- Độ cao bình quân lâm phần so với mặt biển là 900 - 1100 mét.
- Địa hình: Khu vực rừng và đất rừng của Công ty nằm trên cao nguyên Di Linh, chia thành 02 vùng địa hình rõ rệt.
+ Vùng núi cao: Từ phía Đông vòng xuống phía Nam do kiến tạo của dãy Pantar hình thành, địa hình chia cắt thành nhiều khe, vực sâu.
+ Vùng núi thấp: Nằm ở phía Bắc, Tây Bắc và phía Nam, Tây Nam. Khu vực này tương đối bằng phẳng. Vùng này thích hợp cho sản xuất nông – lâm nghiệp.
3.1.3 Khí hậu thủy văn
- Khí hậu khu vực mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm từ 23 oC. Độ ẩm không khí bình quân 87%.
- Khu vực Công ty chịu ảnh hưởng của 2 loại gió mùa chính: Gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau và gió Tây Nam (gió Lào) thường xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 8.
- Sông suối: Trong khu vực Công ty TNHH một thảnh viên Lâm Nghiệp Di Linh có các hệ thống suối lớn như: Da Klong Jum, Da Tou Glé, Da Trou Kaé, Sông Nhum, Da Kron, Da BRsass… có nước quanh năm.
3.1.4 Đất đai, thổ nhưỡng
Nhóm đất Bazan nâu đỏ phát triển trên đá mẹ Bazan, chiếm 80% diện tích. Thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng, độ dày tầng đất A-B >1 m. Đất có độ phì cao thích hợp cho sản xuất nông – lâm nghiệp. Phần lớn rừng trồng nằm ở nhóm đất này. Còn lại các nhóm đất khác 20%, có rừng tự nhiên.
3.2. Tình hình kinh tế - xã hội
3.2.1. Đặc điểm chung về kinh tế
- Đại bộ phận dân cư (90%) sống bằng sản xuất nông nghiệp, thu nhập từ nông nghiệp; thu nhập từ chăn nuôi; thu nhập từ các hoạt động lâm nghiệp:
nhận khoán QLBVR, trồng rừng, chăm sóc rừng trồng, khai thác tỉa thưa rừng trồng... Thu nhập trung bình đầu người xã Gung Ré (28.000.000 đồng/người/năm) và xã Sơn Điền (17.500.000 đồng/người/năm).
3.2.2. Đặc điểm xã hội
- Dân số – lao động: Rừng và đất lâm nghiệp của Công ty nằm trong địa phận của 4 xã, 29 thôn, với tổng số hộ là 5.289 hộ, dân số 22.604 người. Mật độ dân số của các xã thấp so với trung bình của huyện.
- Dân tộc, tôn giáo: Trong 4 xã có đất lâm nghiệp của Công ty, có 3 xã có người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Xã Gia Bắc: 612 hộ (người Nộp); xã Gung Ré: 624 hộ (người Kơ ho, Mường, Cao Lan, Hoa, Nùng); xã Sơn Điền: 611 hộ (người Nộp, Mường, Chăm, Nùng). Các cộng đồng dân cư theo một số tôn giáo chính như: Thiên chúa giáo, Tin lành, Phật giáo và Lương giáo.
3.2.3. Đánh giá chung về tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của Công ty xuất kinh doanh của Công ty
- Thuận lợi: Người dân gắn bó với rừng lâu năm. Thường xuyên tham gia chương trình bảo vệ rừng của Công ty như khoán bảo vệ rừng chi trả dịch vụ môi trường rừng, khoán bảo vệ rừng theo dự án ngân sách tỉnh nguồn vuốn cây đứng. Thuận lợi cho việc cung ứng lao động cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Hạn chế và khó khăn: Đời sống nhân dân còn ở mức thấp, nhu cầu về củi, gỗ làm nhà, đất sản xuất, khu vực chăn thả gia súc của các hộ dân còn nhiều dẫn đến việc bảo vệ rừng và đất rừng của Công ty còn khó khăn.
