Để đánh giá hiện trạng sử dụng hóa chất và thuốc BVTV của người dân tại xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, đề tài đã tiếp hành phỏng vấn và tổng hợp 50 phiếu điều tra tại các thôn của xã Hòa Thạch.
Theo số liệu điều tra, hầu hết các loại thuốc BVTV được sử dụng trên khu vực nghiên cứu đều nằm trong danh mục được phép sử dụng đúng theo quy định của pháp luật. Các loại thuốc được sử dụng trong nông nghiệp như: Gfaxone, Pfiribenzoxim, Nativo 750WG, Snail, Vilapon 80, Padan 50 SP.
Người dân địa phương sử dụng thuốc BVTV bằng cách phun dưới dạng bình xịt, các loại thuốc sử dụng thường được tư vấn hoặc được sử dụng kế thừa từ mùa trước. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc BVTV tăng mạnh khi vào mua đặc biệt là vụ mùa có thời tiết thuận lợi cho sâu bọ phát triển.
Việc sử dụng thuốc BVTV còn tràn lan và khó kiểm soát của địa phương cũng như người sử dụng, đặc biệt là các loại chất thải (bao bì, nhãn mác, chai lo đựng hóa chất thuốc BVTV) khi sử dụng thuốc BVTV của người dân không được thu gom đúng cách đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường mà đặc biệt là môi trường đất.
Chính vì vậy, cần nâng cao nhận thức, thúc đẩy sự nhìn nhận của người dân địa phương nơi thực hiện đề tài về việc sự dụng thuốc BVTV hợp lý và hiểu quả hơn.
4.2. Ảnh hƣởng của thuốc BVTV đến con ngƣời và môi trƣờng tại xã Hòa Thạch, Huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
Phần lớn người trồng cây nông nghiệp đều phải tiếp xúc với thuốc BVTV để bảo vệ mùa màng, nông sản. Tuy nhiên các loại thuốc BVTV đều gây độc đến sức khỏe con người và môi trường.
Quá trình tác động của thuốc BVTV đối với con người và môi trường được thể hiện qua sợ đồ dưới đây:
Đánh giá rủi ro sức khỏe và rủi ro kinh tế, Lê Thị Hồng Trần
Hình 4. 2. Sơ đồ ảnh hƣởng của thuốc BVTV đến môi trƣờng và con ngƣời
Sơ đồ 4.2 cho thấy việc sử dụng thuốc BVTV sẽ ảnh hưởng đến môi trường, sinh vật và con người, sự ảnh hưởng ít hay nhiều còn phụ thuộc vào liều lượng và cách sử dụng.
Thuốc BVTV được sử dụng để bảo vệ cây trồng và phòng tránh một số dịch bệnh, thuốc sẽ được phun trực tiếp vào cây. Một phần thuốc BVTV ngấm vào thực vật làm thực vật sẽ tích tụ hàm lượng thuốc BVTV trong thực vật, thực vật này sẽ được động vật hoặc con người sử dụng đây là việc gián tiếp làm con người tích tụ và gia tăng ham lượng thuốc BVTV, hàm lượng thuốc BVTV tích tụ trong động vật hay con người làm tăng nguy cơ ung thư hoặc phá hủy đến tế bào.
Còn một phần thuốc BVTV khi sử dụng ngấm vào đât và làm ảnh hưởng đến đât, nước trong đất; Làm gia tăng hàm lượng thuốc BVTV gây ảnh hửng đến môi trường đât, môi trường nước; bên cạnh đó hàm lượng thuốc BVTV
trong đất và nước được thực vật và động vật sử dụng và gây ảnh hưởng đến động, thực vật và con người.
Phần còn lại, khi sử dụng thuốc bảo vệ thực bị gió cuốn lên không khí, làm gia tăng hàm lượng thuốc BVTV trong không khí; con người hô hấp lượng thuốc BVTV có trong không khí gây ảnh hưởng trực tiếp đến con người.
Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc BVTV không đúng cách và tràn lan làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, hệ sinh thái và con người
4.2.1. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến con người
Qua sơ đồ 4.2 cho thấy việc sử dụng thuốc BVTV có ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp đến con người. Thông thương các loại thuốc BVTV xâm nhập vào cơ thể con người chủ yếu qua ba con đường đó là: qua hô hấp, qua ăn uống và qua tiếp xúc qua da; Con đường lây nhiễm độc chủ yếu là qua ăn, uống (tiêu hóa) 97,3%, qua da và hô hấp chỉ chiếm 1,9% và 1,8%.
Hình 4. 3. Ảnh hƣởng của thuốc BVTV đến con ngƣời
Đối với người, khi được sử dụng không đúng cách, thuốc bảo vệ thực vật sẽ gây nhiễm độc cấp tính: Bỏng mắt cấp tính, hủy hoại da, ảnh hưởng thần kinh, gan. Khi bị nhiễm độc mãn tính sẽ ảnh hưởng đến tủy xương (thiếu
máu bất sản và loạn tạo máu); ảnh hưởng đến sinh sản (vô sinh ở nam, sảy thai, thai dị dạng...); gây độc thần kinh; ảnh hưởng đến cơ chế miễn dịch... Cơ thể con người bị nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật biểu hiện ở nhiều mức độ: giảm sút sức khỏe, gây rối loạn các hoạt động ở hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa hô hấp, bài tiết, gây các tổn thương bệnh lý ở các cơ quan, hệ thống nói trên từ mức độ nhẹ tới nặng, thậm chí tàn phế hoặc tử vong. Do đó theo dõi sức khỏe có hệ thống khi tiếp xúc thường xuyên với thuốc bảo vệ thực vật là rất cần thiết.
Bảng 4. 5. Các triệu chứng khi con ngƣời tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật
STT Triệu chứng Liều lƣợng Tỷ lệ % 1 Mệt mỏi khó chịu 122 78,7 2 Đau mũi, họng 45 29 3 Đau đầu 103 66,4 4 Giảm xúc giác 20 12,9 5 Ra nhiều mồ hôi 78 50,3 6 Đỏ mắt 32 20,6 7 Chóng mặt 132 85,2 8 Khó thở 37 23,9 9 Ngứa da, mẩn đỏ 64 41,3 10 Đờm nhiều 19 12,3
11 Rối loạn giấc ngủ 57 36,8
12 Run chân tay 21 13,5
13 Chảy nhiều nước bọt 32 20,6
14 Tiêu chảy 24 15,5 16 Tê bàn tay 37 23,8 17 Khô miệng 47 30,3 18 Bị mờ mắt 19 12,3 19 Da xanh tái 71 45,8 20 Buồn nôn 68 43,8
Đối với khu vực nghiên cứu, đề tài thực hiện khảo sát nhanh một số người dân. Hầu hết người dân khi sử dụng phun thuốc đề có bảo hộ lao động nhưng rất sơ sài. Một số nông dân được phỏng vấn có bị một số triệu chứng tại chỗ sau khi sử dụng thuốc như ngứa da mẩn đỏ, đỏ mắt, khó thở,.. nhưng các triệu chứng chỉ trong thời gian ngắn. Nhưng người dân địa phương được phỏng vấn cho hay, tại khu vực nghiên cứu hầu như người mắc bệnh về hô hấp, di truyền, hay ung thư do ảnh hưởng của thuốc BVTV, hoặc có thể có nhưng người dân không chú ý đến việc tác động này.
