng bào dân tộc đã tích lũy, đúc rút và lưu truyền từ đời này sang đời khác. Có thể nói đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình sử dụng các loài cây thuốc tự nhiên phục vụ cho đời sống của những người giàu kinh nghiệm, các ông lang, bà mế và các lương y địa phương. Với những tri thức và kinh nghiệm q báu đó thì việc điều tra các bài thuốc để bảo tồn là công việc vô cùng cần thiết.

Qua quá trình điều tra, vì thời gian có hạn nên bước đầu chúng tôi mới chỉ điều tra thu thập được41 bài thuốc được đồng bào dân tộc H’Mông ởxã San Sả Hồ và xã Lao Chải, huyện SaPa, tỉnh Lào Cai sử dụng. Các bài thuốc được xếp vào các nhóm bệnh cụ thể như sau:

Bảng 4.11. Tổng hợp các bài thuốc thu thập được trong q trình nghiên cứu Thứ tự các nhóm bệnh Các nhóm bệnh chữa trị Số bài thuốc Tỷ lệ % so với tổng số 1 Bệnh ngoại cảm 3 7,32 2 Bệnh về hô hấp 3 7,32 4 Bệnh về tâm thần 1 2,44 5 Bệnh về tiêu hoá 4 9,76

6 Bệnh về tiết niệu và gan thận 6 14,63

8 Bệnh suy nhược không đau 1 2,44

9 Các bệnh đau nhức 6 14,63 10 Bệnh ngoài da 6 14,63 11 Bệnh ngoại thương 4 9,76 12 Bệnh phụ nữ 5 12,20 13 Bệnh trẻ em 2 4,88 Tổng sốbài thuốc 41 100

Chi tiết các bài thuốc như sau:

Nhóm 1: Các bài thuốc về ngoại cảm

Bài 1: Chữa Sốt rét (ÔngSùng A T, bản Cát Cát, xã San Sả Hồ)

- Các loài sử dụng:

+ Thảo quả (quả): 30 g + Lãnh công (lá): 30 g + Cứu linh (cả cây): 30 g + Thường sơn (thân, lá): 30 g

-Cách dùng: Băm nhỏ, phơi khô, sao vàng, sắc uống

- Liều dùng: mỗi thang sắc 4 lần/2 ngày. Dùng 5 thang/đợt. Nếu chưa khỏi nghỉ 15- 20 ngày dùng thốc đợt 2.

Bài 2: Cảm cúm (ÔngSùng A T, bản Cát Cát,xã San Sả Hồ)

- Các loài sử dụng:

+ Cỏ xước (rễ): 10 g + Cỏ cứt lợn (cả cây): 30 g + Gừng núi (củ): 10 g + Tía tơ (thân, lá): 20 g

+ Cam thảo nam (cả cây): 30 g - Cách dùng: Nấu lên, xông hay tắm.

- Liều dùng: Xông ngày 1 lần, mỗi lần 30 phút, liên tục trong 3 ngày/đợt, sau khi xơng lấy ln nước đó tắm. Kết hợp với uống cho nhanh khỏi. (bài dưới)

Bài 3: Cảm cúm (ÔngSùng A T, bản Cát Cát, xã San Sả Hồ)

- Các loài sử dụng:

+ Kinh giới rừng (thân, lá): 40 g + Rau dớn (lá): 30 g

+ Gừng núi (củ): 10 g

- Cách dùng: Giã tươi, trộn lẫn với nhau, ép lấy nước uống, có thể cho thêm nước khuấy đều cho dễ ép, không cho quá nhiều nước tránh bị loãng, mỗi lần ép tạo khoảng 100 ml là được.

- Liều dùng: Uống ngày 3 lần, liên tục trong 3-5 ngày, uống kết hợp với xơng hay tắm cho nhanh khỏi.

