Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng, đánh giá công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật tại xã hòa thạch, huyện quốc oai, thành phố hà nội​ (Trang 35)

Dư lượng thuốc BVTV tồn dư trong môi trường và thực phầm đều ảnh hưởng đến con người và động vật máu nóng. hằng năm có trên 5000 trường hợp nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật phải cấp cứu tại bệnh viện và có trên 300 trường hợp tử vong (do ngộ độc cấp tính ) vì lượng hóa chất tồn đọng quá cao trong thực phẩm. Nếu liều lượng ít, được đưa gián tiếp vào cơ thể thông qua thực phẩm, về lâu dài từ 3-5 năm sẽ phát bệnh ( Tim Mạch, Ung Thư…)

(theo điều tra của cục y tế dự phòng và môi trường Việt Nam)

Đối với người, khi được sử dụng không đúng cách, thuốc bảo vệ thực vật sẽ gây nhiễm độc cấp tính: Bỏng mắt cấp tính, hủy hoại da, ảnh hưởng thần kinh, gan. Khi bị nhiễm độc mãn tính sẽ ảnh hưởng đến tủy xương (thiếu máu bất sản và loạn tạo máu); ảnh hưởng đến sinh sản (vô sinh ở nam, sảy thai, thai dị dạng...); gây độc thần kinh; ảnh hưởng đến cơ chế miễn dịch... Cơ thể con người bị nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật biểu hiện ở nhiều mức độ: giảm sút sức khỏe, gây rối loạn các hoạt động ở hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa hô hấp, bài tiết, gây các tổn thương bệnh lý ở các cơ quan, hệ thống nói trên từ mức độ nhẹ tới nặng, thậm chí tàn phế hoặc tử vong. Do đó theo dõi sức khỏe có hệ thống khi tiếp xúc thường xuyên với thuốc bảo vệ thực vật là rất cần thiết.

Đối với môi trường xung quanh, thuốc bảo vệ thực vật diệt cả những côn trùng và động vật hữu ích cho con người, có thể làm biến đổi thế cân bằng tự

nhiên của hệ sinh thái gây ô nhiễm đất, nước, không khí. Các thuốc trừ sâu tồn dư lâu, không bị phân hủy ở trong đất và trong nước có thể làm cho động vật, cây trồng sống ở đó bị nhiễm thuốc lâu dài, con người ăn các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi bị nhiễm thuốc trừ sâu hằng ngày một cách gián tiếp, lâu ngày sẽ có hại cho sức khỏe.

1.5. Đánh giá rủi ro đến sức khỏe con ngƣời và hệ sinh thái từ thuốc BVTV

1.5.1. Đánh giá rủi ro sức khỏe con người từ thuốc BVTV

- Theo chương trình thuốc BVTV của Fred Whiford, Đại học Purdue, Mỹ đã giới thiệu về đánh giá rủi ro sức khỏe đối với thuốc BVTV. Trong lĩnh vực sử dụng thuốc BVTV, vấn đề sức khỏe luôn là một đề tài được sự quan tâm của đông đảo quần chúng. Bởi vì chúng ta phơi nhiễm thuốc BVTV trong thức ăn, nước uống và không khí hít thở hằng ngày. Chúng ta phơi nhiễm với thuốc BVTV khi ta đang ở trong nhà, nơi làm việc và cả nơi vui chơi. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm nhất là chúng ta phơi nhiễm bao nhiêu sẽ gây ra những rủi ro cho sức khỏe và bằng cách nào chúng ta có thể đánh giá rủi ro này.

- Đánh giá rủi ro sức khỏe con người từ thuốc BVTV được mô tả qua 3 bước:

+ Đánh giá độc tính (Toxicity assessment): đánh giá độc tính hay nguy hại tiềm tàng của thuốc BVTV;

+ Đánh giá phơi nhiễm (Exposure assessment): đánh giá phơi nhiễm tiềm tàng của con người đối với thuốc BVTV;

+ Nhận diện, mô tả rủi ro (Risk characterization): đánh giá rủi ro tiềm tàng đến con người.

1.5.2. Đánh giá độc tính

Tác động của thuốc BVTV đến con người và động vật là khác nhau tùy thuộc và liệu lượng và đặc tính của từng loại. Độc tính được mô tả theo từng

loại phản ứng của cơ thể đối vơi từng loại thuốc BVTV và từng liều lượng khác nhau.

