Ngành viễn thông

Một phần của tài liệu Dự báo về nền kinh tế toàn cầu và các ngành công nghiệp đến năm 2020 (Trang 34 - 36)

Thị trường toàn cầu: Các dịch vụ viễn thông đang phát đạt. Các công ty châu á đang đi dầu về đầu tư trong lĩnh vực băng thông rộng di động, lĩnh vực có thể mang tới cho họ hướng phát triển các phần mềm và dịch vụ mới mà họ có thể bán cho các nhà cung cấp dịch vụ trong các vùng lãnh thổ khác.

Các sản phẩm và dịch vụ: giá các sản phẩm và dịch vụ viễn thông đã và sẽ ngày càng giảm do ngày càng có nhiều các liên lạc được thực hiện trong các mạng dựa vào giao thức Internet (IP). Các dịch vụ nội dung và đổi mới phần mềm là chìa khoá cho tăng trưởng.

Toàn cảnh của ngành: Mối liên hệ tương hỗ giữa các nhà cung cấp nội dung và các nhà cung cấp viễn thông sẽ được tăng cường. Những mối đe doạ cạnh tranh đối với ngành viễn thông sẽ đến từ bên ngoài ngành công nghiệp viễn thông truyền thống, đặc biệt là các ứng dụng dịch vụ khách hàng.

Thay đổi các mối quan hệ: Mối quan hệ ở đây là giữa các kỹ năng cần thiết với các dịch vụ mới cung cấp. Hàng loạt các kỹ năng trong các công ty viễn thông sẽ cần phải được thay đổi. Do sự quan tâm của các lãnh đạo công ty hướng vào các dịch vụ nội dung, nên nhiều yếu tố sẽ được đặt lên hàng đầu, bao gồm tính sáng tạo, hiểu rõ những gì tạo nên sự khác biệt trong các đối tượng khách hàng, các kỹ năng marketing và khả năng thực hiện cũng như quản lý các thoả thuận thương mại.

Nếu như các nhà cung cấp các dịch vụ viễn thông ngày nay vẫn muốn đứng vững với các dịch vụ của mình vào năm 2020, và nếu họ muốn tồn tại, thì họ sẽ phải thay đổi căn bản các dịch vụ mà họ bán, cách mà họ cung cấp dịch vụ và cách làm việc của nhân viên. Họ sẽ phải tập trung cung cấp các dịch vụ cố định và di động dựa trên đường truyền Internet có tính thu hút mạnh khách hàng và dễ sử dụng, mà giá cả giảm. Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được EIU điều tra cho rằng việc không tận dụng được tiềm năng của các công nghệ mới sẽ là mối đe doạ lớn nhất mà họ phải đối mặt trong 15 năm tới. Các nhà cung cấp các dịch vụ cố định đang và sẽ phải chịu áp lực rất lớn khi mà giá dịch vụ truyền âm thanh dựa trên nền giao thức Internet (VoIP) đã kéo theo sự giảm giá mạnh của các dịch vụ cố định. Xu hướng đang diễn ra nhanh chóng từ cố định sang di động cũng là mối đe doạ các dịch vụ cố định, khiến các nhà cung cấp dịch vụ này phải thay đổi chiến lược kinh doanh, thay đổi nhân sự. Tuy nhiên, các nhà cung cấp dịch vụ di động cũng đối mặt với quá trình chuyển tiếp mạnh trong

vòng 15 năm tới. Mặc dù tiềm năng tăng trưởng vẫn rất lớn tại các thị trường mới nổi, nhưng tại các thị trường đã trưởng thành sự bão hoà ngày càng rõ nét.

Cho tới nay, việc các công ty viễn thông cố định nhưng cũng sở hữu một mạng di động vẫn là yếu tố làm chậm lại sự sụt giá của các dịch vụ cố định, các dịch vụ truyền âm thanh. Hãng Vodafone hiện thu được 80% thu nhập từ các dịch vụ cố định, còn đối với Hãng BT thì con số này chỉ là 20%. Nhưng các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hy vọng VoIP hay một công nghệ nào khác có khả năng rẻ hơn hoặc miễn phí sẽ phổ biến từ nay tới năm 2020.