3.3. Kết cấu hạ tầng
3.3.1. Giao thông
- Tuyến đường quốc lộ 28 từ thị trấn Di Linh đi Bình Thuận chạy dài xuyên suốt từ Bắc xuống Nam với tổng chiều dài đi qua diện tích Công ty quản lý là 50 km, đây là tuyến đường huyết mạch phục vụ cho việc sản xuất
kinh doanh phát triển rừng và quản lý bảo vệ rừng của đơn vị. Hiện trạng thực tế trên tuyến đường này đã được rải nhựa thuận lợi cho việc giao thông đi lại.
- Tuyến đường giao thông liên xã từ km 70 của quốc lộ 28 đi vào xã Sơn Điền có chiều dài khoảng 17 km và tuyến đường vào khu vực Sa Vỏ dài 9 km đã được trải nhựa thuận lợi cho việc giao thông đi lại, sản xuất kinh doanh, quản lý bảo vệ và phòng chống cháy rừng.
3.3.2. Các công trình hạ tầng cơ sở khác
- Tất cả các xã đều có trạm y tế, Các xã đã có bưu điện, sóng điện thoại di động, các xã đã trang bị hệ thống loa truyền thanh, 100% người dân có ti vi theo dõi chương trình truyền hình quốc gia. có 100% số xã có trường tiểu học và trung học cơ sở. Phần lớn người dân đã thoát mù chữ, có thể mua bán, trao đổi thông thường tại địa phương.
3.4. Đặc điểm tỉnh hình quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Di Linh TNHH MTV Lâm nghiệp Di Linh
3.4.1. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý
- Hội đồng Thành viên Công ty: 05 người gồm Kiểm soát viên: 01 người; Chủ tịch hội đồng thành viên 01 người, 01 Giám đốc, 01 phó Giám đốc, 01 Phụ trách kế toán.
- Các phòng chức năng: Văn phòng; Phòng Kinh tế; Phòng Kỹ thuật – Quản lý bảo vệ rừng.
- Các Xí nghiệp trực thuộc: 02 Xí nghiệp Lâm nghiệp (Gung Ré và Bắc Sơn), Xí nghiệp Chế biến lâm sản, Xí nghiệp sản xuất – Thương mại – Dịch vụ.
SƠ ĐỒ CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY
Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu bộmáy quản lý Công ty
Cơ chế hoạt động của Công ty như sau: Công ty hoạt động theo hệ thống cơ cấu tổ chức trực tuyến – chức năng. Các đơn vị trực thuộc gồm 04 Xí nghiệp và 03 phòng nghiệp vụ:
+ 02 Xí nghiệp Lâm nghiệp: XN Lâm Nghiệp Gung Ré quản lý địabàn xã Gung Ré và một phần xã Liên Đầm; XN Lâm Nghiệp Bắc Sơn quản lý địa bàn 02 xã Gia Bắc, Sơn Điền. Mỗi Xí nghiệp được bố trí 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc, 02 đội trưởng và 02 đội phó, một số nhân viên QLBVR, lái xe phục vụ công tác QLBVR và sản xuất. Nhiệm vụ của Xí nghiệp Lâm nghiệp là thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng và chỉ đạo sản xuất trong phạm vi Xí nghiệp.
+ Xí nghiệp Chế biến Lâm sản tại xã Gung Ré gồm 02 phân xưởng: Phân xưởng Sơ chế, Phân xưởng tinh chế. Nhiệm vụ chế biến gỗ phục vụ công nghiệp và dân dụng, phôi gỗ xẻ và ván ghép thanh.
