Xuất các giải pháp bảo tồn các loài cây thuốc và nguồn tri thức bản địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài nguyên cây thuốc được đồng bào dân tộc hmông sử dụng tại xã san sả hồ và xã lao chải, huyện sapa, tỉnh lào cai​ (Trang 67 - 68)

Chương 4 .KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. xuất các giải pháp bảo tồn các loài cây thuốc và nguồn tri thức bản địa

cho cộng đồng dân cư địa phương

4.4.1 Tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc và các bàithuốcdân gian. thuốcdân gian.

Một số loài cây thuốc có trữ lượng lớn ngồi thiên nhiên có thể bị khai thác ở mức độ hợp lý và đảm bảo sự tái sinh của cây con như: Thạch xương bồ

(Acorus gramineus), Sâm tam thất (Parax pseudiginseng), Giảo cổ lam (Gymnopetalum laxum), Nhân trần (Acrocephalus indicus), Đắng cảy (Clerodendrum crytophylum), Diệp hạ châu (Phyllanthus amrus), Ba kích (morinda officinalis), Huyết đằng (Sagentodoxa cuneata),…

Một số cây thuốc có trữ lượng khơng nhiều ngồi thiên nhiên, tỷ lệ tái sinh thường kém nhưng lại bị khai thác rất mạnh, 1 số bị khai thác theo kiểu tận diệt (nhổ cả cây, chốc cả rễ) như lông culi (Cibotium barometz) khai thác cả làm thuốc và làm cảnh, Tắc kè đá (Drynaria fortunei), kim tuyến đá vơi (Anoectochilus calcareous), bình vơi (Stephania sp), Ngân đằng (Codonopsis celebica), hoàng mộc,... Người dân địa phương (không chỉ người dân H’mông) tại khu vực nghiên cứu không chỉ vào rừng khai thác các loài cây thuốc để sử dụng mà còn khai thácđể bán trong phạm vi nội tỉnh phục vụ cho khách du lịch và có thể bán sang các tỉnh khác hoặc bán sang Trung Quốc.

Các cộng đồng dân tộc ở huyện Sapa (trong đó có xã San Sả Hồ và Lao Chải) đều biết sử dụng cây cỏ để chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các thành viên trong gia đình. Cho tới hiện nay người dân ở đây vẫn duy trì các hoạt động thu hái, chế biến và bán cây cỏ, các sản phẩm thuốc có nguồn gốc từ rừng. Việc làm thuốc và bán thuốc đã trở thành một nghề của rất nhiều hộ gia đình ở SaPa đặc biệt là người Dao đỏ. Hoạt động buôn bán thuốc nam diễn ra khá sơi động, khơng chỉ ở cộng đồng mà cịn ở chợ Sapa và các tỉnh phía Bắc khác.

Hoạt động thu hái, chế biến tại các xã ở huyện SaPa thì chỉ ở khu vực Vườn Quốc gia Hồng Liên bị hạn chế, do có sự quản lý nghiêm ngặt của cán bộ Vườn Quốc gia Hồng Liên. Cịn lại người dân đều thu hái tự do từ rừng để bán ra ngoài thị trường.

Dân số của xã SSH-LC, huyện SaPa, tỉnh Lào Cai chủ yếu là người dân tộc H’Mông, chiếm 90% dân số của cả 2 xã, do vậy nhu cầu sử dụng cây cỏ để làm thuốc là rất lớn. Nói đến tri thức sử dụng cây thuốc ở SaPa thì khơng thể khơng nhắc đến tri thức sử dụng cây thuốc của người H’Mơng. Hầu hết mọi gia đình người H’Mơng đều có người biết sử dụng cây thuốc để chăm sóc sức khỏe ban đầu như: bệnh cảm cúm, đau bụng, bong gân, v.v... Các thầy lang biết sử dụng nhiều loài cây thuốc chữa các bệnh phức tạp như: viêm gan, vô sinh, gẫy xương, v.v...

Bên cạnh việc khai thác cây cỏ làm thuốc cho cộng đồng, đồng bào dân tộc còn khai thácđể bn bán vì hiện nay số lượng người có nhu cầu sử dụng cây thuốc tự nhiên rất lớn, trong đó tập trung chủ yếu là khách du lịch, họ tìm mua những loại cây thuốc có xuất xứ từ rừng. Vì vậy đồng bào dân tộc nơi đây đã vào rừng khai thác theo kiểu tận diệt bất cứ lồi nào có giá trị kinh tế, đến thời điểm hiện nay 1 số loài cây thuốc mang tính đặc hữu đã gần như khơng cịn gặp ngoài tự nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài nguyên cây thuốc được đồng bào dân tộc hmông sử dụng tại xã san sả hồ và xã lao chải, huyện sapa, tỉnh lào cai​ (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)