Những nghiên cứu cấp tính được thực hiện để đánh giá mức phơi nhiễm gây tử vong và những ảnh hưởng cấp tính khác. Nghiên cứu bán mãn tính được dùng để xác định lên các cơ quan thông qua những phơi nhiễm hằng ngày trong vài tuần hoặc vài tháng.

Nghiên cứu mãn tính được thực hiện để đánh giá tiềm năng gây ảnh hưởng độc của hóa chất và/hoặc ung thư khi thời gian phơi nhiễm dài.

Những nghiên cứu độc tính khác bao gồm: kiểm tra những ảnh hưởng bất lợi tiềm năng lên sức khỏe sinh sản của người trưởng thành; khả năng lớn, phát triển và sinh sản của các thế hệ con cháu và sự thay đổi di truyền trên tế bào.

1.5.3. Đánh giá phơi nhiễm

1.5.3.1. Đánh giá phơi nhiễm từ chế độ ăn uống của người dân

- Dư lượng thuốc trừ sâu trong đồ ăn hằng ngày là nguồn cơ bản của nồng độ dư lượng phơi nhiễm thuốc trừ sâu đối với con người nói chung. Phơi nhiễm qua chế độ ăn uống là một hàm của một loại, lượng thức ăn tiêu thụ và dư lượng thuốc trừ sâu bên trong hoặc trên thức ăn. Tổng lượng thuốc trừ sâu hấp thụ trong bữa ăn hàng ngày đối với bất kỳ người nào được tính bằng tổng lượng thuốc trừ sâu hấp thụ vào từ tất cả các món ăn có chứa đựng dư lượng thuốc trừ sâu tiềm tàng bên trong.

- Mô hình cơ bản để đánh giá mức độ phơi nhiễm với dư lượng hóa chất trong thực phẩm qua chế độ ăn uống được tính đơn giản như phương trình sau:

- Có nhiều mô hình phơi nhiễm từ chế độ ăn uống, được xem xét chung là: cấp tính và mãn tính.

- Phơi nhiễm mãn tính xảy ra trong thời gian dài. Nó được dùng để tính toán cho các phơi nhiễm tiêu biểu và giá trị ngưỡng được tính dựa trên lượng tiêu thụ trung bình và giá trị dư lượng trung bình. Ngược lại, phơi nhiễm cấp tính từ chế

độ ăn uống được coi là phơi nhiễm với lượng cực đại. Phơi nhiễm cấp tính từ chế độ ăn uống được tính toán dựa trên dữ liệu tiêu thụ từng cá nhân. Những giá trị dư lượng sử dụng là giá trị mức dư lượng chịu đựng được (tolerance) lấy từ những nghiên cứu trước đó hoặc từ các đánh giá theo xác suất.

1.5.3.2. Đánh giá phơi nhiễm của người thường xuyên tiếp xúc với thuốc BVTV

- Người công nhân, những người đóng gói hay làm việc trong các dây chuyền sản xuất thuốc BVTV trong nhà máy, là những người phơi nhiễm với TBVTV hay những nhóm người làm việc liên quan đến TBVTV, những công nhân làm vườn trong nhà kính cũng có thể phơi nhiễm với dư lượng TBVTV. Mặc dù phơi nhiễm TBVTV từ môi trường làm việc không thể được hạn chế một cách hoàn toàn, nhưng người công nhân có liên hệ với TBVTV vẫn có thể giảm thiểu tối đa nhờ các hướng dẫn ghi trên nhãn sản phẩm, các loại quần áo và dụng cụ bảo vệ thích hợp và thực hiện vệ sinh công xưởng cho tốt. - Đánh giá phơi nhiễm chính xác nhất khi phơi nhiễm của người công nhân được mô tả rõ ràng và chính xác. Những biến số ảnh hưởng đến phơi nhiễm là:

+ Khoảng thời gian và tần số phơi nhiễm; + Thiết bị bảo vệ được sử dụng;

+ Quá trình sử dụng; + Tuyến phơi nhiễm; + Chất lượng TBVTV;

+ Kiểu sử dụng thuốc/thuốc trộn; + Loại thiết bị chuyên dùng sử dụng; + Điều kiện môi trường;

- Kịch bản phơi nhiễm của người công nhân và thực tế làm việc của từng người giúp xác định các ước lượng phơi nhiễm. Ví dụ: với một sản phẩm TBVTV của một công ty, một người công nhân làm vườn sẽ mất 30 phút mỗi ngày để pha loãng và trộn. Trong khi đó, thời gian nghỉ ngơi trong ngày lại ở tại hoặc gần nơi làm việc. Một công ty khác ấn định một người công nhân phải làm tất cả các việc từ xử lý, trộn đổ thuốc cho đến rửa chai …

- Người công nhân làm vườn có thể bị phơi nhiễm tại nơi làm việc khi họ đi vào vùng có sử dụng TBVTV. Họ cũng có thể bị phơi nhiễm lại từ môi trường khi họ thu hoạch các nông phẩm. Tuy nhiên, tùy thời gian làm việc, tiếp xúc với TBVTV mà mức độ bị phơi nhiễm của công nhân làm vườn có khác nhau.