+ Xí nghiệp Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ: Nhiệm vụ khai thác, vận chuyển lâm sản, sản xuất cây giống, vật tư nông, lâm nghiệp, kinh doanh xăng dầu, du lịch sinh thái…
Văn phòng
Công Ty Phòng Kinh tế Phòng Kỹ thuật –QLBVR
XN LN Gung Ré XN LN Bắc Sơn XN Sản xuất – TM - DV XN Chế biến Lâm sản
KIỂM SOÁT VIÊN HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
Các phòng ban chức năng tham mưu: Văn phòng Công ty; Phòng Kỹ thuật – QLBVR, Phòng Kinh tế.
3.4.2. Nguồn nhân lực
- Tổng số CBCNV đến ngày 31/09/2017: 132 người (38 nữ).
- Trình độ toàn Công ty hiện nay gồm: Thạc sỹ: 02; Đại học: 31 người; Cao đẳng, Trung cấp: 31 người; Sơ cấp: 01 người. Công nhân kỹ thuật, lao động phổ thông: (nhân viên QLBVR, thủ kho, lái xe, lái máy, công nhân gieo ươm, công nhân trồng rừng, công nhân chế biến gỗ) 67 người.
- Trong đó có 03 người đã có trình độ Cử nhân lý luận Chính trị, 02 người có trình độ Trung cấp lý luận Chính trị.
3.4.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu
Ngành nghề kinh doanh chính: Thực hiện nhiệm vụ công ích về công tác QLBV và phát triển vốn rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, trồng rừng theo đơn đặt hàng của nhà nước trên các diện tích rừng phòng hộ, rừng tự nhiên là rừng sản xuất không đưa vào khai thác.
3.4.4. Hiện trạng tài nguyên rừng của Công ty lâm nghiệp Di Linh
Tổng trữ lượng rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Di Linh 206.158.000 m3, trong đó: rừng tự nhiên: 1.726.920,9 m3; rừng trồng: 279.265 m3; tổng trữ lượng tre nứa: 49.089.58 nghìn cây.
Bảng 3.1: Trữ lượng rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Di Linh năm 2017
TT Loại đất loại rừng
Tổng trữ lượng Phân theo chức năng Phòng hộ Sản xuất Gỗ (m3) Tre nứa (cây) Gỗ (m3) Tre nứa (cây) Gỗ (m3) Tre nứa (cây) Tổng cộng 2.006.185,90 49.089 227.067,00 3,96 1.779.118,90 45.129 I Đất có rừng 2.006.185,90 49.089 227.067,00 3,96 1.779.118,90 45.129 1.1 Rừng tự nhiên 1.726.920,90 49.089 227.067,00 3,96 1.499.853,90 45.129
TT Loại đất loại rừng
Tổng trữ lượng Phân theo chức năng Phòng hộ Sản xuất Gỗ (m3) Tre nứa (cây) Gỗ (m3) Tre nứa (cây) Gỗ (m3) Tre nứa (cây) 1.1.1 Rừng gỗ lá rộng thường xanh 736.827,50 120.621,80 616.205,70 - Rừng giàu 44.647,10 36.766,70 7.880,40 - Rừng trung bình 480.468,90 60.432,80 420.036,10 - Rừng nghèo 164.575,10 23.422,30 141.152,80 - Rừng nghèo kiệt 1.072,80 1.072,80 - Rừng phục hồi 46.063,60 46.063,60 1.1.2 Rừng lá kim 143.776,70 6.844,70 136.932,00 - Rừng giàu 5.962,00 5.962,00 - Rừng trung bình 123.231,00 4.801,00 118.430,00 - Rừng nghèo 14.583,70 2.043,70 12.540,00 1.1.3 Rừng lá rộng + lá kim 116.993,60 1.153,40 115.840,20 - Rừng trung bình 81.595,50 81.595,50 - Rừng nghèo 28.859,30 1.153,40 27.705,90 - Rừng phục hồi 6.538,80 6.538,80 1.1.4 Rừng hỗn giao 690.289,30 34.206 98.447,10 3.885 591.842,20 30.321 - Rừng hỗn giao gỗ - lồ ô 479.142,70 17.299 90.916,20 3.282 388.226,50 14.017 - Rừng hỗn giao lồ ô - gỗ 211.146,60 16.907 7.530,90 603 203.615,70 16.304 1.1.5 Rừng tre nứa khác 14.882 74 14.808 - Lồ ô 13.045 74 12,97 - Tre nứa 1.837 1.837 1.1.6 Rừng rụng lá 39.033,80 39.033,80 - Phục hồi 39.033,80 39.033,80 1.2 Rừng trồng 279.265,00 279.265,00
