trường tại xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phỏng vấn: Đề tài tiến hành phỏng vấn 50 hộ dân (phỏng
vấn ngẫu nhiên) làm nông nghiệp thông qua phiếu điều tra.
2.3.3.Đánh giá công tác quản lý thuốc BVTV tại xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, thành phốHà Nội;
Để tiến hành thực hiện nôi dung này đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu sau đây:
Phương pháp kế thừa số liệu
Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây, các số liệu, dữ liệu, thông tin có sẵn liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu: thu thập thông tin về thuốc BVTV, quản lý thuốc BVTV trên thế giới và Việt Nam, các biện pháp quản lý, giảm thiểu ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường và sức khỏe con người. Đề tài kết thừa tài liệu về việc đánh giá việc sử dụng và quản lý thuộc BVTV huyện Quốc Oai.
Phương pháp phỏng vấn:
Đề tài tiến hành phỏng vấn các hộ dân và một số cán bộ tại xã Hòa Thạch nhằm lấy cơ sở đánh giá chất lượng trong công tác quản lý việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và tổng kết ý kiến của các hộ dân về việc quản lý tại khu vực thực hiện đề tài. Từ đây đưa ra biện pháp khắc phục và giảm thiểu.
2.3.4. Đề xuất giải pháp quản lý thuốc BVTV tại xã Hòa Thạch, Huyện Quốc Oai, thành phốHà Nội. Quốc Oai, thành phốHà Nội.
Phương pháp đề xuất: Trên cơ sở tài liệu, thông tin đã tiến hành thu thập tiến hành tổng hợp thông tin, đánh giá phân tích và kết luận các vấn đề nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Từ đó, đề xuất giải pháp quản lý thuốc BVTV hiệu quả tại khu vực nghiên cứu.
2.4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các cơ sở phân phối thuốc BVTV;
- Người sử dụng thuốc BVTV;
- Dư lượng thuốc BVTV tồn tại trong đất;
- Các giải pháp tổng hợp giảm thiểu tác động và ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV đến môi trường và hệ sinh thái.
2.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. - Thời gian: từ ngày 12/08/2018- ngày 28/10/2018
2.5. Ý nghĩa của đề tài
2.5.1. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài mang tính thực tiền cao vi nó đáp ứng yêu cầu cần có một đánh giá về hiện trạng ô nhiễm môi trưởng từ nguồn TBVTV và đề xuất các các biện pháp quản lý và xử lý chất thải từ quá trình phân phối và sử dụng TBVTV thích hợp cho thành phố Hà Nội nói chung và xã Hòa Thạch nói riêng, góp phần hạn chế ảnh hưởng của TBVTV đến môi trường.
2.5.2. Ý nghĩa khoa học
Đề tài được thực hiện trên cơ sở các dữ liệu thu thập được từ quá trình thu thập tài liệu, thông tin, dữ liệu từ các nguồn có sẵn và đi thực địa tại xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội để đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do thuốc BVTV và hiện trạng sử dụng thuốc BVTV tại địa phương. Các biện pháp quản lý và sử dụng thuốc BVTV tại khu vực thực hiện đề tài được đề xuất trên cơ sở nghiên cứu thực tế và các chế tài về sử dụng thuốc BVTV từ đó tổng hợp và đề xuất các biện pháp cụ thể và phù hợp nhất với địa phương.
Chƣơng 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HÔI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Xã Hòa Thạch nằm phía Tây huyện Quốc Oai, cách trung tâm huyện khoảng 12 km và cách trung tâm thành phố Hà Nội 30km, ranh giới như sau:
Phía Bắc giáp xã Phú Cát và xã Tuyết Nghĩa ;
Phía Nam giáp xã Đông Yên- Quốc Oai và xã Hòa Sơn- Lương Sơn- HB Phía Tây giáp xã Hòa Thạch- Quốc Oai.
Phía Đông giáp xã Cấn Hữu- Quốc Oai.
3.1.2. Địa hình
Là xã thuộc vùng bán sơn địa, Hòa Thạch có địa hình tương đối phức tạp. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Với đặc điểm nhiều đồi gò, xen kẽ là những vừng đất trũng, ao hồ, thuận lợi cho phát triển kinh tế trang trại và đa dạng hóa các loại cây trồng vật nuôi.
3.1.3. Khí hậu thời tiết
Hòa Thạch mang đặc trưng vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa khá rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa nguồn nước tập trung, đổ dồn trong thời gian ngắn nên dễ gây ngập úng cục bộ, mùa khô thiếu nước sản xuất nhất là các xứ đồng phụ thuộc nhiều vào nguồn nước tự nhiên.
