Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Hậu Giang) đã đạt được một số kết quả như sau:
8.1. Kết quả nghiên cứu KH&CN giai đoạn 2001-2005
Trong lĩnh vực KHXHNV, các kết quả của các đề tài nghiên cứu đã cung cấp
những luận cứ khoa học trong việc xây dựng các cơ chế chính sách, định hướng và quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, đề xuất nhiều giải pháp sát thực với những vấn đề thực tiễn đang đặt ra ở mỗi địa phương. Một số đề tài tập trung
khảo sát, điều tra, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực, đề từ đó đề xuất xây dựng các chương trình đào tạo nguồn nhân lực. Kết quả một số đề tài khác đã góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ các cấp, các ngành về việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhiều kết quả nghiên cứu của các đề tài về thăm dò, khảo sát đã thu thập được nhiều số liệu về điều tra cơ bản để làm cơ sở, căn cứ xây dựng các quy hoạch vùng, các dự án phát triển có quy mơ lớn trong thời gian tới.
Trong lĩnh vực công nghiệp, các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực này tại khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long tập trung chủ yếu nghiên cứu đổi mới công nghệ, tạo ra các loại máy móc nơng nghiệp, máy móc - thiết bị chế biến lương thực thực phẩm, nghiên cứu ứng dụng các thành tựu về vật liệu mới phục vụ các ngành công nghiệp, xây dựng, giao thông. Đề tài "Đánh giá trình độ cơng nghệ ngành công nghiệp" (Kiên Giang), "Nghiên cứu xây dựng mơ hình đào tạo kỹ thuật viên chuyên ngành-cụ thể cho ngành xi măng", triển khai "Nghiên cứu cải tiến, thiết kế, chế tạo máy sấy cá sọc rằn, công suất 100 kg/mẻ".
Trong lĩnh vực nông nghiệp, đề tài "Khảo nghiệm, tuyển chọn, khu vực hóa và
nhân nhanh các giống cây trồng, vật nuôi", các loại giống lúa mùa, giống lúa cao sản ngắn ngày, giống mía, một số loại cây ăn quả có giá trị, có tính kháng bệnh, năng suất cao phù hợp với các vùng sinh thái của địa phương. Đề tài "Tiến hành đánh giá nguồn giống lúa, xây dựng hệ thống sản xuất hạt giống và ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ trong nông nghiệp để xây dựng vùng lúa nguyên liệu có chất lượng cao", kết quả nghiên cứu đã tuyển chọn nhiều giống lúa tốt, cho năng suất khá và phẩm chất tốt. Đề tài "Khảo nghiệm tập đồn giống mía trên nhiều điểm trồng thử nghiệm các giống mía mới nhập nội có triển vọng" và tuyển chọn một số lượng giống mía có khả năng thích nghi cho năng suất và chất lượng tốt hiện nay như ROC10, ROC 18, K84-2000, F165... bổ sung vào cơ cấu giống mía của địa phương, góp phần đưa năng suất ngày càng cao trong vùng. Nghiên cứu triển khai đề tài "Xây dựng mơ hình ni tơm càng xanh trên ruộng lúa", mơ hình đã được triển khai trên thực tế và đã đạt được hiệu quả kinh tế khá.
8.2. Kết quả ứng dụng KH&CN giai đoạn 2001-2005
Trong công nghiệp, đã nghiên cứu chế tạo, cải tiến và đưa vào ứng dụng thành
công một số thiết bị và dây chuyền công nghệ như: máy sấy lúa công suất vừa và nhỏ; máy sạ hàng; máy gặt xếp dãy; dây chuyền xay xát và đánh bóng gạo phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; công nghệ vật liệu không nung; máy vận chuyển lúa bằng khí động; thiết bị trong chế biến thủy sản; công nghệ ép dầu dừa và bảo quản chế biến thạch dừa, bảo quản trái cây theo phương pháp xông
lưu huỳnh; công nghệ bao trái, kho lạnh bảo quản trái cây tươi và triển khai lắp đặt các dây chuyền chế biến trái cây. Đầu tư đổi mới và nâng cao chất lượng máy móc-thiết bị phục vụ nơng nghiệp như máy gặt xếp dãy, máy sấy, dây chuyền cơng nghệ xay xát và đánh bóng gạo... Dự án “Sản xuất thử nghiệm cơm dừa nạo sấy công suất 2 tấn/ngày” của tỉnh Bến Tre đã hoàn thành dây chuyền sản xuất cơm dừa nạo sấy và đưa vào hoạt động. Qua một năm chạy thử nghiệm đã sản xuất và xuất khẩu trên 1.000 tấn sản phẩm. Đây là dây chuyền được thiết kế, chế tạo thành công đầu tiên ở nước ta với những ưu điểm: giá thiết bị chỉ bằng 70% thiết bị nhập ngoại, giá thành sản phẩm thấp hơn sản phẩm cùng loại nhưng chất lượng tương đương.