Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây nguyên

Một phần của tài liệu Kết quả hoạt động khoa học và công nghệ ở địa phương (Trang 25 - 28)

6.1. Kết quả nghiên cứu KH&CN giai đoạn 2001-2005

Trong lĩnh vực KHXHNV, trong 5 năm qua, việc lựa chọn các đề tài cơ bản

phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của các địa phương, phục vụ thiết thực việc giải quyết các vấn đề bức xúc của mỗi tỉnh. Các đề tài tập trung vào các lĩnh vực như KT-XH, du lịch, quản lý tài chính, giáo dục, y tế, cơng tác xây dựng Đảng, cơng tác bảo vệ mơi trường, văn hóa, đặc biệt nhiều đề tài tập trung nghiên cứu cơ chế, xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển KT-XH, phục vụ chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, chính quyền trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng Đảng. Cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn để cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Trung ương. Các kết quả nghiên cứu của các đề tài trong lĩnh vực KHXHNV đã góp phần tích cực trong việc phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, tuyên truyền bảo tồn, phát huy văn hóa lễ hội của đồng bào, giúp đồng bào có ý thức hơn trong việc xây dựng buôn thơn văn hóa, xây dựng quy ước, hương ước thôn bn bảo vệ gia đình và các tài nguyên rừng, nước, bảo vệ môi trường. Đồng thời từng bước hệ thống hóa được những tư liệu quý, góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa của các địa phương.

Trong lĩnh vực công nghiệp, nhiều đề tài nghiên cứu đổi mới công nghệ được

triển khai trong các ngành như dệt may, da giày, cơ khí, giao thơng, xây dựng, bưu chính viễn thơng đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa, vươn ra thị trường khu vực và thế giới. Một số đề tài đã tiến hành đánh giá trình độ công nghệ các ngành sản xuất công nghiệp. Các đề tài nghiên cứu điều tra, khảo sát nguồn nguyên liệu, xây dựng quy trình sản xuất các loại vật liệu không nung phục vụ các cơng trình xây dựng. Sản xuất thử mương bê tông ly tâm đúc sẵn phục vụ kênh mương hóa thủy lợi. Nghiên cứu cải tạo hệ thống thiết bị cấp nhiệt để sản xuất các mặt hàng mới như chè xanh xô, xanh ô long phục vụ xuất khẩu.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, tiến hành khảo nghiệm các giống chè nhằm xây

dựng tập đoàn chè năng suất cao, chất lượng tốt. Nghiên cứu khảo nghiệm các giống rau, hoa có giá trị. Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rau an toàn, nghiên cứu các mơ hình sản xuất hoa cắt cành theo hướng công nghiệp để phục vụ nội địa và xuất khẩu. Nhiều đề tài nghiên cứu tập trung vào các lĩnh vực: giống, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, phổ biến kỹ thuật thâm canh mới. Khảo nghiệm trình diễn, nhân rộng, phục tráng các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn ngày như OMCS94, OMCS96, giống lúa kháng sâu bệnh và có khả năng chịu hạn như KSB54, KSB218, CH158, giống lúa đặc sản Bắc thơm số 8, KDML39, IR841... “Nghiên cứu hiện trạng và khả năng phát triển cây điều theo hướng sản xuất hàng hóa và bền vững trên vùng đất hoang đồi núi", đã xây dựng một số mơ hình canh tác cây điều theo hướng nông-lâm kết hợp trên đất đồi núi như trồng điều ghép kết hợp trồng xen với đậu đỗ, ớt, keo lai. Đã xây dựng được quy trình cơng nghệ chế biến các sản phẩm như xồi sấy, xồi xí muội, nước xồi, dấm xoài, từ nguồn nguyên liệu là xoài. “Nghiên cứu phục hồi nguồn lợi vẹm xanh”, đã nhân rộng thành các mơ hình sinh kế bền vững với sự hỗ trợ của công tác khuyến ngư, các mơ hình sinh kế này đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc xóa đói, giảm nghèo đối với các làng cá ven biển. Hiện nay, ngư dân còn sử dụng vẹm xanh làm thức ăn cho tôm hùm và nuôi kết hợp giữa tôm hùm và xẹm xanh để làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước khu vực nuôi. “Nghiên cứu xác định một số thông số kỹ thuật phục vụ nuôi tôm sú trong môi trường “nước nhạt”, qua 2 vụ thử nghiệm, đã xác định được các thông số kỹ thuật cần thiết để xây dựng quy trình kỹ thuật ni tơm sú trong môi trường nước nhạt.

