Kết quả phân tích SWOT về kinh tế-xã hội khu vực nghiên cứu và mố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng quản lý bảo vệ rừng bền vững, tiến tới cấp chứng chỉ rừng tại công ty TNHH MTV lâm nghiệp di linh lâm đồng​ (Trang 42 - 45)

Điều tra SWOT và việc quan sát tổng thể, lâu dài các khía cạnh xã hội của vùng thực hiện phân tích, thu thập các yếu tố trong xã hội thường đã ổn định, được hình thành lâu dài trong lịch sử, từ đó xem xét tất các khía cạnh của đời sống xã hội, từ đó xác định rõ nét các yếu tố trực tiếp là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý bảo vệ rừng và các điều kiện cấp FSC của Công ty.

Đối với các xã giáp ranh với lâm phần Công ty quản lý, việc phân tích SWOT có vai trò quan trọng để có nhận thức rõ về tình trạng dân sinh, kinh tế, xã hội hiện tại và có những tác động, định hướng phù hợp và hiệu quả với xu thế quản lý rừng bền vững đang thực hiện tại Công ty. Từ đó có biện pháp phòng ngừa, tránh những rủi ro luôn tiềm ẩn không mong muốn có thể tác động tới quản lý rừng bền vững của Công ty.

Đối với phân tích SWOT thực trạng quản lý bảo vệ rừng của Công ty, giúp Công ty nhận ra thực trạng quản lý rừng của Công ty có những thuận lợi, khó khăn, để phát huy và tận dụng tối đa những cơ hội để thực hiện tốt nhất và lâu dài công tác quản lý bảo vệ rừng. Đồng thời là cơ sở để khác phục các khuyết điểm tồn tại trong quản lý rừng để khác phục tốt nhất. Tránh việc nhìn nhận không ra, duy ý chí, các biện pháp tác động không phù hợp trong quản lý bảo vệ rừng.

Bảng phân tích SWOT dân sinh, kinh tế, xã hội các xã gung ré, sơn điền, gia bắc, liên đầm và thực trạng quản lý rừng của Công ty Di Linh như sau:

4.1.1. Kết quả phân tích SWOT về kinh tế - xã hội khu vực các xã Gung Ré, Sơn Điền, Gia Bắc, Liên Đầm huyện Di Linh

Điểm mạnh Điểm yếu

- Phần lớn người dân có nhà sàn ván sinh hoạt, nhà xây cấp 4 từ 10% - 20%. - Đa số dùng củi làm chất đốt chính, còn lại khoảng 20% hộ dùng Gas hoặc điện. Phương tiện di chuyển chính là xe máy. Phần lớn có Tivi, điện thoại.

- 90% Nghề nông, sản xuất Cà Phê, Tiêu, Lúa nước, Bắp (Ngô), Bo Bo và thu từ các lâm sản ngoài gỗ (Rau Bép, Măng, Tre, Nứa, Nấm, Xong, Mây, Ông mật rừng. 10 % ngành nghề nhỏ lẻ (đan lát, thợ xây, thợ mộc).

- Lực lượng lao động chủ yếu là nam giới chiếm 60%.

- Nhiều hộ dân đã trang bị máy cày nhỏ và máy kéo lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp, tự trang bị hệ thống tưới tiêu và mùa khô.

- Chăn nuôi nhỏ lẻ, tự cung tự cấp. - Giao thông: Có đường QL20 và 28 đi qua các xã.

- Các xã đều có trạm y tế, trường tiểu, trường THCS, trường mầm non.

- Hệ thống loa truyền thanh được phủ khắp các xóm, mỗi xóm có từ 1 đến 2 chiếc. Hệ thống bưu điện và phương tiện liên lạc được đảm bảo.

- Vẫn còn nhiều nhà tạm không đủ điều kiện sinh hoạt cơ bản.

- Hệ thống nước sạch không đảm bảo. - Hệ thống đường xá bị xuống cấp, lún, nứt, còn là đường đất.

- Trạm y tế, trường học còn thiếu trang thiết bị, máy móc.

- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao. - Tỷ lệ người mắc bệnh cao

- Dịch bệnh như: Mọt đục cành, Rệp, Nấm phấn trắng, Rầy nâu, Đạo ôn cây lúa, Ốc bưu vàng… làm thiệt hại thiệt hại mùa màng ảnh hưởng an ninh lương thực.