* Nhiệt độ không khí bình quân năm là 23,3º. - Số giờ nắng trong năm trung bình là 1.399 giờ. - Lượng mưa bình quân năm là 1.900 mm.
3.2. Các nguồn tài nguyên khác
3.2.1. Tài nguyên đất đai.
- Tổng diện tích tƣ nhiên 1.837,68 (ha)
* Đất nông nghiệp 1.268,05 (ha)
Đất sản xuất nông nghiệp 1.040,05
Đất Lâm nghiệp 160
Đất nuôi trồng thủy sản 67,59
Đất nông nghiệp khác 0,41
* Đất phi nông nghiệp 560,66 (ha)
Đất ở 190,61
Đất chuyên dùng 352,93
Đất tôn giáo, tín ngưỡng 1,79
Đất nghĩa trang, nghĩa địa 4,7
Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng 10,63
Đất phi nông nghiệp khác 0
Đất chưa sử dụng 8,97
3.2.2. Dân số và lao động.
Số hộ: 3400 hộ, số khẩu: 13.300 khẩu
Lao động trong độ tuổi lao động: 8.299 người
Lao động qua đào tạo: 3.826 người chiếm 46,1% tổng số lao động trong độ tuổi. Đánh giá: Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động “vàng”. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đang ngày càng tăng.
3.2.3. Đánh giá tiềm năng của xã
a.Thuận lợi.
Xã Hòa Thạch nằm ở phía Tây huyện Quốc Oai, có vị trí địa lý thuận lợi, gần các đô thị vệ tinh đã được quy hoạch như Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân
Mai, kết nối với trung tâm thủ đô bởi tuyến cao tốc Láng Hòa Lạc, Phía Tây của xã là tuyến đường Hồ Chí Minh tuyến giao thôn huyết mạch liên kết Hà Nội với các tỉnh phía Bắc. Trong tương lai đây là các đô thị phát triển năng động và hiện đại bậc nhất của cả nước và khu vực. Với vị trí như vây là điều kiện hết sức thuận lợi tạo động lực thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển.
Trong lĩnh vực trồng trọt chúng ta có nhiều lợi thế để phát triển các sản phẩm như chè Long Phú, bưởi Diễn trên đất đồi gò, nhãn chín muộn Đại Thành, gà thả vườn...là những cây con rất phù hợp để gieo trồng và chăn nuôi trên đất Hòa Thạch.
Trong lĩnh vực thương mại khi cư dân đô thị đông đúc là điều kiện tốt để phát triển các ngành thương mại, dịch vụ.
Sự tập trung của nhiều nhà máy, khu công nghệ cao trên địa bàn tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương.
3.3. Kinh tế - xã hội. I. Kinh tế I. Kinh tế
Năm 2017 là năm nền kinh tế thị trường nói chung được khôi phục đáng kể và phát triển, là năm có nhiều điều kiện thuận lợi về thời tiết về xã hội, chăn nuôi và lao động ngành nghề phát triển, sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã mang lại những kết quả đáng khả quan.
Tổng thu nhập xã hội đạt 526,848 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người: 38,4 triệu đồng/người/năm
Trong đó:
1. Sản xuất nông nghiệp: đạt 185,064 tỷ đồng, Chiếm: 35,13% tổng thu nhập XH.
Trong đó:
-.Cây lúa: Tổng giá trị đạt khoảng 20,13 tỷ đồng.Tổng diện tích thực hiện: 523,07 ha, đạt 83,7% KH, so với cùng kỳ đạt 97,37%. Năng suất bình quân đạt cả năm 51,3 tạ/ ha, so với cùng kỳ đạt 100,23%. Tổng sản lượng đạt 2684,04 tấn, so với cùng kỳ đạt 92,9 %, đạt 107,36% kế hoạch năm.
Trong đó:
+ Vụ xuân: Tổng giá trị đạt khoảng 12,76 tỷ đồng. Tổng diện tích thực hiện: 272,6 ha, đạt 102,2% KH. Năng suất bình quân đạt 62,42 tạ/ha, đạt 101% so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng lúa đạt 1.701,44 tấn.
+ Vụ mùa: Tổng giá trị đạt khoảng 7,37 tỷ đồng. Đợt áp thấp nhiệt đới gây mưa rất to từ ngày 08/10 đến hết 11/10 đã làm thiệt hai nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng cây trồng vụ mùa. Tổng diện tích thực hiện: 250,97 ha, đạt 88,2% kế hoạch. Năng suất bình quân đạt 39,15 tạ/ha, đạt 95,02% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng lương thực 982,6 tấn, đạt 83,25% so với cùng kỳ năm trước.