Nhóm 2: Các bài thuốc chữa bệnh về hô hấp

Bài 1: Viêm mũi, viêm xoang (Ông Lý Láo L, bản Cát Cát, xã San Sả Hồ)

- Các lồi sử dụng:

+ Thơng đất lá phi lao (thân, lá): 20 g + Cỏ cứt lợn (cả cây): 20 g

+ Màng tang (lá): 20 g + Lài trâu (rễ): rễ

-Cách dùng: Băm nhỏ, phơi khô, sao vàng, sắc đặc lên uống.

- Liều dùng: Cứ 1 thang sắc 4 lần/2 ngày. Dùng 3-5 thang/đợt. Mỗi đợt cách nhau 15 ngày, đến khi nào khỏi thì thơi.

Bài 2: Hen, suyễn, khó thở (Ông Lý Láo L, bản Cát Cát, xã San Sả Hồ)

- Các loài sử dụng:

+ Kim đầu te (hoa): 20 g + Cỏ sữa lá lớn (cả cây): 30 g

+ Bồ đề trắng (nhựa): nửa thìa cà phê + Hoa bơng (thân, lá): 30 g

-Cách dùng: Băm nhỏ, phơi khô, sao vàng, sắc đặc lên uống.

- Liều dùng: Cứ 1 thang sắc 4 lần/2 ngày. Dùng 5 thang/đợt. Mỗi đợt cách nhau 15 ngày, đến khi nào khỏi thì thơi.

Bài 3: Ho có đờm (ƠngHạng A Chếch, bản Sín Chải, xã San Sả Hồ)

- Các loài sử dụng:

+ Muồng trinh nữ (cả cây): 30 g + Cam thảo nam (cả cây): 30 g + Vót hình trụ (thân): 30g + Riềng (củ): 1 củ nhỏ

- Liều dùng: Cứ 1 thang sắc 2 lần/ngày. Dùng 5 thang. Nếu chưa khỏi có thể uống thêm nhưng cứ 1 thang sắc 4 lần/2 ngày, đến khi nào khỏi thì thơi.

Nhóm 4: Các bài thuốc chữa bệnh về tâm thần

Bài 1: Mất ngủ(Bà Sùng Thị Mủa, bảnLồ Lao Chải, xã Lao Chải)

- Các loài sử dụng:

+ Tắc kè đá(cả cây): 20 g + Tai chua (Quả):10 g + Hồi đại(quả): 20 g

+ Dứa bắc bộ (thân, lá): 50 g

-Cách dùng: Băm nhỏ, phơi khô, sắc đặc lên uống.

- Liều dùng: cứ 1 thang sắc 4 lần/2 ngày. Dùng 6-8 thang/đợt, Nếu chưa khỏi, nghỉ uống sau 20-30 ngày lại dùng đợt tiếp theo, đến khi khỏi bệnh thì thơi.

Nhóm 5: Các bài thuốc chữa bệnh về tiêu hố

Bài 1: Chánăn (Ơng Sùng A T, bản Cát Cát, xã San Sả Hồ)

- Các loài sử dụng:

+ Nhân trần(cả cây):30 g + Tầm bóp (thân, lá): 30 g + Giềng (củ): 10 g

+ Lưỡi mèo tai chuột(cả cây): 30 g

- Cách dùng: Băm nhỏ, phơi khô, nấu nước uống như chè, có thể dùng cây tươi cũng được.

- Liều dùng: Uống thay chè, đến khi thấy hay đói sớm,thèmăn thì thơi.

Bài 2: Bệnh ăn khó tiêu, đầy bụng khó chịu (Bà Sùng Thị Mủa, bản Lồ Lao Chải, xã Lao Chải)

- Các loài sử dụng:

+ Cúc vàng (thân, lá): 340 g + Giảo cổ lam(cả cây): 40 g + Sẻn gai(thân): 20 g

- Cách dùng: Băm nhỏ, phơi khô, nấu nước uống như chè, khi uống cho thêm 1 cốc 100 ml 1-2 thìa cà phê mật ong rừngthì càng tốt.

