Trong lĩnh vực y dược:

Một phần của tài liệu Kết quả hoạt động khoa học và công nghệ ở địa phương (Trang 36 - 39)

IX. Một số kết quả chủ yếu về hoạt động khoa học và công nghệ tại các địa phương

9.3. Trong lĩnh vực y dược:

Đề tài "ứng dụng vắcxin Trovac AIH5 phòng bệnh cúm gia cầm do chủng H5N1 trên gà thịt và gà đẻ hậu bị ni cơng nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh" đã cho kết quả thử nghiệm tiêm phịng trên 36.600 gà ngồi dân có kết hợp an tồn sinh học, kết quả đàn gà không bị nhiễm virus cúm gia cầm. Hiện nay, vắcxin Trovac đã được tiêm chủng trên gà. Đề tài “Chẩn đoán tế bào một số bệnh tuyến vú phụ nữ qua chọc hút kim nhỏ” của Bệnh viện tỉnh Ninh Bình đã phát hiện bệnh ở giai đoạn rất sớm, cho khả năng điều trị đạt kết quả trên 95%, có khả năng áp dụng ở tuyến

huyện, thị. Dự án "Cơng nghệ sản xuất thuốc Hồn Xích Hương điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt” của Công ty Dược & Thiết bị y tế Hà Tĩnh đã tạo ra được một loại tân dược từ nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên, điều trị bệnh đảm bảo hiệu quả và an toàn cho người bệnh, sản phẩm dự kiến sẽ được sử dụng rộng rãi trên tồn quốc, tạo ra hàng nghìn việc làm trong tỉnh. Dự án "Bảo vệ và phát triển cây sâm Ngọc Linh" đã phục hồi cây sâm Ngọc Linh từ chỗ có nguy cơ cạn kiệt nguồn gen, góp phần tạo ra vùng nguyên liệu dược quý hiếm.

nhận xét chung: Nhìn lại hoạt động KH&CN tại các địa phương trong 5 năm qua cho thấy, về tổng thể đã có những đóng góp nhất định vào q trình đổi mới, vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập theo chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, chiến lược phát triển của Nhà nước. Tuy vậy, sự đóng góp của KH&CN vào phát triển kinh tế-xã hội tại các vùng kinh tế, cũng như tại các địa phương chưa thực sự tương xứng với tiềm năng phát triển của mỗi vùng, mỗi địa phương; chưa đạt tới tầm mà các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự địi hỏi cấp bách của cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra. Để khắc phục tình trạng trên, các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà hoạch định chính sách về phát triển KH&CN có thể giành công sức, thời gian để nghiên cứu, đánh giá và rút ra những nguyên nhân cơ bản nhất, để từ đó đề xuất các giải pháp có tính chiến lược nhằm giúp địa phương sớm khắc phục những yếu kém đang tồn tại nhiều năm nay, mà theo chúng tối cũng có thể nêu ra một số nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển để cũng tham khảo:

Về nhân lực, tại các địa phương tình trạng rất phổ biến là thiếu cán bộ

khoa học giỏi, thiếu các khoa học gia đầu ngành, nhất là các ngành công nghệ cao đang được Đảng và Nhà nước khuyến khích phát triển như cơng nghệ thông tin-viễn thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ chế tạo-tự động...Số lượng, chất lượng cán bộ KH&CN khơng đồng đều, trình độ cịn thấp, khơng có điều kiện cập nhật kiến thức mới, không tương xứng với yêu cầu phát triển kinh tế và thời kỳ đẩy mạnh cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập. Đội ngũ cơng nhân lành nghề thiếu, hướng đào tạo để bổ sung chưa có chính sách rõ ràng. Việc bố trí, sử dụng cán bộ KH&CN chưa thật sự hợp lý, chưa có chính sách khuyến khích đồng bộ đối với cán bộ KH&CN về làm việc tại vùng sâu, vùng xa; một số cán bộ có năng lực chun mơn tìm cách trở về thành phố làm việc.

Về cơ chế quản lý KH&CN, các văn bản pháp luật về KH&CN chậm đi vào cuộc sống, thiếu chính sách hấp dẫn để thu hút nhân tài, môi trường

nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chưa thuận lợi, thiếu các chính sách cụ thể để đảm bảo lợi ích cho các nhà nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng các thành tựu KH&CN vào thực tiễn. Cơ chế tài chính cho quản lý KH&CN còn nhiều vướng mắc, nhất là khâu xét duyệt, thanh, quyết tóan kinh phí đề tài, dự án. Hàm lượng khoa học trong các kết qủa nghiên cứu của các đề tài, dự án còn thấp nên chưa đủ căn cứ khoa học cho việc hoạch định các chính sách và chiến lược phát triển KT-XH. Việc quản lý KH&CN cấp Quận, Huyện còn nhiều lúng túng. Cơng tác đánh giá trình độ cơng nghệ trong sản xuất cịn gặp nhiều khó khăn do chưa có những tiêu chí rõ ràng. Các doanh nghiệp nhà nước cũng như doanh nghiêp tư nhân chưa quan tâm nhiều đến đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm nên khả năng cạnh tranh thấp. Chưa xây dựng đựợc các định hướng chiến lược phát triển để nâng cao trình độ cơng nghệ, đổi mới cơng nghệ nên khó đối phó với những thách thức cạnh tranh do thực tiễn và hội nhập đặt ra.

Tiềm lực KH&CN, cơ sở vật chất của hệ thống KH&CN còn nghèo nàn, mức đầu tư còn thấp so với nhu cầu thực tế đặt ra. Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động KH&CN còn lạc hậu, thiếu, không đồng bộ. Đội ngũ cán bộ KH&CN trình độ khơng đồng đều, ít có điều kiện cập nhật những kiến thức mới, thiếu cán bộ giỏi, đầu ngành. Số lượng và chất lượng cán bộ KH&CN nhìn chung chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và hội nhập. Nguồn lực thông tin KH&CN phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ và kinh tế chưa được coi trọng bổ sung, tăng cường. Thiếu những chương trình, dự án có tính liên vùng, có khả năng tạo ra những đột phá về cơng nghệ, năng suất và chất lượng sản phẩm, có thương hiệu mạnh nhằm tạo ra động lực mới cho sự phát triển bền vững.

Có thể coi, một số nguyên nhân được nêu trên đây đã làm hạn chế, kìm hãm năng lực hoạt động KH&CN, làm ảnh hưởng đến vị thế của KH&CN là “động lực”, là “quốc sách hàng đầu” tại địa phương. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách và chiến lược phát triển KH&CN sớm giúp đi tìm Giải pháp.

Một phần của tài liệu Kết quả hoạt động khoa học và công nghệ ở địa phương (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)