2.4.1. Quan điểm, phương pháp luận nghiên cứu
Quản lý rừng bền vững là nhằm thỏa mãn 3 nguyên tắc lớn về kinh tế, xã hội và môi trường do đó trong quá trình đánh giá, xây dựng các giải pháp cần phải tuân thủ có sự kết hợp của cả 3 yếu tố này. Nghĩa là phải đặt chúng trong mối quan hệ biện chứng với nhau và có tác động ảnh hưởng qua lại với nhau, chứ không được xem xét đánh giá theo một chiều hướng nhất định.
Mặt khác trong quá trình đánh giá không chỉ chú ý đến các hoạt động hiện tại, mà cần phải xem xét đánh giá cả các hoạt động trong quá khứ cũng như khả năng trong tương lai. Từ đó sẽ nhìn thấy được bức tranh tổng thể của vấn đề nghiên cứu làm cơ sở cho việc đề xuất xây dựng các giải pháp hợp lý và hiệu quả.
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.4.2.1. Phương pháp phân tích SWOT về kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu và mối quan hệ với QLR của Công ty TNHH MTV LN Di Linh
- Thu thập số liệu thứ cấp: Các thông tin về dân sinh kinh tế xã hội ở 29 thôn của 4 xã có liên quan đến lâm phần của Công ty TNHH MTV LN Di Linh. - Phân tích những yếu tố kinh tế xã hội liên quan đến mối quan hệ giữa Công ty với cộng đồng và các bên liên quan trong việc chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi từ rừng:
+ Tham gia của các bên liên quan là sự tham gia của các bên như chính quyền các cấp, cộng đồng địa phương và các bên liên quan trong việc ra quyết định quản lý rừng.
+ Kinh tế hộ, cộng đồng, thu nhập của cộng đồng từ các hoạt động bảo vệ và khai thác rừng của Công ty.
+ Nhu cầu công ăn việc làm liên quan sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ và cơ hội tạo việc làm cho cộng đồng tham gia vào các hoạt động khai thác và lâm sinh của Công ty, chủ rừng.
+ Chia sẻ lợi ích là việc thỏa thuận giữa cộng đồng và Công ty liên quan sản phẩm từ rừng. Phối hợp giữa Công ty và cộng đồng trong việc phòng chống cháy rừng và bảo vệ rừng.
+ Văn hóa xã hội làm thay đổi môi trường sống, phong tục văn hóa truyền thống của người dân địa phương, cũng như các vấn đề tệ nạn do công nhân khai thác ở các nơi khác đem đến như rượu chề....
+ Tham gia hoạt động ngăn chặn khai thác lâm sản và săn bắn động vật trái phép: Công ty, chủ rừng phối kết hợp với cộng đồng và các bên liên quan trong việc tuần tra, phát hiện và ngăn chặn các vụ việc khai thác lâm sản trái phép cũng như săn bắn những loài động vật quý hiếm.
+ Tập huấn đào tạo hướng dẫn cộng đồng nắm bắt những kỹ thuật tiên tiến, nâng cao hiểu biết về quản lý rừng bền vững…
- Phương pháp SWOT
+ Khái niệm: Phân tích SWOT là một công cụ rất hiệu quả để xác định các ưu điểm, khuyết điểm về dân sinh kinh tế xã hội của một đơn vị hành chính cấp xã thuộc khu vực nghiên cứu, các cơ hội để phát triển và cả thách thức, nguy cơ mà khu vực nghiên cứu đó sẽ phải đương đầu. Thực hiện phân tích SWOT giúp chúng ta tập trung các hoạt động vào những lĩnh vực mà khu vực nghiên cứu đang có lợi thế và nắm bắt được các cơ hội có được.
Để tiến hành một phân tích SWOT, chúng ta nên liệt kê một loạt câu hỏi và trả lời từng câu một trong mỗi phần Ưu điểm (S), Khuyết điểm (W), Cơ hội (O) và Nguy cơ (T).
Kết quả của phân tích SWOT là cơ sở để xây dựng chiến quản lý bảo vệ rừng theo các yêu cầu của FSC.
2.4.2.2. Đánh giá quản lý rừng
a)Đánh giá cấu trúc rừng trồng Thông 3 lá
- Lập các ô tiêu chuẩn điều tra trữ lượng rừng trồng Thông 3 lá theo các tiêu chí: đảm bảo tính đại diện về các cấp tuổi của rừng, đủ dung lượng mẫu diện tích các cấp tuổi, các vị trí lập ô tiêu chuẩn (đỉnh đồi, chân đồi, sườn đồi).