4.2.2. Ảnh hưởng thuốc bảo vệ thực vật đối hệ sinh thái
Trong tự nhiên, có các loài gây hại thì cũng có các loài có lợi, các loài thiên địch để cân bằng hệ sinh thái. Nhưng khi con người sử dụng thuốc BVTV thì đã tác động một cách tiêu cực, gây mất cân bằng và mất đi sự ổn định trong tự nhiên. Thuốc BVTV có tác dụng tiêu diệt các loài gây hại, nhưng bà con đâu biết rằng việc làm ấy cũng đã giết chết rất nhiều loài có lợi. Những loại thiên địch như ong kí sinh hay côn trùng bắt mồi, thường nhạy cảm với thuốc hơn những loài gây hại. Sau khi dùng thuốc, số lượng côn trùng và sâu gây hại chết rất nhiều, làm các loài thiên địch bị thiếu thức ăn và chết dần, phần khác thì lại bị ngộ độc từ con mồi đã bị trúng thuốc. Theo Pimetel (1971) để chống lại 1000 loại sâu hại thì thuốc BVTV đã tác động đến hơn 200.000 loài sinh vật không có hại mà còn quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người.
4.2.3. Ảnh hưởng thuốc bảo vệ thực vật đối với môi trường đất
Đất canh tác là nơi tập trung nhiều dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật. Hóa chất bảo vệ thực vật đi vào trong đất do các nguồn: phun xử lý đất, các hạt thuốc bảo vệ thực vật rơi vào đất, theo mưa lũ, theo xác sinh vật vào đất. Theo kết quả nghiên cứu thì phun thuốc cho cây trồng có tới 50% số thuốc rơi xuống đất, ngoài ra còn có một số thuốc rải trực tiếp vào đất. Khi vào trong
đất một phần thuốc trong đất được cây hấp thụ, phần còn lại thuốc được keo đất giữ lại. Thuốc tồn tại trong đất dần dần được phân giải qua hoạt động sinh học của đất và qua các tác động của các yếu tố lý, hóa. Tuy nhiên tốc độ phân giải chậm nếu thuốc tồn tại trong môi trường đất với lượng lớn, nhất là trong đất có hoạt tính sinh học kém. Những khu vực chôn lấp hóa chất bảo vệ thực vật thì tốc độ phân giải còn chậm hơn nhiều. Đề tài nhấn mạnh nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc BVTV ảnh hưởng đến môi trường đất tại khu vực xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
Thời gian tồn tại của thuốc trong đất dài hay ngắn tùy thuộc vào nhiều yếu tố môi trường. Tuy nhiên, một chỉ tiêu thường dùng để đánh giá khả năng tồn tại trong đất của thuốc là “thời gian bán phân hủy”, tính từ khi thuốc được đưa vào đất cho tới khi một nửa lượng thuốc bị phân và được biều thị bằng DT50 (thời gian phân hủy thuốc BVTV còn 50% từ khi đưa vào đất đến khi phân hủy còn một nửa), người ta còn dùng các trị số DT75, DT90 là thời gian để 75% và 90% lượng thuốc bị phân hủy trong đất. Lượng thuốc BVTV, đặc biệt là nhóm Clo tồn tại quá lớn trong đất mà lại khó phân hủy nên chúng có thể tồn tại trong đất gây hại cho thực vật trong nhiều năm. Sau một khoảng thời gian nó sinh ra một hợp chất mới, thường có tính độc cao hơn bản thân nó. Ví dụ: sản phẩm tồn lưu của DDT trong đất là DDE cũng có tác dụng như thuốc trừ sâu nhưng tác hại đối với sự phát triển của phôi bào trứng chim độc hơn DDT từ 2-3 lần. Loại thuốc Aldrin cũng đồng thời với DDT, có khả năng tồn lưu trong môi trường sinh thái đất và cũng tạo thành sản phẩm “Dieldrin” mà độc tính của nó cao hơn Aldrin nhiều lần. Thuốc diệt cỏ 2.4-D tồn lưu trong môi trường sinh thái đất và cũng có khả năng tích lũy trong quả hạt cây trồng. Các thuốc trừ sâu dẫn xuất từ EDBC (acid etylen bis dithoacarbamic) như maned, propioned không có tính độc cao đối với động vật máu nóng và không tồn tại lâu trong môi trường nhưng dư lượng của chúng trên nông sản
như khoai tây, cà rốt,…dưới tác dụng của nhiệt độ có thể tạo thành ETV (etylenthioure), mà ETV, qua nghiên cứu cho chuột ăn gây ung thư và đ ra chuột con quái thai. Đánh giá khả năng tồn động hóa chất BVTV trong đất hay trong nước. Giá trị KOC càng nhỏ thì nồng độ của hóa chất BVTV trong dung dịch đất càng lớn, hóa chất BVTV càng dễ di chuyển trong đất vào nguồn nước, ngược lại hóa chất BVTV có khuynh hướng hấp phụ mạnh và tồn đọng trong đất. Những chất có giá trị KOC > 1000 ml/g : thường có khả năng hấp thụ vào đất, ngược lại những chất có giá trị KOC < 500 ml/g: thường có khả năng hấp thụ vào nước.