- Tiếp tục triển khai thực hiện dự án sản xuất chè an toàn đảm bảo kế hoạch. Giá trị thu từ cây chè: 11,32 tỷ đồng (DT chè đông đặc : 145,1 ha; N/suất 13 tấn/ha)
- Cây màu, cây nông nghiệp, cây lâu năm khác: tổng giá trị 50,134 tỷ đồng
b) Chăn nuôi: Toàn xã có 178 trang trại, trong đó có 03 trang trại lợn,
175 trang trại gà (chăn nuôi thường xuyên từ 2.000 gà trở lên), còn lại hầu hết đều là hình thức chăn nuôi hộ gia đình nhỏ, l . Trong 06 tháng đầu năm 2017, do tình hình giá lợn sụt giảm nghiêm trọng đã ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập của người chăn nuôi. Tuy nhiên, đến 06 tháng cuối năm, tình hình giá lợn ổn định và giá gà thương phẩm, giá trứng tăng đã mang lại thu nhập tương đối cao cho người chăn nuôi. Tổng thu chăn nuôi đạt khoảng 103,47 tỷ đồng, chiếm 55,9% tỷ trọng nông nghiệp.
2.Công nghiệp-TTCN- ngành nghề
CN-TTCN và ngành nghề cơ bản ổn định và phát triển. Phát triển chủ
yếu là công nghiệp sản xuất, ngành nghề chủ yếu là nghề truyền thống. Tổng mức doanh thu ước đạt : 134,838 tỷ đồng, chiếm 25,59% tổng thu nhập xã hội.
3. Dịch vụ - Vận tải - thu nhập khác:
Dịch vụ vận tải cơ bản phát triển trên các lĩnh vực, chủ yếu là kinh doanh dịch vụ vừa và nhỏ. Nguồn lao động đi xuất khẩu lao động tại các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Châu Phi... đã mang lại nguồn thu nhập tương đối cao, góp phần nâng cao đời sống cho người dân. Thu nhập ước đạt từ ngành dịch vụ - tiểu thủ vận tải – thu nhập khác là 206,946 tỷ đồng, chiếm 39,28 % tổng thu nhập xã hội.
Trong đó: Dịch vụ + Vận tải + Công lao động 165,56 tỷ .Thu nhập từ lương; Bảo trợ XH: 41,386 tỷ đồng.
4. Chăn nuôi - Thú y, vệ sinh môi trƣờng
Trên địa bàn xã có 175 trang trại chăn nuôi gà đ và thương phẩm quy mô 2000 con trở lên và 03 trang trại chăn nuôi lợn quy mô trên 200 con; khoảng 20 gia trại chăn nuôi lợn và gia cầm. Tổng đàn vật nuôi gồm có: 403 con trâu bò (Trong đó có 101con trâu và 302 con bò),7469 con Lợn (trong đó lợn đực giống là 16 con, Lợn nái là 957 con, thương phẩm 6469 con), gia cầm có: 615550 con (trong đó gia cầm sinh sản: 277400 con, gia cầm thương phẩm: 338150 con), đàn chó có: 1597 con. Hiện có 03 cơ sở ấp trứng ( 01 cơ sở ở thôn Bạch Thạch, 02 cơ sở ở thôn Long Phú), 07 cửa hàng Kinh doanh thuốc thú y.
Số lượng gia súc, gia cầm tương đối lớn, tuy nhiên do làm tốt công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng và công tác tiêm phòng nên trong năm 2017, trên địa bàn xã không sảy ra dịch bệnh.
Tổ chức ký cam kết chăn nuôi an toàn, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đến các hộ nuôi trồng thủy sản đến các hộ chăn nuôi, buôn bán thức ăn chăn nuôi trên địa bàn.
Đảm bảo công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm, công tác kiểm dịch nhập vào, kiểm dịch xuất ra ngoại tỉnh luôn đạt và vượt kế hoạch đã đề ra.
Cụ thể:
-Đối với đàn trâu bò: - Vaccin LMLM: Tiêm được 775/856 con đạt 90,5% KH năm.
- Đàn lợn: + Vaccin LMLM tiêm được 1900/1908 con đạt 99,5% KH năm + Dịch tả tiêm được 10568/13640 con đạt 77,4% KH năm.