- Áp dụng phương pháp định lượng trong nghiên cứu sinh thái rừng: + Nghiên cứu phân bố N-D và N-H sử dụng phân bố lý thuyết Weibull. Đây là phân bố của đại lượng liên tục với miền giá trị (0, +∞). Phân bố Weibull đã được dùng phổ biến trong nghiên cứu phân bố N-D, N-H, nhất là ở các khu vực rừng trồng.
+Hàm mật độ của phân bố Weibullcódạng: và hàm
phân bố có dạng:
Từ đó đánh giá quy luật phát triển của rừng và có phương án tác động rừng hợp lý.
b) Năng suất rừng trồng và điều chỉnh sản lượng rừng trồng Thông 3 lá
Áp dụng phương pháp điều chỉnh lượng khai thác rừng theo tuổi rừng trên cơ sở so sánh giữa diện tích, trữ lượng rừng trồng thực tế với diện tích, trữ lượng rừng trồng chuẩn.
3.3.2.2.2 Đánh giá QLRBV theo bộ tiêu chuẩn FSC (FM).
- Phạm vi đánh giá: đánh giá toàn diện công tác quản lý rừng (kể cả hoạt động sản xuất kinh doanh) thông qua các nguyên tắc, tiêu chí và chỉ số.
- Tiêu chuẩn sử dụng để đánh giá: Bộ Tiêu chuẩn tạm thời QLRBV- FSC của GFA phiên bản 1.0 (ngày 20/5/2010) gồm 10 nguyên tắc, 56 tiêu chí, 203 chỉ số.
-Phương pháp đánh giá quản lý rừng qua ba kênh thông tin: đánh giá trong phòng, đánh giá ngoài hiện trường, tham vấn.
- Thu thập các thông tin về các yếu tố tác động đến quản lý rừng.
- Các bước cụ thể để đánh giá QLR:
Bước 1: Lập kế hoạch nội bộ ban đầu: Tổ chức cuộc họp nội bộ nhằm mục đích nắm bắt khái quát quá trình đánh giá; lên thời gian biểu và phân công nhiệm vụ các nhóm đánh giá; lập danh sách tổ chức cá nhân cần tham vấn; câu hỏi phỏng vấn; lịch phỏng vấn, đồng thời tiến hành lập danh sách hiện trường
Bước 2: Đánh giá trong phòng: gồm các bên liên quan đến công tác quản lý rừng, so sánh đối chiếu các văn bản, tài liệu với yêu cầu của bộ Tiêu chuẩn FSC của GFA. Những văn bản nào phù hợp hoặc chưa phù hợp với tiêu chuẩn tiêu chí nào đã được thực hiện tốt hoặc chưa tốt và ở mức độ nào.
Bước 3: Tham vấn các bên liên quan: các vấn đề quản lý, sử dụng, bảo vệ rừng theo các tiêu chuẩn QLRBV của FSC, chuỗi hành trình sản phẩm để tham vấn các đối tượng sau: Nhóm môi trường, Cơ quan Nhà nước, Cộng đồng: dân cư sống quanh Công ty.
Bước 4: Khảo sát hiện trường:
- Kiểm tra, đánh giá những việc thực hiện ngoài hiện trường có đúng như trong kế hoạch, quy trình hướng dẫn và báo cáo đã cung cấp hay không.
- Phỏng vấn công nhân, người nhận khoán, UBND xã, trưởng thôn, người dân địa phương ...
Bước 5: Cho điểm các nguyên tắc
Đánh giá kết quả sơ bộ cho mỗi nguyên tắc (chấm điểm, cung cấp bằng chứng). Điểm được tổng hợp theo qui trình như sau: Điểm bằng chứng chỉ số tiêu chí nguyên tắc.
Bảng 2.1 : Hệ thống chấm điểm Mức độ thực
hiện Điểm Ghi chú
Hoàn chỉnh 8,6 – 10 Việc thực thi rõ ràng, đẩy đủ, nổi bật
Khá 7,1 – 8,6 Việc thực thi có triển vọng
Trung bình 5,6 – 7,0 Việc thực thi đúng
Kém 4,1 – 5,5 Thực thi yếu, cần cải thiện
Rất kém < 4,1 Thực thi yếu kém, không có triển vọng,
không có thông tin Kết quả đánh giá được thể hiện ở mẫu phiếu 1
Bước 6: Xác định các lỗi chưa phù hợp: Sau khi đã thực hiện đánh giá trong phòng và đánh giá ngoài hiện trường, Những lỗi chưa phù hợp được chia làm 2 loại là lỗi lớn và lỗi nhỏ. Kết quả được thể hiện ở mẫu phiếu 2
Bước 7: Lập kế hoạch khắc phục lỗi chưa phù hợp: Sau khi nhận được báo cáo chính thức của Tổ đánh giá, Công ty tiến hành họp cán bộ chủ chốt của đơn vị để phổ biến những phát hiện và khuyến nghị của tổ đánh giá, đồng thời xây dựng kế hoạch khắc phục những lỗi ghi trong báo cáo. Kết quả được thể hiện ở mẫu phiếu 3.