- Như vậy, mức độ bị phơi nhiễm TBVTV của những người thường xuyên tiếp xúc với TBVTV được xác điịnh thông qua lượng TBVTV sử dụng, độc tính của thuốc, thời gian tiếp xúc, tần suất lặp lại, dụng cụ bảo hộ, …

1.5.3.3. Nhận diện/ mô tả rủi ro

Nhận diện/ mô tả rủi ro là đánh giá rủi ro tiềm tàng đến con người. Rủi ro là một hàm của độc tính và sự phơi nhiễm. Nhận diện rủi ro là dữ liệu hợp nhất giữa sự phơi nhiễm và độc tính của TBVTV dùng để dự báo những ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe con người có thể xảy ra. Mặc dù dữ liệu về độc tính và dữ liệu và phơi nhiễm được đánh giá riêng biệt, nhưng những kết quả đánh giá lại được sử dụng cùng nhau trong nhận diện rủi ro. TBVTV có độc tính cao có thể không tạo ra những rủi ro đáng kể nếu phơi nhiễm ở liều lượng thấp. Ngược lại, TBVTV có độc tính nhẹ có thế sẽ tạo ra những rủi ro không thể chấp nhận khi phơi nhiễm ở liều lượng cao hoặc thời gian phơi nhiễm kéo dài.

1.5.3.4. Đánh giá rủi ro cho hệ sinh thái từ TBVTV

- Trong 30 năm qua, tiếp cận luật pháp về sản xuất và sử dụng TBVTV ở EU luôn luôn phát triển, đặc biệt là những quy định dưới dạng luật pháp. Vào

những năm 70 của thế kỷ XX, những hiểu biết và nguy hại môi trường tăng lên dẫn đến việc thiết lập các tiêu chuẩn môi trường hay ban hành các lệnh cấm sử dụng một số loại hóa chất độc như DDT, PCBs, … Theo đó, thứ tự đánh giá rủi ro môi trường sinh thái TBVTV như sau:

+ Thiết lập vấn đề. + Đánh giá rủi ro:

+. Đánh giá rủi ro phơi nhiễm +. Đánh giá độc tính

- Nhận diện đặc trưng rủi ro - Quản lý rủi ro

1.5.3.5. Đặc tính độc chất

Mô tả độc tính thường dựa trên các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, các thí nghiệm này phản ánh những tác động bất lợi quan sát được trên những động vật thí nghiệm được theo dõi theo các mức nồng độ TBVTV khác nhau. Độc tính có thể được miêu tả bởi số loài chết hoặc các tác động ảnh hưởng ở các mức liều lượng khác nhau. Mối quan hệ liều lượng – đáp ứng xác định rõ các mức liều lượng gây các ảnh hưởng bất lợi, cũng như nồng độ không quan sát thấy ảnh hưởng bất lợi (No Observed Effect Concentrtion – NOEC). Đối với đánh giá rủi ro, mức độ NOEC thấp nhất sẽ được sử dụng trong đánh giá rủi ro.

1.5.3.6. Đặc tính rủi ro

- Xác định đặc tính rủi ro là bước tổng kết của quá trình đánh giá rủi ro. Tất cả dữ liệu về nồng độ TBVTV và các tuyến phơi nhiễm được tập hợp lại, dựa vào đó người đánh giá rủi ro sẽ đánh giá tác động tiềm ẩn có khả năng xảy ra trong hệ sinh thái.

- Tính phương số rủi ro (Risk Quotient – RQ): là chỉ số giữa nồng độ chất phơi nhiễm lớn nhất trong thành phần môi trường và liều lượng gây chết cho sinh vật tương ứng trong môi trường đó;

- Phân tích mức độ liên quan (Levels Of Concern - LOCs ); - Phân tích mức độ tin cậy của dữ liệu thu thập.

Tính rủi ro còn phụ thuộc vào mức độ phơi nhiễm của cơ thể đôi với thuốc BVTV, bên cạnh đó mức độ rủi ro còn phục thuộc vào thể trạng của cơ thể khi bị phơi nhiễm thuốc; Mức độ phơi nhiễm lớn thì rủ ro càng cao và ngược lại; cơ thể phản ứng mạnh thì rủi ro càng cao.