Nếu như cơ sở hạ tầng viễn thông phát triển chậm hơn các dịch vụ hàng hoá và không có sự biến động trong cạnh tranh, thì vấn đề bức thiết đối với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông là họ sẽ thu lợi nhuận từ đâu trong 15 năm tới. Một điều chắc chắn là cho dù thị trường viễn thông có chín muồi trên toàn thế giới trong vòng 15 năm tới thì tương lai của ngành viễn thông không chỉ trông mong vào các dịch vụ liên lạc và truy cập đơn giản. Các nhà cung cấp dịch vụ cần phải sáng tạo các dịch vụ mới dựa trên Internet như trò chơi điện tử trực tuyến, tải nhạc và truyền hình di động… Các chuyên gia nhận định rằng lợi nhuận trong ngành viễn thông sẽ đến chủ yếu từ các dịch vụ cung cấp nội dung, chứ không phải từ cung cấp cơ sở hạ tầng.

Các công ty châu á đang dẫn đầu về đầu tư vào băng thông rộng di động, bởi nó có thể đem lại cho họ một hướng đi mới trong phát triển các dịch vụ và phần mềm mới mà sau đó họ có thể bán cho các nhà cung cấp dịch vụ ở các lục địa khác. Tại Hàn Quốc, các công ty viễn thông đang xây dựng WiBro (một mạng di động IP) giúp cho tốc độ tải nhanh hơn tại các vùng ngoại ô. NTT DoCoMo của Nhật Bản là một trong các công ty đang phát triển dịch vụ 4G, bao trùm các mạng di động như WiBro hoặc 3G, trong mạng di động IP rộng lớn hơn. Tại các thị trường viễn thông đã phát triển ở châu á, 4G sẽ được triển khai trong vòng 15 năm tới, còn tại châu Âu và Mỹ có thể sẽ chậm hơn.

Trong tương lai, tính sáng tạo sẽ được phát huy mạnh trong lĩnh vực phần mềm. Kết quả là mối đe doạ lớn nhất đối với sự tồn tại và thu nhập của các công ty viễn thông có thể sẽ đến từ các công ty không có mạng viễn thông nào cả, như Google, Microsoft và eBay, qua các dịch vụ như VoIP, hội thảo từ xa hoặc một dịch vụ mới có thể sẽ xuất hiện. Các công ty viễn thông nhận thức rõ rằng khách hàng sẽ chỉ có thể sử dụng các mạng của họ khi nó rẻ hơn các nhà cung cấp dịch vụ khác. Không nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nào có thể đảm bảo chắc chắn rằng họ sẽ đứng vững trong 15 năm tới, các công ty lớn có thể không phải là các công ty dựa vào mạng viễn thông mà các công ty này có thể là các công ty dựa trên Internet. Bởi một ví dụ đơn giản là đến năm 2020, sự tiến bộ của công nghệ chip, công nghệ tích hợp dựa trên Internet sẽ làm thay đổi các dịch vụ khách hàng. Hãng viễn thông France Telecom tin rằng lợi nhuận cho các nhà cung cấp dịch vụ đến từ dịch vụ truyền dữ liệu sẽ ngày càng giảm, ngược lại các dịch vụ tư vấn, tích hợp công nghệ như nhận dạng tần số radio (RFID) và công nghệ an ninh sẽ tăng.

Khi cung cấp các ứng dụng mới, nội dung mới hay các giải pháp kinh doanh mới, các công ty viễn thông sẽ phải tập trung nâng cao năng lực phục vụ khách hàng và phát triển các kỹ năng, quy trình cần thiết để cung cấp các dịch vụ chất lượng cao. Sự cần thiết phải cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tích hợp hệ thống sẽ khích lệ sự hợp tác giữa các công ty phần mềm, các công ty chế tạo thiết bị điện tử, các hãng phim, các hãng thông tấn… Trong bối cảnh đó, các công ty viễn thông hy vọng sẽ tìm thêm được các đối tác mới trong 15 năm tới. Các đối tác này chủ yếu là tại các thị trường đang phát triển, lớn nhất là Trung Quốc và ấn Độ.

Mô hình cung cấp nội dung và các dịch vụ khác sẽ đòi hỏi sự tương hỗ chặt chẽ hơn nữa không chỉ giữa các công ty viễn thông với các nhà cung cấp và các đối tác của họ, mà còn với khách hàng.

Cuối cùng, việc cung cấp hàng loạt các dịch vụ nội dung dòi hỏi tính sáng tạo và hiểu rõ điều gì tạo nên sự khác biệt trong các đối tượng khách hàng. Các kỹ năng mà các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đòi hỏi cũng sẽ thay đổi, quan trọng nhất là các kỹ năng marketing, thực hiện và quản lý các thoả thuận thương mại, duy trì quan hệ với các nhà cung cấp, đối tác và khách hàng.

Một phần của tài liệu Dự báo về nền kinh tế toàn cầu và các ngành công nghiệp đến năm 2020 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)