Bước 8: Viết báo cáo đánh giá
3.3.2.3. Đánh giá đa dạng sinh học 3.3.2.3.1. Đánh giá khu hệ động vật a) Phương pháp đánh giá
- Tham khảo tài liệu và phân tích các mẫu vật;
- Phỏng vấn các hộ dân, cộng đồng: theo mẫu biểu, kết quả phỏng vấn được ghi vào biểu 01 (Mẫu phiếu phỏng vấn điều tra động vật rừng).
- Điều tra thực địa: Điều tra theo tuyến, khảo sát theo suối, điều tra dấu vết động vật theo tuyến, phương pháp soi đèn ban đêm, điều tra theo tiếng kêu, sưu tầm mẫu vật.
- Ghi chép số liệu thực địa số lượng động vật điều tra theo mẫu biểu 02. b) Xử lí số liệu: Định loại các loài theo khoá định loại và các bảng mô tả, xác định các loài nguy cấp, quý hiếm: Các loài nguy cấp, quý hiếm là các loài có tên trong SĐVN, NĐ 32, Danh lục Đỏ IUCN, 2013; Các loài thuộc phụ lục của công ước CITES và những loài đặc hữu Việt Nam (hoặc vùng).
- Xác định các loài có trong tiêu chí xác định vùng rừng có giá trị bảo tồn cao (HCVF).
3.3.2.3.2. Đánh giá khu hệ thực vật rừng.
- Điều tra nhận mặt cây theo tuyến điển hình trong toàn khu vực 3 xã. - Điều tra nhận mặt cây trong các ô tiêu chuẩn điển hình để xác định tên cây và phân loại thực vật rừng.
3.3.2.4. Đánh giá Rừng có giá trị bảo tồn cao “HCVF”
- HCVF 1: Rừng chứa đựng các giá trị đa dạng sinh học có ý nghĩa quốc gia, khu vực hoặc toàn cầu (ví dụ: các loài đặc hữu, bị đe dọa, loài di trú). Sử dụng bảng hỏi HCVF1.
- HCVF 2: Rừng cấp cảnh quan lớn có ý nghĩa quốc gia, khu vực hoặc toàn cầu, nằm trong, hoặc bao gồm đơn vị quản lý rừng, nơi mà nhiều quần xã của hầu hết nếu không phải là tất cả các loài xuất hiện tự nhiên tồn tại trong những mẫu chuẩn tự nhiên. Sử dụng bảng hỏi HCVF2.
- HCVF 3: Rừng thuộc về hoặc bao gồm những hệ sinh thái hiếm, đang bị đe dọa hoặc nguy cấp. Sử dụng bảng hỏi HCVF3.
- HCVF 4: Rừng cung cấp những dịch vụ tự nhiên cơ bản trong những tình huống quan trọng (ví dụ: phòng hộ đầu nguồn, kiểm soát xói mòn). Sử dụng bảng hỏi HCVF4.
- HCVF 5: Rừng đóng vai trò nền tảng trong việc đáp ứng nhu cầu cơ bản của cộng đồng địa phương (ví dụ sinh kế, sức khỏe). Sử dụng bảng hỏi HCVF5.
- HCVF 6: Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương (khu vực có ý nghĩa văn hóa, sinh thái, kinh tế hoặc tôn giáo được nhận biết qua hợp tác với các cộng đồng địa phương đó). Sử dụng bảng hỏi HCVF6.
3.3.2.5. Giám sát thực hiện Kế hoạch quản lý rừng
Giám sát rất quan trọng để đảm bảo việc thực hiện kế hoạch đạt được mục tiêu trong khuôn khổ thời gian đã định.
+ Xác định được những điều thay đổi: giám sát sẽ biết được liệu có thay đổi nào trong QLR hay không.
+ Hiểu được các tác động: giám sát giúp phát hiện được những điều ảnh hưởng điến công tác quản lý rừng ở những khu vực quan trọng trong rừng, ở những dịch vụ mà rừng cung cấp cho đời sống của người dân và cộng đồng.
+ Có thể kết hợp thông tin này vào kế hoạch quản lý rừng, nó sẽ giúp đưa ra quyết định đúng đắn hơn cho các hoạt động lâm sinh.
- Nội dung giám sát chủ yếu: Giám sát vườn ươm; Giám sát trồng rừng; Giám sát khai thác; Giám sát chuỗi HTSP FM/CoC; Giám sát năng suất rừng; Giám sát chất lượng nguồn nước; Giám sát đa dạng sinh học; Giám sát tác động môi trường; Giám sát tác động xã hội; Chi phí, năng suất và hiệu quả của hoạt động quản lý rừng.
