Giải pháp quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng, đánh giá công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật tại xã hòa thạch, huyện quốc oai, thành phố hà nội​ (Trang 77 - 100)

Tăng cường các biện pháp quản lý thuốc BVTV các chuyên ngành cơ quan phối hợp với nhau thực hiện các biện pháp nghiệp vụ tránh tình trạng

buôn lậu các loại thuốc BVTV, tránh tình trạng buôn bán thuốc BVTV tràn làn và không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Phối hợp với từ trung ương đến địa phương cùng nhau quản lý và đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu việc sử dụng quá mức lượng thuốc BVTV.

Đối với cơ sở phân phối và kinh doanh thuốc BVTV cần kiểm tra và theo dõi thường xuyên để quán triệt các loại thuốc BVTV có trên địa bàn khu vực.

Cần áp dụng các ứng dụng tin học về việc quản lý các cửa hàng kinh doanh vật. Để biết rõ hơn về mật độ và mô hình biến động của số lượng của hàng trên địa bàn, một cách khoa học hơn, dễ dàng và thuật tiện hơn.

Bên cạnh đó, địa phương nên tăng cường hỗ trợ sử dụng các chế phẩm vi sinh và ưu đãi các hơn so với các cửa hàng kinh doanh chế phẩm sinh học.

Khu vực nghiên cứu cần thực hiện quy hoạch vùng kinh doanh thuốc BVTV cho hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và các hộ buôn bán thuốc BVTV, đồng thời giao trách nhiệm cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện, đúng chủng loại đảm bảo chất lượng cung ứng theo hệ thống thuốc BVTV của địa phương.

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp nên phối hợp với Chi cục BVTV, trạm BVTV và các nhà phân phối để tổ chức các đợt bán l thuốc BVTV vào các thời kỳ cao điểm kèm theo hướng dẫn sử dụng và cách phun thuốc cho nông dân.

Cần quản lý và thắt chặt hơn có chế tài xử phạt đúng mức đối với cửa hàng kinh doanh và người sử dụng khi kinh doanh, sử dụng các loại thuốc không đúng quy định.

Tăng cường trang thiết bị, tài chính và nhân lực đối với công tác quản lý sử dụng thuốc BVTV.

Hiện nay, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM (Intergrated Pesticide Management) đã xem là giải pháp tối ưu hàng đầu trong chương trình giảm nguy cơ TBVTV, đã được phát triển trong vài thập niên gần đây.

Chương trình IPM là hệ thống quả lý dịch hại căn cứ vào môi trường, các điều kiện sinh thái cụ thể và biến động quần thể các loài sinh vật gây hại mà sử dụng các phương tiện kỳ thuật và các biện pháp thích họp để khống chế quần thể sinh vật gây hại luôn ở mức dưới ngưỡng hại kinh tế.

Báo Nông nghiệp Việt Nam, 2016

Hình 4. 4. Mô hình IPM theo hình kim tự tháp

Giám sát các loại dịch bệnh, sâu hại quan sát và phát hiện sớm khi chưa phát dịch. Bảo vệ các loài côn trùng có lợi tăng số lượng thiên địch, nhằm giảm lượng thuốc BVTV sử dụng.

Nhà nước cần có chính sách chặt chẽ và nghiêm minh thể hiện bằng luật pháp và chính sách về các việc:

Đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý thuốc BVTV đối với hệ thống đại lý, cửa hàng. Nghiêm cấm việc bán thuốc BVTV không có trong danh mục, hoặc thuốc BVTV kém chất lượng, thuốc đã cấm hoặc hạn chế sử dụng...

Xử lý phạt nặng các cơ sở không chấp hành đúng theo quy định của cơ quan quản lý.

Trung tâm khuyến nông của thành phố Hà Nội, trạm khuyến nông của huyện và các Sở ban ngành có liên quan thường xuyên đi vào thực tế, biên soạn các tài liệu hướng dẫn cụ thể, mở các lớp tập huấn, khuyến nông...

Cần có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên để đánh giá được tác hại của hóa chất bảo vệ thực vật và đề ra các biện pháp giải quyết kịp thời, đưa ra các khuyến cáo cụ thể, rõ ràng tới tận hộ và người nông dân trong cộng đồng thôn xóm.

Đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý thuốc BVTV đối với hệ thống đại lý, cửa hàng. Nghiêm cấm việc bán thuốc BVTV không có trong danh mục, hoặc thuốc BVTV kém chất lượng, thuốc đã cấm hoặc hạn chế sử dụng...