- Liều dùng: 1 thang sắc 2 lần/ ngày. Dùng 3-5 ngày, Nếu chưa khỏi có thể dùng thêm nhưng sắc uống 1 thang 4lần/2 ngày, đến khi nào khỏi thì thơi.

Bài 3: Bệnh ỉa chảy (Ông Hầu A Kỷ, bản Ý Linh Hồ, xã San Sả Hồ)

- Các loài sử dụng:

+ Hoàngđằng (thân, lá): 40 g + Thồm lồm(thân, lá): 30 g + Tử châu lá dài (lá): 30 g

-Cách dùng: Băm nhỏ, phơi khô, nấu nước uống.

- Liều dùng: Uống 2 lần/ngày. Dùng 3-4 thang/đợt, đến khi khỏi thì thơi.

Bài 4: Đau dạ dày (Bà Chảo Sử Mẩy, bản Lao Chải San, xã Lao Chải)

- Các loài sử dụng:

+ Giảo cổ lam(cả cây): 30 g + Hoắc hương núi (cả cây): 30 g + Rau vảy ốc(thân, lá): 30 g + Ké hoa vàng (rễ): 10 g

- Cách dùng: Băm nhỏ, phơi khô, sao vàng, sắc đặc uống.

- Liều dùng: 1 thang sắc 4 lần/2 ngày. Dùng 7-10 thang (khảong 15-20 ngày dùng thuốc). Nếu chưa khỏi, nghỉ uống sau 15-20 ngày lại dùng đợt tiếp theo, đến khi khỏi bệnh thì thơi.

Nhóm 6: Các bài thuốc chữa bệnh về tiết niệu và gan thận

Bài 1: Chữavàng da (Ông Lý Láo L, bản Cát Cát, xã San Sả Hồ)

- Các loài sử dụng: + Ké hoa vàng (lá): 30 g + Cốtkhí củ (thân, lá): 30 g + Ngưu tất(rễ): 10 g + Ba gạc vòng (lá): 20 g + Mùng quân (quả): 10 g

-Cách dùng: Băm nhỏ, phơi khô, sao vàng,sắc đặc lên, uống.

- Liều dùng: 1 thang sắc 4 lần/2 ngày. Dùng 5-6 thang/đợt. Nếu chưa khỏi, nghỉ uống sau 15 ngày lại dùng đợt tiếp theo, đến khi khỏi bệnh thì thơi.

Bài 2: Chữa viêm gan (Bà Sùng Thị Mủa, bản Lồ Lao Chải, xã Lao Chải)

- Các lồi sử dụng:

+ Ba gạc vịng (lá): 30 g + Thông mộc(thân, rễ): 30 g + Lâu xác (lá): 30 g

+ Cỏ mật gấu(thân, lá): 30 g

-Cách dùng: Băm nhỏ, phơi khô,sắc đặcuống.

- Liều dùng: 1 thang sắc 4 lần/2 ngày. Dùng 10-15 thang/đợt (20-30 ngày). Sau 15 ngày lại uống tiếp đợt 2 đến khi nào khỏi thì thơi.

Bài 3: Lợi tiểu (Ông Lý Láo L, bản Cát Cát, xã San Sả Hồ)

- Các loài sử dụng:

+ Cỏ vỏ lúa (thân, lá): 30 g

+ Rángổ vẩy có đi (cả cây): 20 g + Hồ hoa gi(lá): 20 g

+ Ngải cứu(thân, lá): 30 g + Cơm cháy (hoa): 10 g

- Cách dùng: Băm nhỏ, phơi khô,nấu nướcuống.

- Liều dùng: Nấu uống nước thay chè, đến khi nào khỏi thì thơi.

