Khu vực Đông Nam Bộ (Ninh Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận và Bà Rịa-Vũng Tàu) đã đạt được một số kết quả như sau:
7.1. Kết quả nghiên cứu KH&CN giai đoạn 2001-2005
Trong lĩnh vực KHXHNV, nghiên cứu các vấn đề bức xúc của các địa phương
trong quá trình CNH, đơ thị hóa như nghiên cứu thực trạng các khu, cụm cơng nghiệp để có những giải pháp phát triển bền vững, những vấn đề quy hoạch, định hướng phát triển KT-XH... Kết quả của các đề tài nghiên cứu đó đã cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách, quy hoạch tổng thể vùng lãnh thổ, đề xuất các cơ chế, chính sách sát với các vấn đề bức xúc ở mỗi địa phương đang đặt ra. Một số đề tài đã nghiên cứu khảo sát, cung cấp nhiều số liệu điều tra quan trọng giúp cho việc hoạch định các chính sách, chiến lược, chương trình phát triển KT-XH cấp tỉnh. Các đề tài khác cũng đã tập trung nghiên cứu khai thác các giá trị văn hóa, lịch sử, tơn giáo, lễ hội của các dân tộc trên địa bàn mỗi tỉnh.
Trong lĩnh vực công nghiệp, đề tài "Điều tra, đánh giá tiềm năng, định hướng quy hoạch khoáng sản" đã trợ giúp cơ sở khoa học và số liệu cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách phát triển ngành khai khoáng. "Nghiên cứu chế tạo máy tuốt củ lạc phục vụ sản xuất nông nghiệp". "Nghiên cứu nâng cao chất lượng muối công nghiệp", kết quả của đề tài đã nâng cao chất lượng muối đạt tiêu chuẩn loại I theo tiêu chuẩn ngành. "Nghiên cứu thay thế nguyên liệu củi mồi trong sản xuất gạch thủ cơng tại Bình Thuận", kết quả của đề tài là ký được hợp đồng chuyển giao công nghệ. "Điều tra, đánh giá thực trạng công nghệ một số ngành sản xuất chủ yếu trên địa bàn tỉnh Bình Dương", kết quả của đề tài đã đánh giá so sánh trình độ cơng nghệ 6 ngành của tỉnh, so sánh với một số tỉnh, so với mặt bằng công nghệ của cả nước và so với các nước trong khu vực. Từ đó đề xuất ý kiến xây dựng phương hướng đầu tư và phát triển cơng nghệ của Bình Dương trong những năm tới. Kết quả nghiên cứu quy hoạch quản lý chất thải ở Bà Rịa-Vũng Tàu đã cung cấp những luận cứ khoa học để quy hoạch xử lý chất thải bảo vệ môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2003-2005 và định hướng đến 2010. Kết quả của đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật và ứng dụng cơng nghệ tưới nhỏ giọt cho một số cây công nghiệp và ăn quả trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu” đang được áp dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời giúp bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, phần lớn các kết quả nghiên cứu của các đề tài
trong lĩnh vực này được xây dựng theo hướng chuyển giao, nhân rộng vào thực tế. Đề tài "Nghiên cứu phát triển cơ giới hóa nơng nghiệp và ngành nghề nông thôn tỉnh Tây Ninh đên năm 2010", kết quả của đề tài đã được UBND tỉnh ra
Quyết định phê duyệt "Chương trình phát triển sản xuất cơ giới hóa nơng nghiệp và nơng thơn tỉnh Tây Ninh đến năm 2010". "Nghiên cứu đặc điểm sinh học, kỹ thuật nhân giống ốc núi và thằn lằn núi tại Núi Bà Đen - Tây Ninh", kết quả nghiên cứu của đề tài đã cung cấp số liệu khoa học về đặc điểm sinh học, sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản, quy trình kỹ thuật nhân giống, các giải pháp để bảo tồn ốc núi và thằn lằn núi. "Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây mít nghệ cao sản tại Bình Dương", kết quả của đề tài là xây đựng được mơ hình trình diễn, cung cấp giống, phát triển cây mít nghệ phục vụ chế biến mít sấy xuất khẩu. Nghiên cứu ứng dụng giống sắn mới và phương hướng diệt cỏ, bón phân cho sắn đạt hiệu quả kinh tế cao trên vùng đất xám tỉnh Tây Ninh đã được triển khai ứng dụng, nhân rộng vào thực tiễn sản xuất. Các giống sắn mới năng suất và hàm lượng tinh bột cao như KM98-5, KM140-2 được đề nghị bổ sung vào cơ cấu cây trồng của tỉnh.