- Thời gian nông nhàn lớn, thu nhập thấp, thiếu đói vào những tháng giáp hạt, phải vay mượn nặng lãi để sinh sống nên ít có cơ hội vươn lên thoát nghèo.

- Người dân thiếu việc làm ổn định do lao động chưa được đào tạo nghề và hướng nghiệp.

- Một số hộ dân vay vốn của ngân hàng không sử dụng đúng mục đích phát triển sinh kế mà chỉ để sử dụng trong sinh hoạt.

- Kinh tế hộ dễ bị tổn thương do tác động bên ngoài như: Sang nhượng trái

- Người dân có nhiều kiếm thức bản địa về rừng, sinh sống gần rừng.

- Nhiều hộ đã được giao khoán QLBV. - Có truyền thống khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ để phục vụ sinh kế gia đình.

- Hầu hết các hộ đều sẵn sàng nhận rừng và tham gia vào các chương trình kinh doanh tài nguyên có triển vọng. - Gần gủi với cán bộ Công ty Di Linh, được thường xuyên hướng dẫn sản xuất, vận động bảo vệ rừng.

phép đất canh tác, giá nông sản thấp, con em đi học không có việc làm.

- Trình độ (Kỹ thuật) canh tác thấp, dựa vào điều kiện tự nhiên.

- Thiếu nhiều thông tin về các loài cây trồng có hiệu quả kinh tế.

- Không có vốn sản xuất nông nghiệp. - Các lâm sản ngoài gỗ có thị trường thì trữ lượng trong rừng còn ít, ở xa hoặc khó lấy.

- Chưa khai thác, chăm sóc bền vững các LSNG có giá trị, mà mới chỉ vào rừng lấy các sản phẩm ra.

Cơ hội Thách thức

- Được nhà nước hổ trơ xây dựng nhà tình thương cho các hộ nghèo.

- Được nhà nước hỗ trợ các chính sách giảm nghèo bền vững.

- Có thể khôi phục, phát triển các nghề truyền thống Diệt Thổ Cẩm, đan lát… - Được tập huấn kỹ thuật chăm sóc Cà Phê, Lúa, hỗ trợ các giống mới, năng suất cao.

- Có cơ hội tiếp cận vốn ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng chính sách cho vay vốn hộ nghèo, cận nghèo (cho sinh viên, sản xuất kinh doanh).

- Người dân được tham gia vào chương trình quản lý bảo vệ rừng của Công ty Di Linh nhận Khoán bảo vệ rừng nguồn vốn ngân sách tỉnh và chi trả

- Đường giao thông liên xóm xuống cấp đi lại còn khó khăn, chưa có dự án đầu tư.

- Chưa có dự án đầu tư trang thiết bị, dụng cụ y tế bị cho trạm y tế và trường học.

- 50% số hộ vay ngân hàng nông nghiệp, thời gian vay 1-2 năm phải trả cả gốc và lãi suất cao, không có thời gian gia hạn, thời gian vay ngắn, không kịp sinh lời. - Cơ hội tiếp cận vốn của các hộ vẫn còn thấp do chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa trả hết nợ củ hoặc thủ tục vay còn nhiều giấy tờ phức tạp các hộ chưa đáp ứng được.

- Vận chuyển các sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch khó khăn.

dịch vụ môi trường rừng (thực hiện quanh năm).

- Điều kiện tưới tiêu sản xuất nông nghiệp tốt, đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp.

- Điều kiện tự nhiên trong khu vực phù hợp nhiều loại cây trồng.

- Còn nhiều loại LSNG có giá trị chưa đưa vào khai thác.

- Cây tái sinh của nhiều loại LSNG còn rất nhiều.

- Các cấp rất quan tâm đến chương trình phục hồi rừng.

- Sản phẩm nghề truyền thống chưa có thị trường ổn định, có khả năng mai một.

- Chưa ngăn cản được người bên ngoài vào khu giao đất giao rừng lấy LSNG. - Một số LSNG bị cấm khai thác và vận chuyển, vì sợ gây phá rừng, vì chưa có giấy phép khai thác.

- Thị trường tiêu thụ LSNG bấp bênh. - Tỷ lệ tăng dân số vẫn ở mức cao, số hộ hàng năm tách ra nhiều, nhu cầu gỗ xây dựng nhà cửa lớn.

- Người dân ở một vài nơi còn thiếu đất canh tác NN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng quản lý bảo vệ rừng bền vững, tiến tới cấp chứng chỉ rừng tại công ty TNHH MTV lâm nghiệp di linh lâm đồng​ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)