Đề tài kết hợp với công ty Cổ phần Liên Minh môi trường và xây dựng tiến hành lấy mẫu và phân tích mẫu đất tại khu vực nghiên cứu.
Đề tài tiến hành lấy và phân tích 9 mẫu đất đặc trưng của 3 thôn trong xã đó là đất trồng lúa, đất hoa màu và đất trồng cây ăn quả.
Bảng 4. 6. Vị trí lấy mẫu
Tên mẫu Mẫu đất
Người yêu cầu Phùng Quốc Vương
Địa điểm lấy mẫu Địa chỉ: Thôn Long Phú – Bạch Hòa – Hòa Trúc, xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
Phương pháp lấy
mẫu TCVN 5297:1995, TCVN 7538-2:2005 Ngày đo đạc, lấy
mẫu 28/09/2018
Ngày phân tích 28/09 – 12/10/2018
Mẫu được lấy đại diện trên 3 thôn của xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đó là thôn Long Phú, thôn Bạch Thạch và Hòa Trúc với 3 loại đất đặc trưng đó là đất trồng lúc, đất trồng hoa màu, và đất trồng cây ăn
quả. Với tổng số mẫu mang đi phân tích là 09 mẫu và kí hiệu mẫu như sau: ĐL1: Đất trồng lúa ở thôn Long Phú;
ĐL2: Đất trồng lúa ở thôn Bạch Thạch; ĐL3: Đất trồng lúa ở thôn Hòa Trúc; ĐM1: Đất màu ở thôn Long Phú; ĐM2: Đất màu ở thôn Bạch Thạch; ĐM3: Đất màu ở thôn Hòa Trúc;
ĐA1: Đất trồng cây ăn quả thôn Long Phú; ĐA2: Đất trồng cây ăn quả thôn Bạch Thạch; ĐA3: Đất trồng cây ăn quả thôn Hòa Trúc.
Bảng 4. 7. Bảng kết quả phân tích hàm lƣợng thuốc BVTV trong đất khu vực nghiên cứu STT Chỉ tiêu Đơn vị Phƣơng pháp phân tích
ĐL1 ĐL2 ĐL3 ĐM1 ĐM2 ĐM3 ĐA1 ĐA2 ĐA3 QCVN 15-
2008/BTNMT 1 Cartap (C7H15N3O2S2) mg/kg 0,058 0,06 0,047 0,05 0,036 0,012 0,078 0,066 0,051 0,05 2 Atrazine (C8H14ClN5) mg/kg 0,096 0,1 0,13 0,07 0,17 0,11 0,25 0,36 0,49 0,1 3 Fenobucarb (C12H17NO2) mg/kg 0,15 0,27 0, 13 0, 12 0,08 0,36 0,05 0,063 0,065 0,05 4 Dalapon (C3H4Cl2O2) mg/kg <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 0,1 Nhận xét:
Nhìn vào bảng kết quả phân tích các mẫu đất tại khu vực nghiên cứu cho ta thấy, trong các mẫu đất đều chứa các hàm lượng cơ clo, cơ phốt pho và các hợp chất khác có cấu trúc phức tạp. Đề tài tiến hành phân tích 4 chỉ tiêu cơ bản đó là (C7H15N3O2S2), (C8H14ClN5), (C12H17NO2), (C3H4Cl2O2) kết quả phân tích được so sánh với QCVN Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 15:2008/BTNMT về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Đối với hàm lượng Cartap (C7H15N3O2S2) có trong 09 mẫu