+Tai Xanh tiêm được 1817/1717 con đạt 105% KH năm.
-Đối với đàn gia cầm: Vaccin Cúm tiêm 624000/812016 đạt 76% KH năm. -Đối với đàn chó, mèo tiêm 1090/1264 con đạt 86,2% KH.
- Công tác VSMT: Tổ chức 04 đợt tổng VSMT khử trùng tiêu độc; Sử dụng 1.000 kg vôi bột, Phun, cấp 259 lít thuốc sát trùng các loại và 150kg thuốc hoá chất. Diện tích phun thuốc khử trùng tiêu độc 485.000 m2. Thu gom, đốt khoảng 6m3 rác thải, vận chuyển khoảng 450m3 rác và chất thải ở các khu vực.
+ Kết hợp công ty Môi trường đô thi Xuân Mai Vận chuyển khoảng 700m3 rác thải ở các điểm tập kết như: Bãi rác thôn Bạch Thạch, Hòa Trúc và các bãi nhỏ l hình thành sau tết nguyên đán ở các thôn.
5. Xây dựng nông thôn mới.
Quán triệt chủ trương chính sách và các văn bản chỉ đạo các cấp đến Đảng viên, nhân dân về 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Triển khai thực hiện, tuyên truyền vận động toàn dân tham gia tích cực vào chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay xã đạt và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí. Ban chỉ đạo
chương trình 02 thành phố Hà Nội đã thẩm định, đánh giá và chấm điểm xã Hòa Thạch đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017.
6. Công tác quản lý đất đai, xây dựng cơ bản.
6.1 Công tác quản lý đất đai
Đối với đất nông nghiệp: Tổng diện tích 1268,05 ha, đã cấp GCN QSD đất được 4.189 thửa đất.
Đất phi nông nghiệp :Tổng diện tích: 560,66 ha. Trong đó: Đất ở : 190,61 ha. tổng số thửa 5183 thửa;
Đã được cấp GCNQSD đất 1340 thửa; chưa được cấp GCNQSD đất: 3843 thửa trong đó đất thuộc công ty chè long phú là 2312 thửa
6.2 . Công tác thu hồi đất, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất
Phối hợp với Ban quản lý dự án, Điện lực huyện Quốc Oai xác định phần diện tích thu hồi đối với 02 dự án : Xây dựng trạm biến áp 110KV Phú Nghĩa và nhánh đường dây 110KV(phần đường dây thuộc địa bàn xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội (Tổng diện tích thu hồi: 1.366,84 m2) và Dự án: Cải tạo, mở rộng lăng mộ Lưỡng Quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực (Tổng diện tích thu hồi 770.2m2)
II. VĂN HÓA – XÃ HỘI 1. Công tác giáo dục
- Triển khai thực hiện hoàn thành tốt các chương trình về công tác giáo dục. Cơ sở vật chất cơ bản được bảo đảm, công tác giáo dục đã được xã hội hóa, tạo mối quan hệ nhà trường, gia đình, xã hội trong việc dạy và học, từ đó chất lượng dạy và học đã cơ bản được nâng lên, đội ngũ giáo viên đã được chuẩn hoá.Tỷ lệ các cháu đỗ đạt vào các trường đại học cao đẳng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng, năm 2017 có 42 cháu đỗ vào ĐH; Cao đẳng. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục được học trung học phổ
thông, các trường nghề ở xã Hòa Thạch là 203/217 học sinh đạt 93,5%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo Hòa Thạch là 3441/7442, đạt 46,2%
- 100% các trường tổ chức khai giảng năm học mới long trọng, an toàn, tiết kiệm, 100% các cháu trong độ tuổi được đến trường, cơ sở vật chất đảm bảo cho năm học mới. Tổng kết năm học 2016–2017 có 1.435 em đạt cháu ngoan Bác Hồ, 1.245 em đạt các phân hiệu, chuyên hiệu, các giải thi các cấp.
2. Công tác Y Tế - DS KHHGĐ
Công tác y tế: Thực hiện đầy đủ các chương trình quốc gia về Y tế,
công tác khám chữa bệnh, công tác phòng chống dịch. Trong năm đã xảy ra 11 ca sốt xuất huyết, 12 ca thủy đậu, 85 ca cúm, 02 ca quai bị, tuy nhiên đã được khống chế không để dịch bệnh bùng phát trên địa bàn. Đến nay, công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết vẫn đang được triển khai thực hiện, các tổ xung kích diệt bọ gậy vẫn hoạt động tích cực và có hiệu quả, cơ bản khống