1.6. Một số phƣơng thức quản lý thuốc BVTV tại Việt Nam

Để quản lý thuốc BVTV tại nước ta đã các chế tài, quy định, thông tư, nghị định ngày càng sát sao hơn, sửa đổi bổ sung phù hợp và đảm bảo hơn với tình hình phát triển của hiện tại. Nhằm thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, phát huy những mặt tích cực của thuốc BVTV trong mùa màng, nhưng cũng khống chế sự ảnh hưởng xấu của thuốc BVTV đến môi trường sinh thái và con người. Sau đây là sơ đồ quản lý nhà nước về thuốc BVTV tại khu vực nghiêu cứu

Hình 1. 1. Hệ thống quản lý nhà nƣớc về sử dụng thuốc BVTV tại thành phố Hà Nội

Chƣơng 2

MỤC TIÊU- ĐỐI TƢỢNG – NỘI DUNG PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 . Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu chung

Góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV tại địa phương nơi thực hiện đề tài, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường bởi thuốc BVTV tại khu vực thực hiện đề tài và trên cả nước.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

1. Đánh giá được hiện trạng sử dụng thuốc BVTV tại khu vực nghiên cứu;

2. Đánh giá được thực trạng quản lý thuốc BVTV tại Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội;

3. Đề xuất được giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuốc BVTV tại Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.

2.2. Nội dung nghiên cứu

1. Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV tại xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội;

 Danh mục thuốc BVTV được sử dụng tại KVNC  Dư lượng thuốc BVTV trong đất

2. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến con người và môi trường tại xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội;

3. Đánh giá công tác quản lý thuốc BVTV tại xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội;

4. Đề xuất giải pháp quản lý thuốc BVTV tại xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.

2.3.1. Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV tại xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. thành phố Hà Nội.

Đề tài tiến hành sử dụng các phương pháp sau với không gian để thực hiện đề tài là xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội và thời gian thực hiện từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2018.

Phương pháp kế thừa số liệu

Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây, các số liệu, dữ liệu, thông tin có sẵn liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu: thu thập thông tin về thuốc BVTV, quản lý thuốc BVTV trên thế giới và Việt Nam, các biện pháp quản lý, giảm thiểu ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường và sức khỏe con người.

Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường khu vực nghiên cứu thông qua các số liệu, thông tin thu thập đục từ các nguồn dữ liệu khác nhau. Đề tài sử dụng kế thừa một số thông tin như website cổng thông tin điện tử UBND huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, cục bảo vệ thực vật, hay một số tài liệu như Giáo trình hóa chất BVTV NXB nông nghiệp, luật bảo vệ môi trường 2015…

Phương pháp điều tra ngoại nghiệp:

- Điều tra khảo sát thực địa tại khu vực nghiên cứu theo tuyến điều tra,

quan sát, theo dõi hoạt động sử dụng thuốc BVTV tại khu vực nghiên cứu. + Lập tuyến điều tra theo vùng từng thôn, mỗi điều tra thôn điều tra với số lượng như sau; Số lượng các hộ điều tra ở mỗi thôn nơi thực hiện dự án là: Thôn Hòa Trúc điều tra 8 hộ gia đình tham gia làm nghề trồng trọt, thôn Long Phú điều tra 8 hộ có đất lúa và 3 hộ có cả đất màu và đất lúa; thôn Bạch Thạch tiến hành điều tra 4 hộ gia đình có đất lúa, đất màu và đất trồng cây ăn quả, 10 hộ có đất trồng lúa; thôn Trúc nội điều tra 6 hộ có đất lúa, 2 hộ có đất

lúa và đất màu và 3 hộ có cả đất lùa, đất màu và đất trồng cây ăn quả; thôn Thắng Đầu điều tra 6 hộ có đất trồng lúa trên địa bàn nghiên cứu.

+ Điều tra các hộ gia đình theo từng thôn và so sánh thực trạng của từng tuyến.

- Điều tra, khảo sát thực địa lấy mẫu đất để xác định dư lượng thuốc BVTV còn tồn dư.

+ Tiến hành lấy khảo sát thực địa từng tuyến đã lập;

+ Lấy mẫu đất theo khảo sát, phương pháp lấy mẫu đất tuân thủ theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng, đánh giá công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật tại xã hòa thạch, huyện quốc oai, thành phố hà nội​ (Trang 35)