TT Loại đất loại rừng
Tổng trữ lượng Phân theo chức năng Phòng hộ Sản xuất Gỗ (m3) Tre nứa (cây) Gỗ (m3) Tre nứa (cây) Gỗ (m3) Tre nứa (cây) - Rừng trồng gỗ 279.265,00 279.265,00
Từ bảng thống kê diện tích rừng năm 2017 của Công ty, cho thấy rừng sản xuất chiếm phần lớn diện tích của Công ty, trong đó đất có rừng (20,949.56 ha), có trữ lượng lớn (1,779,118.90 m3 Gỗ), từ đó cho thấy việc quản lý rừng bền vững là cần thiết cả trước mắt và lâu dài.
* Nhận xét chung: Qua phân tích điều tra ở trên cho thấy diện tích đất của Công ty nằm ở trên địa giới hành chính của 4 xã, nơi có 8 dân tộc sinh sống (trong đó 7 dân tộc thiểu số). Đời sống kinh tế vẫn còn khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo dao động từ khoảng 20-46%. Thu nhập chính từ hoạt động nông nghiệp (như chăn nuôi, trồng trọt) và lâm nghiệp (như trồng rừng hộ gia đình, thu hái lâm sản trong rừng tự nhiên (chủ yếu là lâm sản ngoài gỗ) và từ khoán bảo vệ rừng. Do vậy ngoài việc giao khoán quản lý bảo vệ rừng như hiện Công ty đang làm, cần thiết lập các khu vực rừng HCVF liên quan đến nhu cầu thiết yếu của cộng đồng cho các cộng đồng sống gần và phụ thuộc cao vào tài nguyên rừng, cũng như tăng cường hơn nữa công tác phối hợp quản lý tài nguyên rừng thông qua việc khoán quản lý bảo vệ rừng, và sử dụng lao động địa phương.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả phân tích SWOT về kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu và mối quan hệ với QLR của Công ty TNHH MTV LN Di Linh và mối quan hệ với QLR của Công ty TNHH MTV LN Di Linh
Điều tra SWOT và việc quan sát tổng thể, lâu dài các khía cạnh xã hội của vùng thực hiện phân tích, thu thập các yếu tố trong xã hội thường đã ổn định, được hình thành lâu dài trong lịch sử, từ đó xem xét tất các khía cạnh của đời sống xã hội, từ đó xác định rõ nét các yếu tố trực tiếp là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý bảo vệ rừng và các điều kiện cấp FSC của Công ty.
Đối với các xã giáp ranh với lâm phần Công ty quản lý, việc phân tích SWOT có vai trò quan trọng để có nhận thức rõ về tình trạng dân sinh, kinh tế, xã hội hiện tại và có những tác động, định hướng phù hợp và hiệu quả với xu thế quản lý rừng bền vững đang thực hiện tại Công ty. Từ đó có biện pháp phòng ngừa, tránh những rủi ro luôn tiềm ẩn không mong muốn có thể tác động tới quản lý rừng bền vững của Công ty.
Đối với phân tích SWOT thực trạng quản lý bảo vệ rừng của Công ty, giúp Công ty nhận ra thực trạng quản lý rừng của Công ty có những thuận lợi, khó khăn, để phát huy và tận dụng tối đa những cơ hội để thực hiện tốt nhất và lâu dài công tác quản lý bảo vệ rừng. Đồng thời là cơ sở để khác phục các khuyết điểm tồn tại trong quản lý rừng để khác phục tốt nhất. Tránh việc nhìn nhận không ra, duy ý chí, các biện pháp tác động không phù hợp trong quản lý bảo vệ rừng.