7.2. Kết quả ứng dụng KH&CN giai đoạn 2001-2005
Trong lĩnh vực công nghiệp, "ứng dụng năng lượng mặt trời tại đồn biên
phòng và các vùng đồng bào dân tộc", triển khai lắp đăt hệ thống pin mặt trời loại 2.000 WP phục vụ thắp sáng, xem tivi cho đồn biên phòng và bà con dân tộc. "ứng dụng mơ hình bộ chữ ký điện tử và chế tạo khóa thơng minh điện tử để chứng thực thực chữ ký điện tử". "ứng dụng quang châm Laser cơng suất thấp để cắt cơn đói ma túy, phương pháp ít tốn kém, an toàn cho bác sỹ và bệnh nhân, hiệu quả cao. "ứng dụng EM vào xử lý rác thải sinh hoạt", đánh giá được hiệu quả việc ứng dụng EM trong công tác bảo vệ mơi trường, quy trình ứng dụng EM trong xử lý rác thải sinh hoạt, nước thải sản xuất bột mì và cao su. Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000. ứng dụng công nghệ GIS phục vụ quản lý hiện trạng và quy hoạch lưới điện. "Hồn thiện cơng nghệ và thiết bị hấp và sấy cá bằng than đá", đã hồn thiện được quy trình cơng nghệ sử dụng than đá đốt lị thay cho dầu hỏa, giảm được 50% chi phí nhiên liệu so với dùng dầu hỏa.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, "Các mơ hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong
nơng nghiệp nhằm góp phần nâng cao đời sống, KT-XH và phát triển nông thôn mới" đã chuyển cho nông dân các loại giống lúa như giống trung mùa: VMN 97- 2, OM 1849-1, OM 1849-5, giống ngắn ngày trên đất tốt, chủ động nước: VND 95-20, MTL 250, trên đất ruộng gị, dinh dưỡng kém, khơng chủ động nước: OMCS 94, IR 5679. Các giống ngô: VN 25-99, V98-1, LVN10. Mơ hình chăn ni gà thịt và sản xuất con giống, gà thả vườn quy mô hộ gia đình và lị ấp trứng thủ công vẫn được nông dân áp dụng và nhân rộng. "Xây dựng mơ hình
thâm canh điều ghép trên vùng đất cát", kết quả của dự án đã nâng cao được năng suất cây điều và chất lượng hạt điều. "Khảo nghiệm các dòng thanh long giống mới", đã cho kết quả thử nghiệm các dòng thanh long giống mới, quy trình canh tác và chăm sóc. "Chọn giống nho tươi, nho xanh NH01-48", đã xây dựng mơ hình vùng trồng nho ăn tươi, nho xanh NH 01-48 ghép trên gốc nho dại Coudere trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, kết quả 90% diện tích phát triển tốt, thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch vụ thứ nhất là 315 ngày, đạt 7,4 tấn/ha/vụ. Thu hoạch chính từ vụ thứ hai trở đi năng suất trung bình 13,6 tấn/ha/vụ. Hiệu quả kinh tế ước tính vụ thứ hai đạt 187 triệu đồng/ha/vụ. Tỉnh Bình Thuận bước đầu "áp dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống và ươm nuôi thương phẩm tôm càng xanh"… Việc xây dựng phịng ni cấy mô và ứng dụng công nghệ sinh học thực vật trong phát triển nông lâm nghiệp của tỉnh Đồng Nai đã tạo cơ sở nhân nhanh các giống cây được tuyển chọn và khu vực hoá phục vụ sản xuất giống cây giá trị kinh tế cao. Nhân giống và trồng thử nghiệm một số cây lâm nghiệp (cây Paulownia) phục vụ công tác trồng rừng và chế biến, xuất khẩu gỗ. Tuyển chọn và đưa tập đồn giống cây cơng nghiệp lâu năm (điều, cà phê, ca cao) nhằm cải tạo và thay thế giống cây cũ đã thoái hoá.
Trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đề tài "Phát hiện và
ngăn ngừa sớm sỏi thận trong cộng đồng dân cư", đã đạt được những kết quả bước đầu và đưa ra được những khuyến cáo hữu ích. "Nghiên cứu các loài cây mang tên sâm Lộc Ninh-Bình Phước", đã tiến hành khảo sát để xác định chủng loại, thành phần hoạt chất, xây dựng kế hoạch bảo tồn. Sản xuất thử các dạng thành phẩm như thuốc phiến dạng trà, viên hoàn, ngâm rượu. So sánh thành phần hoạt chất giữa sâm tự nhiên và sâm trồng, hình thành quy trình kỹ thuật trồng sâm. ứng dụng quang châm Laser để cắt cơn đói ma túy có hiệu nghiệm tốt.