1. Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV tại xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội;
Danh mục thuốc BVTV được sử dụng tại KVNC Dư lượng thuốc BVTV trong đất
2. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến con người và môi trường tại xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội;
3. Đánh giá công tác quản lý thuốc BVTV tại xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội;
4. Đề xuất giải pháp quản lý thuốc BVTV tại xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
2.3.1. Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV tại xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. thành phố Hà Nội.
Đề tài tiến hành sử dụng các phương pháp sau với không gian để thực hiện đề tài là xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội và thời gian thực hiện từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2018.
Phương pháp kế thừa số liệu
Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây, các số liệu, dữ liệu, thông tin có sẵn liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu: thu thập thông tin về thuốc BVTV, quản lý thuốc BVTV trên thế giới và Việt Nam, các biện pháp quản lý, giảm thiểu ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường và sức khỏe con người.
Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường khu vực nghiên cứu thông qua các số liệu, thông tin thu thập đục từ các nguồn dữ liệu khác nhau. Đề tài sử dụng kế thừa một số thông tin như website cổng thông tin điện tử UBND huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, cục bảo vệ thực vật, hay một số tài liệu như Giáo trình hóa chất BVTV NXB nông nghiệp, luật bảo vệ môi trường 2015…
Phương pháp điều tra ngoại nghiệp:
- Điều tra khảo sát thực địa tại khu vực nghiên cứu theo tuyến điều tra,
quan sát, theo dõi hoạt động sử dụng thuốc BVTV tại khu vực nghiên cứu. + Lập tuyến điều tra theo vùng từng thôn, mỗi điều tra thôn điều tra với số lượng như sau; Số lượng các hộ điều tra ở mỗi thôn nơi thực hiện dự án là: Thôn Hòa Trúc điều tra 8 hộ gia đình tham gia làm nghề trồng trọt, thôn Long Phú điều tra 8 hộ có đất lúa và 3 hộ có cả đất màu và đất lúa; thôn Bạch Thạch tiến hành điều tra 4 hộ gia đình có đất lúa, đất màu và đất trồng cây ăn quả, 10 hộ có đất trồng lúa; thôn Trúc nội điều tra 6 hộ có đất lúa, 2 hộ có đất
lúa và đất màu và 3 hộ có cả đất lùa, đất màu và đất trồng cây ăn quả; thôn Thắng Đầu điều tra 6 hộ có đất trồng lúa trên địa bàn nghiên cứu.
+ Điều tra các hộ gia đình theo từng thôn và so sánh thực trạng của từng tuyến.
- Điều tra, khảo sát thực địa lấy mẫu đất để xác định dư lượng thuốc BVTV còn tồn dư.
+ Tiến hành lấy khảo sát thực địa từng tuyến đã lập;
+ Lấy mẫu đất theo khảo sát, phương pháp lấy mẫu đất tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam.
Bảng 2. 1. Danh mục một số cây trồng tại khu vực nghiên cứu
STT Danh mục cây trồng Diện tích (ha)
1 Cam 0,19 2 Bưởi 2,18 3 Hồng 1,93 4 Quýt 0,65 5 Ổi 3,7 6 Chè 1,96 7 Lúa 177,65
8 Hoa màu (Ngô, khoai) 7,8
9 Các loại rau 13,6
Phương pháp phỏng vấn:
Đề tài tiến hành phỏng vấn 50 hộ dân (phỏng vấn ngẫu nhiên) làm nông nghiệp thông qua phiếu điều tra.
+ Về sử dụng thuốc BVTV
• Diện tích đất canh tác • Số lần canh tác trong 1 năm
• Loại hóa chất BVTV sử dụng trong canh tác • Cách thức lựa chọn hóa chất BVTV
• Cách sử dụng hóa chất BVTV
• Số lần sử dụng hóa chất BVTV trong 1 vụ • Thời điểm tiến hành phun hóa chất BVTV • Tình trạng bình phun thuốc BVTV
• Cách xử lí dư lượng hóa chất BVTV trong bình phun
+ Về ảnh hưởng của thuốc BVTV đến con người và môi trường
• Nhận thức về tác dụng của thuốc BVTV
• Nhận thức về tác hại của thuốc BVTV đến sức khỏe và môi trường • Cách sử dụng bảo hộ lao động khi phun hóa chất BVTV
• Nơi rửa dụng cụ và bình phun hóa chất BVTV sau khi phun hóa chất • Cách xử lý bao bì đựng hóa chất BVTV sau khi sử dụng
• Các triệu chứng ngộ độc thường xảy ra khi sử dụng thuốc BVTV
- Phỏng vấn nhanh 02 cán bộ quản lý tại địa bàn, áp dụng phương pháp
này để có được những thông tin chung về công tác quản lý việc sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn xã, công tác dự báo dịch hại, phòng chống dịch và những biện pháp ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra, tình hình áp dụng nguyên tắc IPM.