Bài 4: Đái buốt, đái dắt (Bà Sùng Thị Mủa, bản Lồ Lao Chải, xã Lao Chải)

- Các loài sử dụng:

+ Dâm dương hoắc (cả cây):30 g + Dứa bắc bộ (quả):30 g

+ Bòng bong nhật(cả cây): 30 g + Mãđề (cả cây):40 g

- Cách dùng: Băm nhỏ, phơi khô, sao vàng, sắc đặc lên, uống. (Đôi khi chỉ dùng riêng Mãđề đun sôi, uống thay nước cũng được).

- Liều dùng: 1 thang sắc 2 lần/ngày. Dùng 5-7 thang/đợt. Nếu chưa khỏi, dùng đợt tiếp theo nhưng1 thang sắc 4 lần/2 ngày,đến khi khỏi bệnh thì thơi.

Bài 5: Đái ra máu (Bà Sùng Thị Mủa, bản Lồ Lao Chải, xã Lao Chải)

- Các loài sử dụng:

+Xương cá (cả cây): 30 g + Khổ sâm(rễ): 20 g + Dứa bắc bộ (quả): 20 g

+ Ráng bích hoạ một chồi(lá): 30 g

-Cách dùng: Băm nhỏ, phơi khô, sao vàng, sắc đặc lên, uống.

- Liều dùng: 1 thang sắc 2 lần/ngày. Dùng 10-15 thang/đợt. Nếu chưa khỏi sau 15 ngày lại điều trị đợt 2, đến khi nào khỏi thì thơi.

Bài 6: Sỏi thận, viêm thận (đơi khi có cả đái ra máu) (Ơng Hạng A Chếch, bản Sín Chải, xã San Sả Hồ)

- Các lồi sử dụng:

+ Bơng bạc(lá): 40 g +Đom đóm (lá): 30 g

+ Hồng quang(vỏ thân): 40 g

-Cách dùng: băm nhỏ, phơi khô, sao vàng, sắc uống.

- Liều dùng: Cứ 1 thang sắc 2 lần/ ngày. Dùng 10-15 thang/đợt. Nếu chưa khỏi sau 15-20 ngày lại điều trị đợt 2, đến khi nào khỏi thì thơi.

Nhóm 8. Các bài thuốc chữa bệnh suy nhược không đau

Bài 1: Bồi bổ cơ thể khi cơ thể bị suy nhược (Bà Sùng Thị Mủa, bản Lồ Lao Chải, xã Lao Chải)

- Các loài sử dụng:

+ Cỏ xước(thân, lá): 50 g + Tế hoa(hoa): 20 g

+ Ngải trắng(cả cây): 50 g + Bạch truật (củ): 10 g

- Cách dùng: Băm nhỏ, phơi khô, sắc uống. Mỗi lẫn uống cho thêm 1 thìa cà thê nhỏ Mật ong rừng vào một cốc thuốc 100 ml.

- Liều dùng: 1 thang sắc 4 lần/2 ngày. Dùng 5-7 thang/đợt. Uống đến khi nào thấy cơthể khỏe mạnh thì thơi.

Nhóm 9: Các bài thuốc chữa bệnh về đau nhức

Bài 1: Đau đầu (ƠngHạng A Chếch, Bản Sín Chải, xã San Sả Hồ)

- Các lồi sử dụng: + Sói đứng (lá): 30 g + Tai chua (lá): 30 g + Trắc lá bẹ (rễ): 10 g + Xít xa (lá và quả): 30 g + Bọ mẩy (lá): 30 g

-Cách dùng: Băm nhỏ, phơi khô, sao vàng, sắc uống.

- Liều dùng: Cứ 1 thang sắc 4 lần/2 ngày. Dùng 5 thang/đợt (10 ngày), nếu chưa khỏi, nghỉ uống sau 15 ngày lại dùng đợt tiếp theo, đến khi khỏi bệnh thì thơi.