Xử lý phạt nặng các cơ sở không chấp hành đúng theo quy định của cơ quan quản lý.

4.4.2. Giải pháp tuyên truyền vận động

Mở khóa tập huấn thường xuyên và định kỳ cho bà con sử dụng thuốc BVTV và các hộ kinh doanh về cách sử dụng, bảo hộ lao động và cách phân loại các loại rác thải sau khi sử dụng thuốc BVTV.

Tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng của từng xã bằng loa phát thanh về cách sử dụng. Bên cạnh đó khuyến khích người dùng chế phẩm sinh học để thay thế.

Phát tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu về cách sử dụng và ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường.

Tuyên truyền người dân sử dụng thuốc BVTV một cách đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng và đúng thuốc.

http://www.giatieu.com/nguyen-tac-4-dung-trong-su-dung-thuoc-bao-ve- thuc-vat/6416/

Hình 4. 5.Băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền vận động về việc sử dụng thuốc BVTV

4.4.3. Biện pháp kỹ thuật

Đối với các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp đặc biệt là các hộ có kinh doanh thuốc BVTV cần có kho chứa riêng biệt đối với hóa chất BVTV, tránh tình trạng tiếp giữa hóa chất BVTV với các đồ vật khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trang bị đúng quy định định về bảo hộ lao động đối với người sử dụng thuốc BVTV để tránh phơi nhiễm trực tiếp thuốc BVTV.

Xây dựng hệ thống phân loại chất thải rắn tại nguồn và tại nơi sử thường hay sử dụng. Phân loại bao bì, chai lọ, và có biện pháp xử lý cụ thể tránh bị phơi nhiễm ra ngoài môi trường. Các chất thải rắn cần được xử lý bằng biện pháp phù hợp như bằng lò đốt chất thải nguy hại hoặc có thể ký hợp đồng với đơn vị có khả năng xử lý.

Trên địa bàn nên có các điểm thu gom rác thải bảo vệ thực vật để mang đi tiêu hủy bằng cách đốt. Đặc biệt là khi đi đến mùa vụ lượng thuốc BVTV sử dụng nhiều cần có địa điểm để thu gom rác thải.

Thay đổi kỹ thuật canh tác phù hợp với thời tiết và môi trường nhằm hạn chế sự phát triển của mầm bệnh và tăng cường sinh trưởng cho cây trồng.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đề tài đã thực hiện và đánh giá cơ bản đầy đủ ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV đối với từng đối tượng nghiên cứu. Đồng thời đã đưa ra một số biện pháp giảm thiểu việc ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường, hệ sinh thái và con người có tính khả thi và có khả năng áp dụng cao.

Dựa trên bài báo cáo với những nội dung đã phân tích sau đây là một số kết luận của đề tài.

1. Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội:

- Mạng lưới phân phối thuốc BVTV tại khu vực nghiên cứu của đề tài đợt 1

năm 2017 có tổng số 50 cửa hàng (trong đó có 12 cửa hàng buôn bán giống, 11 cửa hàng buôn bán thuốc BVTV và phân bón, có 27 cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV, phân bón và giống); đợt 3 năm 2017 có tổng 62 của hàng tăng 12 cửa hàng so với năm 2016 ( trong đó có 01 cửa hàng buôn bán thuốc BVTV, 14 cửa hàng buôn bán phân bón, 10 cửa hàng buôn bán cả thuốc BVTV và phân bón, có 2 cửa hàng bán cả giống cây và phân bón và có 35 cửa hàng buôn bán cả thuốc BVTV, giống cây và phân bón).

- Thuốc trừ cỏ dại được sử dụng nhiều nhất ở xã Hòa Thạch với 47,4 kg bán ra chiếm 3,58% so với toàn huyện, thuốc trừ sâu được bán ra 17,7kg 1,07% so với toàn huyện, thuốc trừ bệnh bán ra 3,96kg chiếm 0,2% so với toàn huyện và lượng thuốc chuột bán ra là 16kg chiếm 5,17% toàn huyện.

- Đa số cơ sở kinh doanh trên loại hình tư nhân.

2. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến con người và môi trường tại xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

- Việc sử dụng thuốc BVTV sẽ ảnh hưởng đến môi trường, con người và hệ sinh

- Việc tiếp xúc quá nhiều lượng thuốc BVTV sẽ làm con người có các

phản ứng khác nhau đối với từng liều lượng trong cơ thể. Có thể làm con người mắc một số loại bệnh như đau đầu, giảm xúc giác, đỏ mắt, chóng mặt, khó thở, da xanh tái, u lành, u ác tính… .

- Dư lượng thuốc BVTV trong đất khu vực nghiên cứu, khi tiếp hành lấy

mẫu và phân tích kết quả cho thấy, các chỉ tiêu phân tích trong 3 loại đất ( đất lúa, đất màu, đất trồng cây ăn quả) hầu hết các chỉ tiêu đều vượt quá giới hạn cho phép QCVN Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 15:2008/BTNMT về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

3. Công tác quản lý thuốc BVTV tại xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

- Công tác quản lý trên địa bàn nghiên cứu được kết hợp với các đoàn thể

ban ngành khác, để quản lý một cách có hiệu quả việc kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV.

- Trên địa bàn xã cũng thường xuyên tiến hành ra soát lại các cơ sở kinh

doanh thuốc BVTV để nắm bắt và quản lý chặt chẽ hơn.

4. Đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý thuốc BVTV trên địa bàn nghiên cứu

- Gồm các đề xuất về pháp lý áp dụng cho các cơ sở phân phối như quản

lý chất thải tại nguồn, buôn bán các loại thuốc BVTV có xuất xứ rõ ràng và triển khai các chính sách nông nghiệp, chương trình quản lý dịch hại tổng họp,...cho người sử dụng;

- Bên cạnh đó, kết hợp công cụ giáo dục cộng đồng được đề xuất nhằm

- Ngoài ra, các biện pháp về kỹ thuật như giảm thiểu, kiểm soát và xử lý

khí thải và nước thải tại các cơ sở phân phối, xử lý nước thải vệ sinh dụng cụ sử dụng hoặc áp dụng các biện pháp canh tác.

2. Tồn tại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong quá trình thực tập do đi thực tế của dự án, do kiến thức và thời gian còn hạn chế, nên khi thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp còn có những tồn tại, thiếu sót và hạn chế, còn chưa được chi tiết hóa. Các thông tin về điều kiện tự nhiên kinh tế khu vực nơi thực hiện dự án hầu như kế thừa tài liệu và một số mẫu tại hiện trường không được trực tiếp đo đạc.

3. Kiến nghị

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các đơn vị sản xuất nông dược cần tuyên truyền rộng rãi các loại thuốc nằm trong danh mục cấm sử dụng để người dân nắm bắt kịp thời, khuyến khích các cơ sở dán các tờ bướm về các loại thuốc cấm sử dụng.

- Chính quyền cần hỗ trợ về nơi tái định cư để di dời các cơ sở phân phối thuốc BVTV không đảm bảo yêu cầu về địa điểm kinh doanh;

- Các cơ quan có chức năng thường xuyên thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Sở Nông nghiệp nên phối họp với các đơn vị sản xuất thuốc BVTV nên tăng cường công tác khuyến nông tại cơ sở, áp dụng các chương trình sản xuất sạch trên đồng ruộng như rau an toàn, IPM, chương trình 3 giảm 3 tăng, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng,...;

- Cần thiết có sự phối hợp giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị sản xuất thuốc BVTV hướng dẫn người dân cách bảo quản các loại nông dược phù hợp, xử lý các loại bao bì chai lọ thuốc đúng cách tránh tình trạng vứt bừa bãi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh;

- Khoanh định và quy hoạch các vùng chuyên canh trong nông nghiệp để các ngành chức năng dễ quản lý cũng như hạn chế tình hình dịch hại như hiện nay;

Thuốc BVTV luôn tiềm ẩn nhiều mối nguy hại, rủi ro cho con người, môi trường và hệ sinh thái. Do vậy, cần có nguồn kinh phí để có thể tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về tác động, rủi ro của dư lượng thuốc BVTV lên môi trường, con người qua các tuyến phơi nhiễm, đặc biệt là qua chuỗi thức ăn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thống kê vật tư bán ra năm 2017 Chi cục Thống kê huyện Quốc Oai (2017).

2. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2006. Bài giảng hóa chất BVTV.Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên.

3. Hoàng Thị Hợi, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2004. Giáo trình hóa chất BVTV. NXB nông nghiệp.

4. Hà Quang Hùng, 1998. Giáo trình Quản lí dịch hại tổng hợp. NXB nông nghiệp.

5. Đào Văn Hoằng (2005). Kỹ thuật tổng hợp các hóa chất bảo vệ thực vật.