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long đều quan tâm đến việc ứng dụng rộng rãi các kết quả nghiên cứu về giống, lựa chọn kỹ thuật canh tác, kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch, cơ cấu giống lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu. Tỉnh An Giang đã "ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn, tạo giống lúa chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xuất khẩu". Dự án “Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thâm canh 350 ha lúa xuất khẩu chất lượng cao tại 4 huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, Giồng Tôm và bao tiêu sản phẩm” của tỉnh Bến Tre đã hình thành những điểm sản xuất lúa chất lượng cao có giá trị xuất khẩu với 2 loại giống lúa mới KDM105 (năng suất 3,3 tấn/ha) và ST3 (năng suất 4 tấn/ha). Tỉnh Bạc Liêu đã nghiên cứu và cải tiến được một số giống lúa có năng suất cao, ổn định trên diện tích rộng, thích nghi trên vùng đất phèn nhiễm mặn như AS996, CM42-94, OM3536, CM16-27... ứng dụng đột biến lý học và nuôi cấy mô để chọn giống sắn có thời gian sinh trưởng và hàm lượng tinh bột cao, phù hợp với việc tránh lũ ở An Giang, đã chuyển giao 12.000 cây giống triển vọng để khảo nghiệm. Xây dựng được nhiều mơ hình sản xuất giống nấm và nấm hàng hố có năng suất và chất lượng cao. Nhiều mơ hình trồng nấm đã được thu hoạch cho kết quả khả quan. Trong chăn nuôi, các chương trình cải tiến giống gia súc, gia cầm theo hướng cho năng suất và chất lượng cao, xây dựng các xã điểm về an toàn dịch bệnh, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến như gieo tinh nhân tạo, chăn nuôi gà thả vườn, mơ hình chuồng lợn kiểu mới, kỹ thuật gieo tinh nhân tạo cho lợn, bò đã được áp dụng đạt tỷ lệ thụ tinh cao tại Sóc Trăng, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang. Tỉnh Vĩnh Long đã chuyển giao heo giống Yorshire và bị giống lai Sind cho các hộ nơng dân để họ chủ động phát triển chăn nuôi. Phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tỉnh Trà Vinh đã xây dựng mơ hình ni giun quế làm thức ăn bổ sung cho chăn nuôi gia súc, gia cầm và sử dụng phân giun trồng sau sạch. Đến nay các mơ hình
đã cung cấp giun giống và nhân rộng hàng trăm mơ hình ni giun trong dân, góp phần tăng thu nhập cho nông hộ. Trong nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản, các tỉnh có lợi thế bờ biển như Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh..., đã tích cực áp dụng và làm chủ các công nghệ tiên tiến trong sản xuất giống tơm sú có chất lượng tốt, sạch bệnh. Ni tơm sú theo mơ hình quảng canh cải tiến và nuôi tôm sú công nghiệp đang được phát triển ra diện rộng theo các mơ hình bán cơng nghiệp. Tại Cà Mau đã triển khai sản xuất có hiệu quả, tơm sú giống sạch bệnh, kết quả đang được phổ biến và tập huấn cho các trại sản xuất tôm giống trong tỉnh. Việc cho sinh sản nhân tạo thành công tôm thẻ chân trắng đã làm đa dạng hố nghề ni thuỷ sản, sản xuất thành công các đợt tôm thẻ chân trắng. Mơ hình sản xuất tơm càng xanh ngày càng phát triển, đang từng bước giúp nông dân chủ động về con giống trong sản xuất ở các tỉnh Sóc Trăng, Bến Tre, mở ra triển vọng cho người dân có hướng phát triển kinh tế. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của 2 chế phẩm sinh học SH99 và EM lên quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm cũng như khả năng chống chịu của tôm đối với bệnh đốm trắng và một số bệnh nhiễm khuẩn khác trong nuôi tôm sú bán công nghiệp ở Bạc Liêu đã giúp giảm thiểu rủi ro trong khi nuôi, giảm các yếu tố gây ô nhiễm môi trường, tăng sức đề kháng cho tơm và phịng ngừa được dịch bệnh. Tỉnh Trà Vinh đã xây dựng mơ hình ni cá tra trong ao đất quy mô hộ gia đình đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, góp phần cung cấp nguồn nguyên liệu thuỷ sản phục vụ chế biến xuất khẩu, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân.
Trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, các cơ sở y tế của các
địa phương đã chú trọng các biện pháp phòng chống sốt rét, sốt xuất huyết. ứng dụng các bài thuốc để điều trị một số bệnh ngoài da. áp dụng các kỹ thuật mới và công nghệ tiên tiến trong điều trị tim mạch, cấp cứu hồi sức, mổ nội soi, phẫu thuật, phục hồi chức năng... Nghiên cứu phát triển con người và chỉ số HDI. Điều tra, đánh giá tình trạng thiếu máu, thiếu sắt, nhiễm viêm gan siêu vi B mãn ở bà mẹ mang thai. Đề tài "ứng dụng kỹ thuật quang châm bằng Laser bán dẫn trong điều trị một số bệnh thường xẩy ra ở cộng đồng", kết quả của đề tài là đã đầu tư được một số thiết bị quang châm loại 06 đầu châm, 10 đầu châm, 13 đầu châm và huấn luyện được môt số y, bác sỹ sử dụng tốt máy điều trị. Đến nay đã điều trị một số bệnh như thối hóa cột sống đạt 59,3%, di chứng tai biến mạch máu não đạt 50%, viêm xoang 83,3%, viêm đa khớp 72,4%. Một số đề tài nghiên cứu và đưa ra những luận cứ khoa học về định hướng phát triển nguồn nhân lực (trong ngành y tế) và đầu tư vật lực để các cơ sở y tế đảm bảo khả năng phục vụ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.