- Phỏng vấn nhanh 02 chủ cơ sở kinh doanh thuốc BVTV nhằm thu thập
các thông tin về tình hình vận chuyển, lưu trữ, bảo quản và kinh doanh thuốc BVTV, danh mục các loại thuốc BVTV đang được bày bán và các loại thuốc đang bán chạy hiện nay. Các loại thuốc BVTV mới, thuốc BVTV trước kia, nhãn mác và thuốc BVTV trong danh mục cấm.
Phương pháp nghiên cứu dư lượng thuốc BVTV trong đất
Thực nghiệm xác định dư lượng thuốc BVTV bao gồm các bước: lấy mẫu, bảo quản mẫu, chuẩn bị mẫu, làm sạch, xác định trên máy, báo cáo kết
quả. Sự chính xác của kết quả rất quan trọng vì nó là cơ sở cho các quyết định và hành động sau đó. Phương pháp phân tích xác định dư lượng hóa chất BVTV theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia hiện hành. Để đạt được kết quả đó, phòng thí nghiệm phải chuẩn hóa thiết bị, dụng cụ, lưu giữ mẫu và chất chuẩn thuốc BVTV tại điều kiện tiêu chuẩn, tuân theo đúng quy trình phân tích đã được công nhận.
Phương pháp lấy mẫu: Mẫu được lấy để xác định các dư lượng hóa chất BVTV trong đất, được lấy xuyên suốt theo tầng đất mặt, theo TCVN 5297: 1995_Chất lượng đất – Lấy mẫu – Yêu cầu chung và TCVN 7538- 2:2005_ Chất lượng đất – Lấy mẫu – Phần 2: Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm:
Đề tài thực hiện phân tích Hàm lượng các chất trong thành phần của hóa chất BVTV theo các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 9475 : 2002: Xác định hàm lượng hóa chất Abamectin
- TCCS 9318 : 2012 / BVTV: Xác định hàm lượng hoạt chất Metalaxy - TCCS 8061 : 2009 / BVTV: Xác định hàm lượng hoạt chất Chlorpyrifos ethyl. - TCCS 8061 : 1022 / BVTV: Xác định hàm lượng hoạt chất Propiconazole.
- TCVN 8062 : 2013: Xác định hàm lượng hoạt chất Atrazine.
- TCVN 8062 : 2010: Xác định hàm lượng hoạt chất Dimethoate.
- TCVN 6135 : 1996: Xác định hàm lượng họa chất Fenvalerate. - Phương pháp xử lý số liệu điều tra
Số liệu thu thập qua bảng phỏng vấn, qua phân tích được xử lý và phân tích định lượng bằng phần mềm Excel. Kết quả xử lý được thể hiện theo dạng phân tích, mô tả, bảng và biểu đồ.
2.3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc BVTV đến con người và môi trường tại xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội trường tại xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phỏng vấn: Đề tài tiến hành phỏng vấn 50 hộ dân (phỏng
vấn ngẫu nhiên) làm nông nghiệp thông qua phiếu điều tra.
2.3.3.Đánh giá công tác quản lý thuốc BVTV tại xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, thành phốHà Nội;
Để tiến hành thực hiện nôi dung này đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu sau đây:
Phương pháp kế thừa số liệu
Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây, các số liệu, dữ liệu, thông tin có sẵn liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu: thu thập thông tin về thuốc BVTV, quản lý thuốc BVTV trên thế giới và Việt Nam, các biện pháp quản lý, giảm thiểu ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường và sức khỏe con người. Đề tài kết thừa tài liệu về việc đánh giá việc sử dụng và quản lý thuộc BVTV huyện Quốc Oai.