Bảng phân tích SWOT dân sinh, kinh tế, xã hội các xã gung ré, sơn điền, gia bắc, liên đầm và thực trạng quản lý rừng của Công ty Di Linh như sau:
4.1.1. Kết quả phân tích SWOT về kinh tế - xã hội khu vực các xã Gung Ré, Sơn Điền, Gia Bắc, Liên Đầm huyện Di Linh
Điểm mạnh Điểm yếu
- Phần lớn người dân có nhà sàn ván sinh hoạt, nhà xây cấp 4 từ 10% - 20%. - Đa số dùng củi làm chất đốt chính, còn lại khoảng 20% hộ dùng Gas hoặc điện. Phương tiện di chuyển chính là xe máy. Phần lớn có Tivi, điện thoại.
- 90% Nghề nông, sản xuất Cà Phê, Tiêu, Lúa nước, Bắp (Ngô), Bo Bo và thu từ các lâm sản ngoài gỗ (Rau Bép, Măng, Tre, Nứa, Nấm, Xong, Mây, Ông mật rừng. 10 % ngành nghề nhỏ lẻ (đan lát, thợ xây, thợ mộc).
- Lực lượng lao động chủ yếu là nam giới chiếm 60%.
- Nhiều hộ dân đã trang bị máy cày nhỏ và máy kéo lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp, tự trang bị hệ thống tưới tiêu và mùa khô.
- Chăn nuôi nhỏ lẻ, tự cung tự cấp. - Giao thông: Có đường QL20 và 28 đi qua các xã.
- Các xã đều có trạm y tế, trường tiểu, trường THCS, trường mầm non.
- Hệ thống loa truyền thanh được phủ khắp các xóm, mỗi xóm có từ 1 đến 2 chiếc. Hệ thống bưu điện và phương tiện liên lạc được đảm bảo.
- Vẫn còn nhiều nhà tạm không đủ điều kiện sinh hoạt cơ bản.
- Hệ thống nước sạch không đảm bảo. - Hệ thống đường xá bị xuống cấp, lún, nứt, còn là đường đất.
- Trạm y tế, trường học còn thiếu trang thiết bị, máy móc.
- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao. - Tỷ lệ người mắc bệnh cao
- Dịch bệnh như: Mọt đục cành, Rệp, Nấm phấn trắng, Rầy nâu, Đạo ôn cây lúa, Ốc bưu vàng… làm thiệt hại thiệt hại mùa màng ảnh hưởng an ninh lương thực.
- Thời gian nông nhàn lớn, thu nhập thấp, thiếu đói vào những tháng giáp hạt, phải vay mượn nặng lãi để sinh sống nên ít có cơ hội vươn lên thoát nghèo.
- Người dân thiếu việc làm ổn định do lao động chưa được đào tạo nghề và hướng nghiệp.
- Một số hộ dân vay vốn của ngân hàng không sử dụng đúng mục đích phát triển sinh kế mà chỉ để sử dụng trong sinh hoạt.
- Kinh tế hộ dễ bị tổn thương do tác động bên ngoài như: Sang nhượng trái
- Người dân có nhiều kiếm thức bản địa về rừng, sinh sống gần rừng.
- Nhiều hộ đã được giao khoán QLBV. - Có truyền thống khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ để phục vụ sinh kế gia đình.
- Hầu hết các hộ đều sẵn sàng nhận rừng và tham gia vào các chương trình kinh doanh tài nguyên có triển vọng. - Gần gủi với cán bộ Công ty Di Linh, được thường xuyên hướng dẫn sản xuất, vận động bảo vệ rừng.
phép đất canh tác, giá nông sản thấp, con em đi học không có việc làm.
- Trình độ (Kỹ thuật) canh tác thấp, dựa