6.2. Kết quả ứng dụng KH&CN giai đoạn 2001-2005

Trong lĩnh vực công nghiệp, kết quả của các đề tài nghiên cứu đã được các

doanh nghiệp đưa vào ứng dụng trong sản xuất kinh doanh, góp phần đẩy nhanh q trình đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, cải thiện doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Đề tài "Hỗ trợ đầu tư thiết bị tạo chân không và tẩy màu nhằm hồn chỉnh dây chuyền cơng nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm dầu ăn tinh luyện từ dầu dừa", kết quả nghiên cứu của đề tài đã được ứng dụng và đã nâng công suất của dây chuyền từ 1200 tấn/năm lên 1 800 tấn/năm và chất lượng sản phẩm được đảm bảo ổn định đủ sức cạnh tranh trên thị trường, sản phẩm phục vụ nhu cầu các tỉnh như Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, Quãng Ngãi, Huế... Kết quả nghiên cứu của đề tài "Hỗ trợ hồn chỉnh dây chuyền thiết bị cơng nghệ sản xuất giấy hai màu, một mặt láng phục vụ sản xuất giấy bao bì cao cấp" được ứng dụng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh. Chú trọng khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng hệ quản lý chất lượng: ISO 9001:2000, ISO 14001:1996, hệ thống an toàn thực phẩm HACCP, hệ thống thực hành sản xuất tốt GMP, hệ thống an toàn hàng hải ISM Code, hệ thống quản lý nguồn gốc gỗ FSC... Hồn thiện cơng nghệ sản xuất bột trợ lọc từ khoáng sản diatomit. Đã nghiên cứu chế tạo robot bốc chai thay cho 3 lao động với giá thành chỉ bằng 1/3 giá nhập ngoại. Đề tài "Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy cắt đá liên hợp và máy đánh bóng đá tự động thay thế thiết bị nhập khẩu", đã chế tạo được máy cắt ngang (4 lưỡi cắt, 7,5HP, 1450 vòng/phút), máy cắt dọc (2 lưỡi, 7,5HP, 1450 vịng/phút), máy đánh bóng (20HP, 960 vòng/phút) và thân máy (4000x350x400 mm), thay thế thiết bị nhập ngoại, giá thành thấp hơn 30- 40% so với nhập ngoại, giúp phát triển ngành cơ khí địa phương. Việc xây dụng 6 cụm máy phát điện bằng năng lượng gió kết hợp với năng lượng mặt trời công suất 1000 W/cụm máy, đã góp phần nâng cao đời sống chính trị và văn hố cho đồng bào vùng sâu, vùng xa.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý và thực hiện các chính sách về đất đai, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, các hoạt động nghiên cứu ứng dụng các kết quả nghiên cứu đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất trong ngành. Từ các kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào thực tiễn đã hình thành nhiều loại mơ hình như "Mơ hình thâm canh lúa nước và đưa giống lúa mới vào sản xuất nông nghiệp", "Mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số", "Mơ hình sản xuất rau an tồn", "Mơ hình trồng cây ăn quả", "Mơ hình chăn ni gà, vịt, trâu, bị...", "Mơ hình ni trơng thủy sản và phịng ngừa dịch bệnh", "Mơ hình ni tơm sú thâm

canh trên vùng đất cát ven biển"... đã được nhiều địa phương hưởng ứng, áp dụng và đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần quan trọng vào việc tạo ra nhiều việc làm và xóa đói giảm nghèo. Đã lập quy trình trồng điều ghép cao sản, mía cao sản, quy trình thâm canh lúa giống cạn LN 93-1. Dùng ong mắt đỏ phòng trừ được 70% sâu hại bắp và 50% sâu hại mía. Mở rộng chăn ni bị lai Sind làm tăng giá trị so với bê cỏ. Nhân rộng các mơ hình trồng rau an tồn, thay đổi thói quen dùng thuốc bảo vệ thực vật, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người dân. Nghiên cứu đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất giống của các cặp vịt lai F1 (mẹ Khakicampell x bố CV2000) và vịt lai F1 (mẹ cỏ BĐ x bố CV2000) đã tạo ra giống mới có khả năng cho trứng 6.500-7.800 quả/100 mái/năm, chống chịu bệnh tật tốt, bổ sung giống mới có hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Phát triển rộng các giống gia súc, gia cầm mới: bị lai Zêbu, gà Tam hồng, dê Bách thảo, vịt siêu trứng. Thử nghiệm sản xuất nhân tạo và hồn thiện quy trình sinh sản giống tôm càng xanh phục vụ xuất khẩu. Việc điều tra đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường trong nghề nuôi tôm và thử nghiệm xử lý nước nuôi tôm bằng công nghệ EM đã làm tăng năng suất nuôi tôm và giữ sạch môi trường.

Trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đã tiến hành khảo

nghiệm, đánh giá hiện trạng vùng Sâm Ngọc Linh, chọn địa điểm xây dựng vườn giống ở độ cao từ 1800-2000 m. Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống, kỹ thuật trồng và quy hoạch phát triển. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và hiện trạng vườn Sâm, Chính phủ và UBND tỉnh Kon Tum đã phê duyệt dự án bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh đến năm 2014 và đầu tư kinh phí thực hiện. Nghiên cứu phát triển cây Sa Nhân phục vụ phát triển vùng nguyên liệu làm thuốc, triển khai công nghệ mổ nội soi ở Quảng Nam. Đề tài "Nghiên cứu ứng dụng điều trị ngoại khoa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng", với 92,86% kết quả tốt, 7,14% khá, nâng cao sức khoẻ và giảm được tốn kém cho bệnh nhân. Đã nghiên cứu sử dụng balloon nội khí quản trong điều trị chảy máu mũi, giảm tỷ lệ bệnh nhân phải chuyển lên tuyến trên và giảm chi phí chữa bệnh. "Nghiên cứu ứng dụng điều trị ngoại khoa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng".

Một phần của tài liệu Kết quả hoạt động khoa học và công nghệ ở địa phương (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)