Phương pháp phỏng vấn:
Đề tài tiến hành phỏng vấn các hộ dân và một số cán bộ tại xã Hòa Thạch nhằm lấy cơ sở đánh giá chất lượng trong công tác quản lý việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và tổng kết ý kiến của các hộ dân về việc quản lý tại khu vực thực hiện đề tài. Từ đây đưa ra biện pháp khắc phục và giảm thiểu.
2.3.4. Đề xuất giải pháp quản lý thuốc BVTV tại xã Hòa Thạch, Huyện Quốc Oai, thành phốHà Nội. Quốc Oai, thành phốHà Nội.
Phương pháp đề xuất: Trên cơ sở tài liệu, thông tin đã tiến hành thu thập tiến hành tổng hợp thông tin, đánh giá phân tích và kết luận các vấn đề nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Từ đó, đề xuất giải pháp quản lý thuốc BVTV hiệu quả tại khu vực nghiên cứu.
2.4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các cơ sở phân phối thuốc BVTV;
- Người sử dụng thuốc BVTV;
- Dư lượng thuốc BVTV tồn tại trong đất;
- Các giải pháp tổng hợp giảm thiểu tác động và ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV đến môi trường và hệ sinh thái.
2.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. - Thời gian: từ ngày 12/08/2018- ngày 28/10/2018
2.5. Ý nghĩa của đề tài
2.5.1. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài mang tính thực tiền cao vi nó đáp ứng yêu cầu cần có một đánh giá về hiện trạng ô nhiễm môi trưởng từ nguồn TBVTV và đề xuất các các biện pháp quản lý và xử lý chất thải từ quá trình phân phối và sử dụng TBVTV thích hợp cho thành phố Hà Nội nói chung và xã Hòa Thạch nói riêng, góp phần hạn chế ảnh hưởng của TBVTV đến môi trường.
2.5.2. Ý nghĩa khoa học
Đề tài được thực hiện trên cơ sở các dữ liệu thu thập được từ quá trình thu thập tài liệu, thông tin, dữ liệu từ các nguồn có sẵn và đi thực địa tại xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội để đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do thuốc BVTV và hiện trạng sử dụng thuốc BVTV tại địa phương. Các biện pháp quản lý và sử dụng thuốc BVTV tại khu vực thực hiện đề tài được đề xuất trên cơ sở nghiên cứu thực tế và các chế tài về sử dụng thuốc BVTV từ đó tổng hợp và đề xuất các biện pháp cụ thể và phù hợp nhất với địa phương.
Chƣơng 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HÔI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Xã Hòa Thạch nằm phía Tây huyện Quốc Oai, cách trung tâm huyện khoảng 12 km và cách trung tâm thành phố Hà Nội 30km, ranh giới như sau:
Phía Bắc giáp xã Phú Cát và xã Tuyết Nghĩa ;
Phía Nam giáp xã Đông Yên- Quốc Oai và xã Hòa Sơn- Lương Sơn- HB Phía Tây giáp xã Hòa Thạch- Quốc Oai.
Phía Đông giáp xã Cấn Hữu- Quốc Oai.
3.1.2. Địa hình
Là xã thuộc vùng bán sơn địa, Hòa Thạch có địa hình tương đối phức tạp. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Với đặc điểm nhiều đồi gò, xen kẽ là những vừng đất trũng, ao hồ, thuận lợi cho phát triển kinh tế trang trại và đa dạng hóa các loại cây trồng vật nuôi.
3.1.3. Khí hậu thời tiết
Hòa Thạch mang đặc trưng vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa khá rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa nguồn nước tập trung, đổ dồn trong thời gian ngắn nên dễ gây ngập úng cục bộ, mùa khô thiếu nước sản xuất nhất là các xứ đồng phụ thuộc nhiều vào nguồn nước tự nhiên.
* Nhiệt độ không khí bình quân năm là 23,3º. - Số giờ nắng trong năm trung bình là 1.399 giờ. - Lượng mưa bình quân năm là 1.900 mm.
