Kết quả phân tích SWOT về thực trạng quản lý bảo vệ rừng và sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng quản lý bảo vệ rừng bền vững, tiến tới cấp chứng chỉ rừng tại công ty TNHH MTV lâm nghiệp di linh lâm đồng​ (Trang 45 - 48)

xuất kinh doanh hiện nay của Công ty Di Linh

Điểm mạnh Điểm yếu

- Công ty xác định tự nguyện, quyết tâm thực hiện quản lý rừng bền vững và FSC; - Công ty có lực lượng cán bộ với chuyên môn cao (đa số có trình độ đại học) và đã có nhiều kinh nghiệm trong quản lý rừng truyền thống;

- Công ty có mối quan hệ tốt với chính quyền và cộng đồng địa phương;

- Công ty có diện tích rừng tự nhiên rừng trồng trồng nhiều, rừng trồng có chất lượng tốt;

- Công ty có xưởng chế biến gỗ tạo thành chuỗi hành trình sản phẩm liên tục và tạo

- Số liệu diện tích rừng có sự thay đổi, không khớp với trên giấy tờ;

- Máy móc, trang thiết bị phục vụ các hoạt động lâm nghiệp còn thiếu;

- Hệ thống lưu trữ tài liệu còn chưa khoa học;

- Thiếu nhiều quy trình/hướng dẫn liên quan đến các hoạt động của Công ty; - Kiến thức về quản lý rừng bền vững, FSC còn ít cán bộ nắm được;

- Lực lượng cán bộ của Công ty còn mỏng, đặc biệt là ở một số trạm bảo vệ rừng.

ra giá trị tăng thêm trước khi bán lâm sản ra ngoài thị trường.

- Có hệ thống đường giao thông và đường lâm nghiệp tốt, thuận lợi cho việc đi lại, quản lý bảo vệ, khai thác rừng trồng; - Hàng năm, các Công ty có thêm kinh phí từ hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, góp phần tích cực cho công tác bảo vệ rừng.

- Đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đóng mốc ranh giới ngoài thực địa được địa phương chấp nhận.

- Có mối quan hệ tốt với địa phương, có nhiều hỗ trợ qua lại với địa phương. - Đã giao khoán bảo vệ rừng cho hàng trăm hộ dân tộc địa phương;

- Công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng ở địa phương trong những năm qua đã được thực hiện tốt, hình thành cơ chế phối hợp có hiệu quả. - Cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội của địa phương đã được đầu tư xây dựng nhiều trong những năm qua.

- Công tác quản lý dữ liệu, thông tin chưa được tin học hóa và lưu giữ đầy đủ.

- Thu nhập của người dân địa phương từ hoạt động sản xuất lâm nghiệp còn thấp. - Đặc điểm canh tác của người dân địa phương chủ yếu vẫn là quảng canh nên năng suất cây trồng còn nhiều hạn chế. - Số lượng các vụ vi phạm lâm luật tuy có giảm nhưng vẫn xảy ra.

Cơ hội Thách thức

- Được sự ủng hộ của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc thực hiện quản lý rừng bền vững;

- Có Chương trình Dự án UN – REED và FAO hỗ trợ cho các hoạt động quản lý rừng bền vững, trong đó có khía cạnh xã hội.

- Vẫn còn tình trạng khai thác gỗ trái phép và xâm lấn đất rừng;

- Áp lực từ nhu cầu sử dụng đất của người dân xung quanh cho việc trồng các cây công nghiệp;

- Chính sách lâm nghiệp của tỉnh còn chưa linh hoạt, hay thay đổi;

- Được sự ủng hộ của cộng đồng người dân tại địa phương;

- Có cơ hội quản lý sử dụng tài nguyên rừng lâu dài;

- Có cơ hội xuất khẩu sản phẩm lâm sản và bán tín chỉ các bon;

- Tham gia vào thị trường tiêu thụ gỗ trong và ngoài nước một cách sâu rộng; - Là Công ty thí điểm đầu tiên về FSCTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, nên được Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh rất quan tâm.

- Được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật QLRBV và FSCTM

- Nhận thức và sự tham gia của người dân về công tác quản lý bảo vệ rừng được nâng lên.

- Các cơ quan ban ngành địa phương rất quan tâm và ủng hộ việc quản lý rừng bền vững và FSC của Công ty.

- Có nhiều giống cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế, kỹ thuật trồng thâm canh đã được nghiên cứu ở nhiều nơi có thể áp dụng vào địa bàn.

- Nhà nước đã có chủ trương đổi mới hoạt động của lâm trường quốc doanh, tạo ra nhiều cơ hội cho lâm trường phát triển.

- Đời sống của người dân và cơ sở hạ tầng phúc lợi xã hội cơ bản vẫn còn ở mức thấp.

- Nhận thức của người dân tộc thiểu số trên địa bàn mặc dù đã có nhiều thay đổi nhưng chưa cao.

- Áp lực lên rừng tự nhiên trong khu vực vẫn ở mức cao để phục vụ những thiết yếu hàng ngày của người dân địa phương.

- Tỉnh Lâm Đồng áp dụng cơ chế đóng cửa rừng tự nhiên, trong khi nhu cầu gỗ để xây dựng nhà và các công trình phúc lợi khác của địa phương cao.

- Công ty là một đơn vị hạch toán lấy thu bù chi, kinh phí hoạt động còn hạn chế.

- Nhận thức của người dân chưa hiểu được hết nội dung QLRBV và FSCTM. Do vậy cần có thời gian để giải thích và đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng quản lý bảo vệ rừng bền vững, tiến tới cấp chứng chỉ rừng tại công ty TNHH MTV lâm nghiệp di linh lâm đồng​ (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)