đất; trong đó có mẫu đất trồng cây ăn quả gồm 3 mẫu được phân tích đều vượt quá QCVN 15:2008/BTNMT đối với mẫu đất cây ăn quả tại thôn Long Phú hàm lượng Cartap vượt QCVN 1,56 lần, đối với mẫu đất cây ăn quả tại thôn Bạch thạch hàm lượng Cartap vượt 1,32 lần so với quy chuẩn cho phép và đối với mẫu đất trồng cây ăn quả của thôn Hòa Trúc vượt quá 1,02 lần so với QCVN 15:2008/BTNMT. Mẫu đất trồng màu được đưa đi phân tích đều nằm trong QCVN 15:2008/BTNMT cho phép. Đối với mẫu đất lúa được đưa đi phân tích có mẫu đất lúa tại thôn Long Phú và thôn Bạch thạch hàm lượng Cartap (C7H15N3O2S2) vượt quá QCVN 15:2008/BTNMT lần lượt là 1,16 và 1,2 lần còn đối với đất lúa của huyện Hòa Trúc nằm trong quy chuẩn cho phép.
Hàm lượng Atrazine (C8H14ClN5) trong đất. Đối với đất lúa tại khu vực lấy mẫu có 03 mẫu phân tích, thì có một mẫu đất lúa tại khu vực thôn Hòa Trúc vượt quy chuẩn cho phép về hàm lượng Atrazine (C8H14ClN5) đến 1,3 lần và 02 mẫu đất lúa tại thôn Long Phú và thôn Bạch Thạch nằm trong quy chuẩn cho phép về hàm lượng Atrazine (C8H14ClN5) có trong đất. Đối với đất tại khu vực lấy mẫu có hàm lượng Atrazine (C8H14ClN5) khá cao, mẫu đất lấy tại thôn Hòa Trúc vượt 1,1 lần và mẫu đất ở thôn Bạch Thạch vượt 1,7 lần so với quy chuẩn cho phép về hàm lượng Atrazine (C8H14ClN5). Còn đối với cây ăn quả các mẫu phân tích về hàm lượng Atrazine (C8H14ClN5) đều nằm trong giới hạn cho phép.
Kết quả phân tích hàm lượng Fenobucarb (C12H17NO2) thể hiện ở bảng 4.6 cho ta thấy: Hàm lượng Fenobucarb (C12H17NO2) trong các loại đất khá cao và hầu hết đều vượt quá QCVN 15:2008/BTNMT cụ thể là đất trồng lúa tại thôn Long Phú, Bạch Thạch, Hòa Trúc vượt lần lượt 3; 5,4; 2,6; Đối với đất trồng màu tại thôn Long Phú, Bạch Thạch, Hòa Trúc vượt lần lượt 2,4; 1,6; 7,2 lần so với quy chuẩn Việt Nam so sánh. Còn đối với đất trồng cây ăn
quả hàm lượng (C12H17NO2) tại 02 thôn Bạch Thạch và Hòa Trúc cũng vượt 1,26 và 1,3 lần.
Kết quả phân tích hàm lượng Dalapon (C3H4Cl2O2) trên 09 mẫu cho ta thấy hàm lượng Dalapon (C3H4Cl2O2) đều nằm trong giới hạn cho phép đối với Dalapon (C3H4Cl2O2) trong đất.
Giải thích
- Hàm lượng các chất trong mẫu phân tích đất trồng cây ăn quả đều vượt quá quy chuẩn cho phép nguyên nhân là vào thời điểm lấy mẫu và phân