3.2. Các nguồn tài nguyên khác
3.2.1. Tài nguyên đất đai.
- Tổng diện tích tƣ nhiên 1.837,68 (ha)
* Đất nông nghiệp 1.268,05 (ha)
Đất sản xuất nông nghiệp 1.040,05
Đất Lâm nghiệp 160
Đất nuôi trồng thủy sản 67,59
Đất nông nghiệp khác 0,41
* Đất phi nông nghiệp 560,66 (ha)
Đất ở 190,61
Đất chuyên dùng 352,93
Đất tôn giáo, tín ngưỡng 1,79
Đất nghĩa trang, nghĩa địa 4,7
Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng 10,63
Đất phi nông nghiệp khác 0
Đất chưa sử dụng 8,97
3.2.2. Dân số và lao động.
Số hộ: 3400 hộ, số khẩu: 13.300 khẩu
Lao động trong độ tuổi lao động: 8.299 người
Lao động qua đào tạo: 3.826 người chiếm 46,1% tổng số lao động trong độ tuổi. Đánh giá: Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động “vàng”. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đang ngày càng tăng.
3.2.3. Đánh giá tiềm năng của xã
a.Thuận lợi.
Xã Hòa Thạch nằm ở phía Tây huyện Quốc Oai, có vị trí địa lý thuận lợi, gần các đô thị vệ tinh đã được quy hoạch như Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân
Mai, kết nối với trung tâm thủ đô bởi tuyến cao tốc Láng Hòa Lạc, Phía Tây của xã là tuyến đường Hồ Chí Minh tuyến giao thôn huyết mạch liên kết Hà Nội với các tỉnh phía Bắc. Trong tương lai đây là các đô thị phát triển năng động và hiện đại bậc nhất của cả nước và khu vực. Với vị trí như vây là điều kiện hết sức thuận lợi tạo động lực thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển.
Trong lĩnh vực trồng trọt chúng ta có nhiều lợi thế để phát triển các sản phẩm như chè Long Phú, bưởi Diễn trên đất đồi gò, nhãn chín muộn Đại Thành, gà thả vườn...là những cây con rất phù hợp để gieo trồng và chăn nuôi trên đất Hòa Thạch.
Trong lĩnh vực thương mại khi cư dân đô thị đông đúc là điều kiện tốt để phát triển các ngành thương mại, dịch vụ.
Sự tập trung của nhiều nhà máy, khu công nghệ cao trên địa bàn tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương.
3.3. Kinh tế - xã hội. I. Kinh tế I. Kinh tế
Năm 2017 là năm nền kinh tế thị trường nói chung được khôi phục đáng kể và phát triển, là năm có nhiều điều kiện thuận lợi về thời tiết về xã hội, chăn nuôi và lao động ngành nghề phát triển, sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã mang lại những kết quả đáng khả quan.
Tổng thu nhập xã hội đạt 526,848 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người: 38,4 triệu đồng/người/năm
Trong đó:
1. Sản xuất nông nghiệp: đạt 185,064 tỷ đồng, Chiếm: 35,13% tổng thu nhập XH.
Trong đó:
-.Cây lúa: Tổng giá trị đạt khoảng 20,13 tỷ đồng.Tổng diện tích thực hiện: 523,07 ha, đạt 83,7% KH, so với cùng kỳ đạt 97,37%. Năng suất bình quân đạt cả năm 51,3 tạ/ ha, so với cùng kỳ đạt 100,23%. Tổng sản lượng đạt 2684,04 tấn, so với cùng kỳ đạt 92,9 %, đạt 107,36% kế hoạch năm.
Trong đó:
+ Vụ xuân: Tổng giá trị đạt khoảng 12,76 tỷ đồng. Tổng diện tích thực hiện: 272,6 ha, đạt 102,2% KH. Năng suất bình quân đạt 62,42 tạ/ha, đạt 101% so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng lúa đạt 1.701,44 tấn.
+ Vụ mùa: Tổng giá trị đạt khoảng 7,37 tỷ đồng. Đợt áp thấp nhiệt đới gây mưa rất to từ ngày 08/10 đến hết 11/10 đã làm thiệt hai nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng cây trồng vụ mùa. Tổng diện tích thực hiện: 250,97 ha, đạt 88,2% kế hoạch. Năng suất bình quân đạt 39,15 tạ/ha, đạt 95,02% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng lương thực 982,6 tấn, đạt 83,25% so với cùng kỳ năm trước.
- Tiếp tục triển khai thực hiện dự án sản xuất chè an toàn đảm bảo kế