- Phương pháp giam sát: Áp dụng như phương pháp đánh giá QLR. Giám sát căn cứ vào yêu cầu của nguyên tắc 9 trong bộ Tiêu chuẩn của FSC.
- Tần suất hoặc chu kỳ giám sát: Quá trình giám sát phải đảm bảo tính thường xuyên và liên tục theo một chu kỳ hay tần suất phù hợp, thông thường phải thực hiện các hoạt động giám sát hàng năm.
CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý:
+ Ranh giới hành chính: Tứ cận ranh giới hành chính:
- Bắc giáp: Thị Trấn Di Linh - huyện Di Linh - tỉnh Lâm Đồng; - Nam giáp: Huyện Hàm Thuận Bắc - tỉnh Bình Thuận;
- Đông giáp: Xã Bảo Thuận - huyện Di Linh - tỉnh Lâm Đồng; - Tây giáp: Xã Hòa Bắc - huyện Di Linh - tỉnh Lâm Đồng.
Hình 3.1. Bản đồ hiện trạng rừng của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Di Linh, Huyện Di Linh, Tỉnh Lâm Đồng
3.1.2 Địa hình, địa thế
- Độ cao bình quân lâm phần so với mặt biển là 900 - 1100 mét.
- Địa hình: Khu vực rừng và đất rừng của Công ty nằm trên cao nguyên Di Linh, chia thành 02 vùng địa hình rõ rệt.
+ Vùng núi cao: Từ phía Đông vòng xuống phía Nam do kiến tạo của dãy Pantar hình thành, địa hình chia cắt thành nhiều khe, vực sâu.
+ Vùng núi thấp: Nằm ở phía Bắc, Tây Bắc và phía Nam, Tây Nam. Khu vực này tương đối bằng phẳng. Vùng này thích hợp cho sản xuất nông – lâm nghiệp.
3.1.3 Khí hậu thủy văn
- Khí hậu khu vực mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm từ 23 oC. Độ ẩm không khí bình quân 87%.
- Khu vực Công ty chịu ảnh hưởng của 2 loại gió mùa chính: Gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau và gió Tây Nam (gió Lào) thường xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 8.
- Sông suối: Trong khu vực Công ty TNHH một thảnh viên Lâm Nghiệp Di Linh có các hệ thống suối lớn như: Da Klong Jum, Da Tou Glé, Da Trou Kaé, Sông Nhum, Da Kron, Da BRsass… có nước quanh năm.
3.1.4 Đất đai, thổ nhưỡng
Nhóm đất Bazan nâu đỏ phát triển trên đá mẹ Bazan, chiếm 80% diện tích. Thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng, độ dày tầng đất A-B >1 m. Đất có độ phì cao thích hợp cho sản xuất nông – lâm nghiệp. Phần lớn rừng trồng nằm ở nhóm đất này. Còn lại các nhóm đất khác 20%, có rừng tự nhiên.
3.2. Tình hình kinh tế - xã hội
3.2.1. Đặc điểm chung về kinh tế
- Đại bộ phận dân cư (90%) sống bằng sản xuất nông nghiệp, thu nhập từ nông nghiệp; thu nhập từ chăn nuôi; thu nhập từ các hoạt động lâm nghiệp:
nhận khoán QLBVR, trồng rừng, chăm sóc rừng trồng, khai thác tỉa thưa rừng trồng... Thu nhập trung bình đầu người xã Gung Ré (28.000.000 đồng/người/năm) và xã Sơn Điền (17.500.000 đồng/người/năm).
3.2.2. Đặc điểm xã hội
- Dân số – lao động: Rừng và đất lâm nghiệp của Công ty nằm trong địa phận của 4 xã, 29 thôn, với tổng số hộ là 5.289 hộ, dân số 22.604 người. Mật độ dân số của các xã thấp so với trung bình của huyện.
- Dân tộc, tôn giáo: Trong 4 xã có đất lâm nghiệp của Công ty, có 3 xã có người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Xã Gia Bắc: 612 hộ (người Nộp); xã Gung Ré: 624 hộ (người Kơ ho, Mường, Cao Lan, Hoa, Nùng); xã Sơn Điền: 611 hộ (người Nộp, Mường, Chăm, Nùng). Các cộng đồng dân cư theo một số tôn giáo chính như: Thiên chúa giáo, Tin lành, Phật giáo và Lương giáo.
3.2.3. Đánh giá chung về tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của Công ty xuất kinh doanh của Công ty
- Thuận lợi: Người dân gắn bó với rừng lâu năm. Thường xuyên tham gia chương trình bảo vệ rừng của Công ty như khoán bảo vệ rừng chi trả dịch vụ