NXB Khoa học kỹ thuật.

6. Lâm Minh Triết, Lê Thanh Hải (2008). Giáo trình quản lý chất thải nguy hại. NXB Xây dựng.

7. Lê Huy Bá, Lâm Minh Triết (2000). Sinh thái môi trường ứng dụng. NXB Khoa học kỹ thuật.

8. Lê Thị Hồng Trân (2008). Đánh giá rủi ro sức khỏe và rủi ro sinh thái.

NXB Khoa học kỹ thuật.

9. Nguyễn Ngài Huân và Đào Trọng Anh (2001).Việt Nam thúc đẩy các giải pháp cho các rủi ro TBVTV, Pesticides News No. 53, September 2001, pages 6.

10. Thông tư số: 21/2015/TT-BNNPTPT Về quản lý thuốc bảo vệ thực vật 11. Phòng Tài nguyên môi trường huyện Quốc Oai (2017).

12. Sở Tài nguyên môi trường TP. Hà Nội (2015). Sổ tay quản lý môi trường và quản lý chất thải nguy hại cho các xí nghiệp ngành công nghiệp sản xuất thuốc BVTV.

13. UBND xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội. Báo cáo hiện trạng tự nhiên – kinh tế - xã hội và phương hướng cho các năm tới.

TÀI LIỆU INTERNET

1. Cổng thông tin điện tử UBND huyện Quốc Oai – TP Hà Nội,

http://quocoai.hanoi.gov.vn/

2. Cục Bảo vệ thực vật, http://www.ppd.gov.vn/

3. Ô nhiễm đất do hóa chất nông nghiệp, https://baotintuc.vn/xa-hoi/o-nhiem-

dat-do-hoa-chat-nong-nghiep-20150601231752770.htm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Xử lý ô nhiễm đất do thuốc BVTV, https://tapchinhaviet.net/details/xu-ly-

Phụ lục I

PHU LỤC IIA

Phiếu điều tra khu vực nghiên cứu

Mẫu phiếu điều tra ( dành cho nông dân )

Tên người phỏng vấn: Tuổi :

Giới tính:

Trình độ văn hoá:

Tiểu học Trung học cơ sở

Phổ thông trung học Trung cấp Câu 1: Anh chị canh tác trên diện tích ruộng là bao nhiêu?

a. Nhỏ hơn 1 ha. b. Từ 1-5 ha. c. Từ 6-10 h.a d. > 10 ha.

Câu 2: diện tích đất của anh chị 1 năm canh tác được bao nhiêu vụ mùa? a. 1 vụ mùa.

b. 2 vụ mùa. c. 3 vụ mùa.

Câu 3: Thu nhập bình quân mỗi vụ mùa của anh chị là bao nhiêu? a. Nhỏ hơn 3 triệu.

b. Từ 3-10 triệu. c. Từ 10 – 20 triệu. d. > 20 triệu.

Câu 4: Loại rau màu nào mà anh (chị) hay trồng trên đất của mình? a. Lúa.

b. Dưa.

c. Các loại khác.

Câu 5: Lượng thuốc anh chị dùng cho 1 ha đất canh tác là bao nhiêu? a. 3-5 lít.

b. 5-10 lít. c. 10-20 lít. d. > 20 lít.

Câu 6: Loại thuốc BVTV mà anh chị thường dùng thuộc dạng gì? a. Dạng nước.

b. Dạng bột. c. Cả 2.

Câu 7: Trong các loại thuốc BVTV đang tiêu thụ trên thị trường anh chị hay dùng loại nào nhất?

a. Thuốc trừ sâu. b. Thuốc trừ bệnh. c. Thuốc trừ cỏ. d. Thuốc diệt chuột.

e. Thuốc điều tiết sinh trưởng cây trồng. f. Tất cả các loại thuốc trên.

g. Tùy theo mỗi vụ mùa.

Câu 8: Trong quá trình sử dụng và sau khi sử dụng anh (chị) nhận thấy cấp độ độc tính của các loại thuốc BVTV như thế nào?

a. Không có hiện tượng gì. b. Gây mùi khó chịu.

c. Gây ra cảm giác khó chịu. d. Độc mãn.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng, đánh giá công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật tại xã hòa thạch, huyện quốc oai, thành phố hà nội​ (Trang 77 - 100)