Yếu tố quan trọng đối với quản lý doanh nghiệp trong tương la

Một phần của tài liệu Dự báo về nền kinh tế toàn cầu và các ngành công nghiệp đến năm 2020 (Trang 46)

III. Xu thế phát triển một số doanh nghiệp

3.5. Yếu tố quan trọng đối với quản lý doanh nghiệp trong tương la

Những yếu tố kể trên không làm giảm tầm quan trọng của việc quản lý. Qua các kết quả thăm dò, chất lượng quản lý như một trong số các yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công hay thất bại – 71% những người được hỏi coi đó là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp nâng cao tỷ lệ tăng trưởng, là nhân tố đứng đầu trong số các nhân tố khác. Những quyết định quản lý kém cỏi bị coi là một dấu hiệu rủi ro lớn nhất đối với các công ty trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

Tuy vậy, yếu tố dẫn tới quản lý thành công sẽ thay đổi. Peter Ducker, Nhà tư tưởng về quản lý nổi tiếng mất tháng 11 năm 2005 đã viết: “Đóng góp quan trọng nhất trong quản lý ở thế kỷ 20 là sự tăng năng suất gấp 50 lần đối với lao động thủ công trong ngành chế tạo. Đóng góp quan trọng nhất mà quản lý cần thực hiện ở thế kỷ 21 là một mức tăng năng suất tương tự của lao động tri thức”. Ông cho rằng năng suất hiện là vấn đề mấu chốt của sức cạnh tranh và thành quả kinh tế.

Tuy nhiên việc nâng cao năng suất của lao động tri thức tỏ ra khó khăn hơn nhiều so với mong muốn. Trong khi sản lượng của một lao động thủ công có thể đo bằng đơn vị sản phẩm trong một giờ, đếm “số ý tưởng trong một phút” hoặc “số thư điện tử trong một ngày” đối với một lao động tri thức chỉ cho biết rất ít về năng suất thực tế. Do vậy, vẫn chưa rõ cách tiếp cận nào tốt hơn trong việc nâng cao hiệu quả của lao động tri thức. Cũng khó có thể thiết lập các cơ cấu bồi dưỡng nhằm mang lại những khuyến khích đúng đắn đối với lao động hiệu suất cao.

Một số công ty đã tiến hành từng bước đo lường và quản lý cái gọi là tư duy bằng “trí não đúng đắn” (Right Brain). Procter&Gamble nhấn mạnh tính sáng tạo thông qua việc sử dụng tư vấn bên ngoài nhằm giúp công ty tập trung vào tìm hiểu xem các khách hàng của mình cảm thấy thế nào trong quá trình sử dụng sản phẩm, hơn là tập trung vào việc cải thiện một số đặc tính của bản thân sản phẩm đó. General Electric đang tiến hành một quy trình có tên là CENCOR (định cỡ, khảo sát, sáng tạo, tổ chức và thực hiện).

Hầu hết những người quan sát trong các ngành nghi ngờ rằng những ví dụ này chỉ là những ví dụ sớm của một xu hướng lâu dài và nổi bật hướng tới quản lý một cách sáng tạo. Mark Miranda ở Công ty Georgia Pacific nói: “Bạn cần có một quy trình đánh giá những suy nghĩ sáng tạo được lưu chuyển trong công ty một cách tự do. Một bệnh viện tâm thần cũng có vô số những ý tưởng sáng tạo, tuy nhiên bạn phải có một quy trình đánh giá và có những nguyên tắc quản lý để thiết lập được một chế độ tập hợp được những ý tưởng của nhân tài ”.

Trong cuốn sách mới phát hành “Suy ngẫm về cuộc sống”, Thomas Davenport, một nhà tư tưởng về quản lý, nhận xét: “Làm thế nào để nâng cao năng suất lao động trí óc là một trong những vấn đề kinh tế quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay”. Những công ty nào hiện nay đã bắt đầu đương đầu với thách thức đó sẽ có vị thế tốt hơn để nắm bắt những cơ hội trong tương lai.

Một phần của tài liệu Dự báo về nền kinh tế toàn cầu và các ngành công nghiệp đến năm 2020 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)