Bài 2: Chữa thấp khớp (Hạng A Chếch, bản Sín Chải, xã San Sả Hồ)

- Các lồi sử dụng:

+ Ngải cứu(thân, lá): 40 g + Cà ngủ(quả): 20 g

+ Ráy leo trung quốc (củ): 30 g + Dây nôi (rễ): 10 g

- Cách dùng: Băm tươi nhỏ từng đoạn khoảng 3-5 cm hay củ thái lát, trộn với nhau, xao lên cho ra nước, đắp hay xoa lên các chỗ khớp xương đau như chân, tay,... đặc biệt với các chỗ đau phầnsống lưng, bả vai, có thể nặn.

- Liều dùng: Ngày 2 lần, mỗi lần dùng có thể xao nhiều lần, xoa hay đắp từ lúc cịn nóng đến khi hết nóng thì thơi. Dùng 15 ngày/đợt thì dừng lại, sau 1 tháng lại điều trị tiếp đợt sau, đến khi khỏi thì thơi.

Bài 3: Chữathấp khớp(Hạng A Chếch, bản Sín Chải, xã San Sả Hồ)

+ Hoàng liên gai (thân, lá): 40 g. + Cà ngủ(quả): 10 g

+ Ba chạc(rễ): 10 g + Trinh nữ (thân, lá):40 g

-Cách dùng: Băm nhỏ, phơi khô, sao vàng, sắc uống.

- Liều dùng: 1 thang sắc 2 lần/ngày. Dùng 5-7 thang/đợt. Nếu chưa khỏi có thể dùng đợt tiếp theo, cứ 1 thang sắc 4 lần/2 ngày. Dùng 3-5 thang/đợt. Đến khi nào khỏi thì thơi.

Bài 4: Chữa đau xương khớp (Bà Chảo Sử Mẩy, bản Lao Chải San, xã Lao Chải)

- Các loài sử dụng:

+ Dâyđau xương (thân): 30 g. + Cơm nguội tán (rễ): 30 g + Nưa dại (củ): 30 g

- Cách dùng: Thái lát nhỏ, ngâm với rượu, đắp hay xoa bóp lên cơ thể chỗ xương đau (phải sử dụng sau khi ngâm 1 tháng mới có tác dụng).

- Liều dùng: Ngày xoa 2-3 lần. Đắp/xoa đến khi nào khỏi thì thơi.

Bài 5: Chữa viêm lợi răng (Bà Chảo Sử Mẩy, bản Lao Chải San, xã Lao Chải)

- Các loài sử dụng:

+ Ngọc sởi (thân, lá): 20 g + Sơnhúng trung quốc (lá): 20 g + Hoa mộc (thân): 10 g

-Cách dùng: Băm nhỏ, phơi khơ, sao vàng, sắc đặc ngậm sau đó nuốt.

- Liều dùng: 1 thang sắc 2 lần/ngày. Dùng 5-7 thang/đợt, nếu chưa khỏi thì dùng tiếp tục đợt sau nhưng cứ 1 thang sắc 4 lần/2 ngày. Đến khi nào khỏi thì thơi.

Bài 6: Chữa sâu răng (Bà Chảo Sử Mẩy, bản Lao Chải San, xã Lao Chải)

- Các loài sử dụng:

+ Hoa mộc(thân): 10 g + Tiêu rừng (rễ): 10 g.

+ Hắc châu nhãn (rễ): 10 g

- Cách dùng: Băm nhỏ, ngâm với rượu, lúc nào đau răng thì ngậm (thuốc phải sử dụng sau khi ngâm 1 tháng mới có tác dụng).

- Liều dùng: Ngậm khi đau, khơng nuốt, khỏi thì thơi.

Nhóm 10: Các bài thuốc chữa bệnh ngồi da

Bài 1: Chín mé (Ơng Hạng A Chếch, bản Sín Chải, xã San Sả Hồ)

- Các loài sử dụng:

+ Nhàu tán (rễ): 10 g + Vác chân (lá): 10 g

- Cách dùng: Giã tươi, đắp vào chỗ sưng.

- Liều dùng: Đắp liên tục, cứ 3-5 tiếng thay thuốc 1 lần, khỏi thì thơi.

