IV. Hiện trạng và xu thế phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 4.1 Hiện trạng công nghiệp Việt Nam những năm đầu thế kỷ
4.2. Định hướng phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm
Ngành công nghiệp Việt Nam đang tập trung phát triển theo 3 nhóm ngành với những cơ chế, chính sách khác nhau. Đó là: nhóm ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, nhóm ngành công nghiệp nền tảng, và nhóm ngành công nghiệp tiềm năng.
- Nhóm ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh như chế biến nông - lâm - thuỷ hải sản và thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng như may mặc, giày dép, đồ gỗ, công nghiệp nặng như cơ khí đóng tàu, máy động lực và máy nông nghiệp, chế tạo thiết bị, lắp ráp cơ điện tử, xe máy, ngành tiểu thủ công nghiệp...;
- Nhóm ngành công nghiệp nền tảng (hay còn gọi là trọng yếu) bao gồm các ngành công nghiệp cơ bản sản xuất tư liệu sản xuất như các ngành hạ tầng và năng lượng; một số ngành cơ khí, hoá chất cơ bản; hoá dầu, hoá dược, phân bón...để đảm bảo đáp ứng nhu cầu an ninh, an sinh, bảo đảm tự chủ trong điều kiện có biến động lớn trên thị trường thế giới và đồng thời làm nền tảng cho các ngành công nghiệp khác phát triển;
- Nhóm ngành công nghiệp có tiềm năng bao gồm các ngành công nghiệp sử dụng hàm lượng tri thức và công nghệ cao như điện tử - viễn thông - tin học, cơ khí chế tạo, hoá chất... là nhóm các ngành công nghiệp tuy hiện nay giá trị sản xuất còn khiêm tốn nhưng có lợi thế cạnh tranh so sánh động mà ngành công nghiệp cần phải thực hiện chuyển dịch mạnh mẽ trong thời gian tới.
Mỗi nhóm ngành cần có các cơ chế chính sách khác nhau của Chính phủ cũng như các doanh nghiệp để đảm bảo sự phát triển hài hoà, có chọn lọc và hiệu quả chung của nền kinh tế. Phát triển kinh tế công nghiệp Nhà nước làm nền tảng, lấy kinh tế công nghiệp tư nhân và đầu tư nước ngoài làm động lực phát triển toàn ngành. Coi đầu tư nước ngoài là chìa khóa để công nghiệp Việt Nam cất cánh và hội nhập.
Công nghiệp Việt Nam sẽ phát triển theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển nhanh và bền vững. Tất cả đều nhằm tới đích cuối cùng là thoả mãn ở mức cao nhất những nhu cầu cơ bản của nền kinh tế đưa ngành công nghiệp Việt Nam trở thành ngành có sức cạnh tranh, là động lực cho phát triển kinh tế, góp phần đưa Việt Nam sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển và đến năm 2020 công nghiệp Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của hệ thống công nghiệp khu vực và thế giới, là một trong 4 nước có nền công nghiệp mạnh trong khu vực ASEAN, một số sản phẩm công nghiệp Việt Nam sẽ chiếm lĩnh được thị trường thế giới với những thương hiệu không thể quên như Casumina, Cadivi, Vinamilk...
Có thể hình dung định hướng phát triển công nghiệp Việt Nam như sau: Tập trung phát triển mạnh các ngành công nghiệp đang có lợi thế cạnh tranh, có thị trường và giải quyết nhiều lao động như chế biến nông - lâm - thuỷ sản, thực phẩm, gia công cơ khí, lắp ráp điện tử, vật liệu xây dựng, kết hợp phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng như năng lượng, hoá chất, luyện kim... để tăng khả năng tự chủ của nền kinh tế; tiếp tục đổi mới, sắp xếp và phát triển doanh nghiệp Nhà nước theo hướng hình thành một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty mạnh, đa sở hữu làm nòng cốt trong một số lĩnh vực công nghiệp then chốt.
Đồng thời, tập trung phát triển năng lực nghiên cứu thiết kế sản phẩm công nghiệp và chuyển dịch mạnh sang các ngành công nghiệp chế tác có tiềm năng, có hàm lượng công nghệ cao để tạo bước nhảy vọt về chất lượng phát triển, nâng cao năng suất lao động. Chuyển dịch và phát triển công nghiệp ở nông thôn, gắn kết phát triển công nghiệp với quá trình đô thị hoá và phát triển bền vững. Tập trung thu hút đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia, sẵn sàng tham gia liên kết kinh tế dưới nhiều hình thức để đến năm 2020 công nghiệp Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của hệ thống công nghiệp khu vực và thế giới.