Bài 2: Chữa mụn nhọt (ƠngHầu A Kỷ, bản Ý Linh Hồ, xã San Sả Hồ)

- Các loài sử dụng:

+ Bời lời nhớt (lá): 10 g + Chùm gửi (lá): 10 g

+ An bích sao (thân non, lá): 10 g + Mỏ quạ nam (lá): 10 g

- Cách dùng: Giã tươi, đắp vào chỗ bị mụn.

- Liều dùng: Đắp liên tục, sau 5-6 giờ thay một lần, khi thay thuốc, rửa sạch chỗ đầu mụn, đắp đến khi nào hết mủ thì thơi.

Bài 3: Lang đen (ƠngHạng A Chếch, bản Sín Chải, xã San Sả Hồ)

- Các loài sử dụng:

+ Cỏ mịch (lá): 10 g

+ Đu đủ (nhựa mủ): nửa thìa cà phê

- Cách dùng: Giã tươi, trộn lẫn vào với mủ Đu đủ, đắp hay xoa vào chỗ lang đen. - Liều dùng: Đắp/xoa 2 lần/ngày, để trong vịng 15-20 phút thì rửa bỏ, đắp/xoa đến khi nào khỏi thì thơi.

Bài 4: Dị ứng sơn ta (Bà Chảo Sử Mẩy, xã Lao Chải)

+ Khế (lá): 50 g

- Cách dùng: Giã tươi, trộn lẫn vào cùng một thìa bỗng rượu hay cùng một quả men sống, đắp vào chỗ sưng đau, có thể dùng riêng lá Khế cũng được.

- Liều dùng: Đắp 1 - 2 lần/ngày, đắp 3-5 ngày liền hay đến khi khỏi thì thơi.

Bài 5: Mẩn ngứa do dị ứng thời tiết, dị ứng lông sâu bọ, phấn hoa,... (Bà Chảo Sử Mẩy, xã Lao Chải)

- Các loài sử dụng: + Khế (lá): 20 g

+ Thài lài trâu (cả cây): 20 g + Quyển bá (cả cây): 20 g

+ Kim ngân hoa to (hoa, lá): 20 g

- Cách dùng: Đun cho người bệnh tắm. Nếu khơng có đủ các vị trên, có thể dùng riêng biệt hay phối hợp 2 hay 3 vị với nhau đều được. Dùng đúng tỷ lệ như trên. - Liều dùng: Tắm 1-2 lần/ngày, liên tục trong vòng 3-5 ngày, nếu chưa khỏi dùng tiếp nhưng chỉ tắm 1 lần/ngày, đến khi nào khỏi thì thơi.

Bài 6: Chữa ghẻ lở (ƠngHạng A Chếch, bản Sín Chải, xã San Sả Hồ)

- Các lồi sử dụng:

+ Đơn núi (thân, lá): 50 g + Ba chạc (lá): 50 g + Nhàu tán (rễ): 20 g + Chẽ ba bò (lá): 50 g

- Cách dùng: Đun cho người bệnh tắm. Nếu khơng có đủ các vị trên, có thể dùng riêng biệt hay phối hợp 2 hay 3 vị với nhau đều được. Dùng đúng tỷ lệ như trên. - Liều dùng: Tắm 1-2 lần/ngày, liên tục trong vòng 3-5 ngày, nếu chưa khỏi dùng tiếp những chỉ tắm 1 lần/ngày, đến khi nào khỏi thì thơi.

Nhóm 11: Các bài thuốc chữa bệnh ngoại thương

Bài 1: Chữa rắn cắn (ÔngHạng A Chếch, bản Sín Chải, xã San Sả Hồ)

- Các lồi sử dụng: + Nọc sởi (lá): 5 g

+ Tu hùng hoa nhỏ (lá):5 g

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài nguyên cây thuốc được đồng bào dân tộc hmông sử dụng tại xã san sả hồ và xã lao chải, huyện sapa, tỉnh lào cai​ (Trang 53 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)